Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, tham khảo hướng dẫn làm bài cùng những bài văn mẫu hay cảm nhận Từ ấy lớp 11 đạt điểm cao.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy được tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung với nhiệt tình cách mạng mạnh mẽ, cùng tiếp thu và hưởng ứng nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
Tham khảo hướng dẫn làm bài chi tiết cùng những bài văn mẫu hay nhất cảm nhận bài thơ Từ ấy để củng cố kiến thức về tác phẩm này em nhé.
Hướng dẫn làm bài cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: nêu cảm nhận về các chi tiết, hình ảnh, cảm xúc và tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua bài thơ Từ ấy
– Đối tượng làm bài: bài thơ Từ ấy (Tố Hữu)
2. Các luận điểm chính cần triển khai
Luận điểm 1: Tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản
Luận điểm 2: Lý tưởng cộng sản làm thay đổi nhận thức sâu sắc của nhân vật trữ tình
Luận điểm 3: Lý tưởng cộng sản giúp nhà thơ vượt qua những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ
>> Tìm hiểu Từ ấy có thuộc phong trào thơ mới không?
3. Sơ đồ tư duy
Xem thêm: Sơ đồ tư duy Từ ấy
4. Kiến thức bổ sung
Thơ trữ tình chính trị được xem là phong cách bao trùm, là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu. Là một người chiến sĩ, cũng đồng thời là người thi sĩ, thơ của ông có sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và những cảm xúc trữ tình.
Mảng đề tài mà tác giả khai thác không chỉ đi sâu vào cuộc sống riêng tư, cá nhân mà còn hướng đến tình cảm lớn,mang tính đoàn kết nhằm thôi thúc tinh thần của người dân, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Thơ Tố Hữu trước hết là để phục vụ sự ngiệp các mạng. Chính vì thế, những chặng đường thơ Tố Hữu cũng là chặng đường cách mạng.
Lập dàn ý Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
A. Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
Tham khảo: Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 quê ở Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Nhà thơ khi còn là chàng trai thanh niên 16 tuổi đã tham gia hoạt động Cách mạng, sau hai năm hoạt động sôi nổi và tích cực nhà thơ đã được đứng trong hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng Sản. Khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng đây cũng chính là bước ngoặt lớn dẫn đến nhiều sự thay đổi trong sự nghiệp thi ca cũng như là lý tưởng của ông. Bài thơ Từ ấy chính là một bài thơ xuất sắc nhất trong tập thơ Máu lửa. Bài thơ chính là những cảm xúc chân thật là tiếng lòng sự hân hoan của người thanh niên trẻ được giác ngộ lý tưởng Cách Mạng.
B. Thân bài
* Tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản
– Thời điểm “Từ ấy”: là khi Tố Hữu được giác ngộ Cách Mạng, được dẫn dắt vào con đường giải phóng dân tộc
– Hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lý” => thể hiện niềm vui khi tìm thấy lẽ sống cao đẹp cho cuộc đời trong buổi đầu đến với Cách Mạng
– Từ ngữ: “chói”, “bừng”, “rộn”, “rất đậm” => khẳng định lý tưởng cộng sản mở ra cho thế giới tâm hồn một nhận thức mới khiến tâm hồn vui tươi phơi phới
=> Khổ thơ là tiếng reo vui đầy phấn trấn của tác giả khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản
* Lý tưởng cộng sản làm thay đổi nhận thức sâu sắc của nhân vật trữ tình
– Đại từ nhân xưng “tôi”: bộc lộ sâu sắc ý thức cá nhân
– Từ “buộc”, “trang trải”: thể hiện sự gắn kết, chia sẻ của nhà thơ với quần chúng cần lao
– Các từ “Mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”: chỉ đối tượng là quần chúng lao khổ trên mọi miền đất nước
– Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: khiến khái niệm về cuộc đời vốn trừu tượng trở nên hữu hình
=> Khổ thơ là sự gắn kết của cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta chung sẽ tạo nên một cuộc đời gắn bó, tạo nên một sức mạnh lớn lao.
* Lý tưởng cộng sản giúp nhà thơ vượt qua những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ
– Kết cấu định nghĩa “tôi…là” được sử dụng xuyên suốt khổ thơ tạo nhịp điệu khỏe khoắn, nhấn mạnh ý thức vững vàng của nhà thơ khi gắn kết với cộng đồng
– Điệp từ “của” kết hợp với hệ thống từ xưng hô chỉ quan hệ máu mủ “anh”, “em”, “con”: tình cảm của nhà thơ với quần chúng nhân dân gần gũi, khăng khít như anh em ruột thịt
– Điệp từ “vạn” kết hợp với các hình ảnh “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”: thể hiện những số phận cơ cực, vất cả, nhỏ bé trong xã hội. Từ đó nói lên tình nhân ái bao la, mang tính giai cấp
=> Tố Hữu tự nguyện chọn một chỗ đứng trong lòng dân tộc, coi mình là một thành viên ruột thịt trong gia đình quần chúng cần lao => thể hiện tinh thần dân tộc, tính nhân đạo sâu sắc
* Nội dung, nghệ thuật của bài thơ
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đặc sắc
+ Nhịp điệu thơ dồn dập, da diết
+ Diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng cộng sản
– Giá trị nội dung:
+ “Từ ấy” là bản tuyên ngôn về nhận thức và quan điểm sáng tác của Tố Hữu
+ Tuyên ngôn về nhận thức: nhà thơ nguyện đi theo ánh sáng của Đảng, gắn bó với quần chúng lao khổ
+ Tuyên ngôn về nghệ thuật: sáng tạo văn học không mơ mộng, viển vông, người nghệ sĩ phải đứng trong hàng ngũ, gần gũi với quần chúng nhân dân.
+ Từ đây, Tố Hữu chính thức định hình phong cách của một ngòi bút trữ tình chính trị.
C. Kết bài
– Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
– Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình – chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
– Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
Tham khảo: Các câu hỏi liên quan và các đề văn về bài Từ ấy – Tố Hữu
12 Bài văn mẫu tham khảo cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy ngắn gọn mẫu 1
Tố Hữu – một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn – rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 – 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.
Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.
Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo – không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó… mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ – là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước – Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời – là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.
Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :
Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân
Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.
Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá – lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.
Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.
- Nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Từ ấy – Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy ngắn gọn mẫu 2
Khi nhắc đến nhà thơ trữ tình chính trị hàng đầu của thơ ca Việt Nam, hẳn ai cũng biết đến Tố Hữu. Ông là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc, là cây bút xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Thơ ông biểu hiện về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng. Đặc biệt, thơ ông đi sâu khai thác đời sống chính trị của đất nước tới tâm tư, tình cảm, cuộc đời hoạt động cách mạng của bản thân. Một trong những bài thơ biểu hiện rõ nhất cuộc đời cách mạng của ông là bài thơ : Từ Ấy.
“Từ ấy” là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Đó chính là giây phút ông nhận ra lẽ sống lớn, là giây phút “Mặt trời chân lí chói qua tim”. Bắt gặp được lẽ sống, lí tưởng cách mạng soi sáng, chỉ đường, làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Với những hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim. Tố Hữu đã khẳng định một lí tưởng cách mạng: Đảng là mặt trời chân lí tỏa ra lẽ phải, sự đúng đắn, soi đường đưa cả dân tộc thoát khỏi ách nô lệ. Cũng như mặt trời của tự nhiên, tạo hóa tạo ra sức sống, ánh sáng, tỏa hơi ấm cho vạn vật. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng những động từ mạnh : bừng, chói. Tác giả muốn nhấn mạnh lên một điều rằng : ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lí, đã làm thức tỉnh lòng yêu nước nồng nàn trong lòng mỗi người con dân tộc Việt.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Chính giây phút bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là giây phút của hương thơm và ánh sáng. Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây, hoa lá, đón nhận ánh sáng mặt trời. Trong khi băn khoăn tìm kiếm lẽ đời, tác giả đã bắt gặp ánh sáng cách mạng. Được giác ngộ lí tưởng cao đẹp của Đảng, tác giả thêm tràn đấy sức sống, thêm yêu đời, thêm yêu người. Và nó cũng khiến tâm hồn nhà thơ thêm kiên định và thêm tràn đầy niềm tin với tâm trạng say sưa, náo nức, rộn ràng của một trái tim nhiệt huyết.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngư dân tộc. Bằng cách sử dụng thể thơ thất ngôn, làm âm điệu trở nên trạng trọng. Cách ngắt nhịp trong bài tạo ra tính nhạc : Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ… làm cho bài thơ thêm hay, thể hiện đúng tâm trạng của nhà thơ:
“Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Khổ thơ thứ hai thể hiện rõ nhất cái tôi trữ tình. Là cái tôi mang giai cấp thời đại, đại diện cho dân tộc. “Tôi buộc hồn tôi với mọi người” chính là sự hài hòa giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và tập thể để từ đó mở lòng mình, đồng cảm với mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên tính đoàn kết, sức mạnh tập thể. Đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động cùng nắm tay đoàn kết lại thành một khối để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ…”
Đoạn cuối cùng hiện lên như khẳng định, nhấn mạnh một tình cảm gia đình đầm ấm, thắm thiết. Đó chính là một đại gia đình lớn của quần chúng nhân dân lao động. Mà trong đó tác giả là con, là em, là anh của đại gia đình đó. Tấm lòng của tác giả đã hòa vào tấm lòng đại gia đình dân tộc. Thấu hiểu và chia sẻ tấm lòng đó biểu hiện thật xúc động và chân thành. Từ đấy, ta thấy được tấm lòng căm phẫn của nhà thơ trước cuộc đời ngang trái. Tác giả xót thương cho những số phận của “vạn kiếp phôi pha”, của những em nhỏ không có áo cơm, “cù bất cù bơ…”. Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ, nhân dân cần lao như đón nhận một cách chân thành những người thân ruột thịt. Câu “Không áo cơm cù bất cù bơ…” để lại ba dấu chấm lửng như tấm lòng của tác giả trải rộng ra, mở lòng mình với bao hồn khổ. Bài thơ rất đặc biệt không chỉ về ý thơ mà còn cả về tứ thơ. Tác giả dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.
Là lời tâm nguyện của chàng thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ. Đồng thời đó cũng là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ. Và bài thơ cũng chính là mốc thời điểm mở đầu cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Bằng lời thơ giàu cảm xúc, suy tư theo lí tưởng cách mạng. Đó chính là chất lãng mạn của thi ca Việt Nam.
Xem thêm:
- Nêu cảm nhận khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu
- Cảm nhận khổ thơ thứ 3 bài Từ ấy – Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 3 – Bài văn đạt điểm cao
Chế Lan Viên từng nói “Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… anh là con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp”. Không ai khác, Chế Lan Viên đang nói đến Tố Hữu – một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một nhà cách mạng yêu nước. Thơ ông luôn gắn liền với cách mạng, tiêu biểu là bài thơ Từ ấy trích tập thơ cùng tên được ông sáng tác năm 18 tuổi, năm ông ra nhập Đảng với niềm vui khôn xiết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
“Từ ấy” là tên bài thơ, là tên tập thơ cũng là thời điểm trong đời Tố Hữu. Những năm trước cánh mạng là “những ngày bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng để nước trôi” nhưng vào năm 1938, gặp Đảng là lúc tìm được ánh sáng. “Từ ấy” không còn chỉ là thời điểm vô danh trôi chìm trong quên nhớ đời người mà đã trở thành thời khắc thiên liêng không thể lãng quên phai nhạt. Vào thời khắc ấy, trong hồn thi sĩ “bừng nắng hạ”. Hình ảnh nắng hạ thật chói chang khác cái nắng nhợt nhạt của mùa xuân, cái nắng hanh của mùa thu. Những tia nắng hạ làm lá thêm xanh, hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời thêm cao. Không những vậy, “nắng hạ” trong bài thơ cho ta nguồn sáng rất ấm, rất tươi của tinh thần, của linh hồn. Nó làm “bừng” sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy cả nguồn sống, bừng thức cả một miền kí ức thật đẹp đẽ. Ánh sáng ấy chỉ có thể là của mặt trời, đó là sự sống, hơi ấm bao la bất biến của vũ trụ. Đó là ánh sáng của “mặt trời chân lí” là ánh sáng của Đảng.
Niềm vui ấy không hề dừng lại, mà ngày càng tăng lên với các hình ảnh “vườn hoa lá”, “tiếng chim ca”,… mở ra cho người đọc đó là khu vườn xuân tươi mới tràn ngập sắc xanh của cây, hương thơm của hoa và những tiếng chim hót ríu rít tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của tác giả đã thoát khỏi ước lệ tượng trưng, nó tươi sáng trẻ trung có chút bồng bột say mê của chàng trai xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với kiểu định nghĩa rất mới mẻ viết bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt với các hình ảnh rất cụ thể khiến cho ta cảm nhận được niềm vui và say mê khi tác giả được kết nạp đảng.
Nếu khổ thơ thứ nhất cho ta cảm nhận được niềm vui, sự say mê của tác giả thì đến khổ hai chính là những nhận thức mới về lí lẽ sống:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Khổ thơ với điệp ngữ kết hợp với nhịp thơ nhanh, trôi chảy, hơi thở liền mạch, giọng thơ sôi nổi thiết tha tràn đầy nhiệt tình nhiệt huyết.
Việc sử dụng động từ “buộc” thể hiện một lòng tự nguyện chan hòa lòng mình cùng mọi người, tác giả dường như muốn mình trải lòng cùng quần chúng nhân dân cần lao của bao kiếp người đau khổ. Đó là những trẻ em bán dạo, người ở, đầy tờ, những người nông dân khổ cực sớm hôm,… Tố Hữu với mong muốn đồng cảm, xót thương đoàn kết với những người dân ngoài kia mà mở hồn “trang trải” với “khối đời”. Có lẽ đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn với mọi người.
Tiếp tục mạch cảm xúc là những biến chuyển trong tâm hồn thi sĩ và mong muốn tột cùng hòa mình với đời:
Ta đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Khổ thơ cuối là sự suốt hiện của tập thể với các cụm từ chỉ số lượng lớn “vạn nhà”, “vạn kiếp”, “vạn đầu” và đại từ “ta”, tác giả một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mọi người, những người sống nghèo khổ, tuổi cao nhưng còn gánh nhiều nỗi cơ cực, những trẻ em thời ấy không có cơm ăn áo mặc, lang thang không nhà và tất cả mọi người trên thế gian này. Đây là bước chuyển từ cái tôi sang cái ta rõ rệt nhất, tình cảm thay đổi cũng bắt nguồn từ nhận thức về lẽ sống, nó ập đến trong lòng tác giả như một mối duyên, có thể nói là mối duyên giữa thi sĩ và ánh sáng chân lí của đảng. Đặt tác phẩm vào thời đại và bối cảnh bấy giờ năm 1938, thời điểm mà các nhà trí thức tiểu tư sản đang đề cao cái tôi cá nhân thì Tố Hữu đã có thể buông bỏ cái tôi để hòa mình cùng cái ta của thế gian. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa con người, soi sáng đường đi cho họ, hướng họ về phía mặt trời.
Với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, và chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho những thế hệ thanh niên yêu nước. Và bài thơ Từ ấy của ông truyền cho ta ngọn lửa, nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ lớn lao.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 4 – Bài văn đạt điểm cao
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp và thơ ca của ông gắn liền với cách mạng. Thơ của ông gắn bó và phản ánh chân thật những chặn đường cách mạng đầy gian khổ và hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi đầy vẻ vang. Bài thơ Từ ấy đã ghi lại bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu với những cảm nhận và suy tư sâu sắc.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
…
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Bài thơ nằm trong phần máu lửa của tập Từ ấy được viết vào ngày mà Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.
“Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong.
Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.
Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấ tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp.
Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà” (Tôi đã là con của vạn nhà: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản.
Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 5 – Bài văn đạt điểm cao
Tố Hữu – một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc của dòng văn học cách mạng Việt Nam, ông đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn, rạo rực, hăm hở, tâm huyết của người lính trẻ với chất giọng đằm thắm dịu ngọt của người dân xứ Huế. Bài thơ Từ ấy được trích từ phần Máu lửa của tập thơ cùng tên đã ghi lại những giâ phút say mê của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Đó không chỉ là cảm xúc vui sướng phấn khởi mà đó còn là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản muốn hòa nhập cống hiến hết mình cho cuộc đời.
Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu đặt tên bài thơ là Từ ấy. Sau bao tháng năm “Hoang mang không định trước tương lai” thì đến tháng 7 – 1938 người chiến sĩ trẻ đã tìm được con đường lý tưởng cách mạng của cuộc đời mình. Chính vì thế mà cuộc đời đang tối tăm bỗng hóa thành những bình minh cây xanh nắng dội, tâm hồn đang u tối mịt mù bỗng trở nên vui tươi say mê náo nhiệt hẳn lên. Đó phải chăng chính là cái mốc đánh dấu cho sự trưởng thành trong con người nhà thơ. Và đồng thời nó cũng chính là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông. Từ đây nhà thơ đã tìm được con đường đi cho chính bản thân mình. Và cũng từ đây ông sẽ chuyên tâm vào con đường cách mạng với Đảng ấy. Nhà thơ không còn phải bâng khuâng đi tìm kiếm lẽ yêu đời yêu cuộc sống này nữa mà từ ấy sẽ mở ra một chân lý một tương lai hứa hẹn hơn:
“Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Bâng khuâng đi tìm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi thoát chẳng rời”
Ngay từ khổ thơ đầu nhà thơ không thể nào giấu nổi cảm xúc say mê vui sướng của mình khi bắt gặp lý tưởng cách mạng của Đảng. Niềm vui sướng ấy rất chân thành và đầy thành kính:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
Cái khoảnh khắc nhà thơ bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng thì trong nhà thơ như có ánh nắng hạ sáng soi. Tại sao nhà thơ lại nói so sánh với ánh nắng hạ, là bởi không ánh nắng nào có thể chói chang như ánh nắng mùa hạ. So sánh như thế nhà thơ muốn thể hiện được sức mạnh soi sáng của chân lý cách mạng kia. Lý tưởng cách mạng của Đảng đến với người chiến sĩ cộng sản yêu đời nhiệt huyết hăng say ấy có sức sáng soi tâm hồn như xuyên như thấu cả một lý tưởng hoài bão. Ngày nào Tố Hữu còn bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời thì bây giờ tâm hồn ấy được xác định một cách chắc chắn nhất về lý tưởng. Ánh sáng chân lý như chói qua tim người chiến sĩ. Một lần nữa nhà thơ lại dùng hình ảnh mặt trời để nói đến chân lý ấy. Có thể nói một chân lý mà nhà thơ dùng đến hai hình ảnh mang sức gợi tả đó là nắng hạ và mặt trời để nhằm thể hiện lên sức mạnh soi sáng tâm hồn của lý tưởng của Đảng. Và trong thâm tâm người chiến sĩ ấy thì lý tưởng ấy giờ đây trở thành một chân lý của bản thân mình. Không thể giấu nổi sự say mê vui vẻ ấy, tâm hồn của nhà thơ giống như một vườn hoa lá đầy màu sắc. Biện pháp so sánh ấy khiến cho chúng ta thấy được niềm vui của nhà thơ đang nảy nở giống như một khu vườn tươi tốt đầy màu sắc của nhiều loại cây. Không những thế trong khu vườn ấy còn có cả những âm thanh, đó là tiếng chim rộn ràng. Tiếng hót ấy hay chính là những khúc nhạc vui tươi réo rắt trong lòng người chiến sĩ khi không còn những ngày bâng khuâng kiếm lẽ yêu đời nữa. Khu vườn ấy lại còn đậm hương thơm, đó phải chăng là sự thơm thảo của tấm lòng con người muốn cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Như vậy có thể nói qua khổ thơ đầu ta thấy được niềm vui ngập tràn trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng của Đảng. Niềm vui tràn ngập hân hoan như réo rắt ngân vang tràn đầy khí thế sinh sôi như khu vườn hoa lá nọ.
Sang khổ thơ thứ hai nhà thơ thể hiện sự hòa nhập giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Từ “buộc” ở đây khi nghe thì ta sẽ hiểu là trói buộc nhưng không phải vậy. Nếu như nhà thơ dùng với nghĩa trói buộc thì hóa ra ông bị ép buộc à, trong khi ông nhiệt huyết hi vọng cống hiến cho nhân dân đất nước. Nhà thơ sử dụng từ “buộc” ở đây nhằm thể hiện sự tự nguyện gắn kết bản thân mình với nhân dân, với mọi người. Cái tôi cá nhân không sống độc lập một mình nữa mà sống gắn kết với nhân dân đồng bào mình. Sự gắn kết ấy sẽ làm nên những sợi dây vô hình không những đem lại sự đoàn kết của một dân tộc mà nó còn mang đến cho tình cảm ấy trang trải trăm nơi. Tất cả những điều ấy làm nên những tình cảm tốt đẹp của một dân tộc. Thi sĩ đồng cảm với những người khốn khổ hơn mình, gần gũi nhau để cho mạnh mẽ vượt qua cuộc sống, cuộc chiến tranh ác liệt này. Nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và cũng từ đó nhà thơ thấy được sự gắn kết với mọi người. “Khối đời” thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc của ta. Tâm hồn người cộng sản đồng điệu với tâm hồn của những con người khổ để từ đó thấy được lá lành đùm lá rách của nhân dân ta.
Cũng chính vì lý tưởng soi sáng ấy mà nhà thơ nhận ra được những tình cảm với mọi người trong cuộc chiến cũng như trong cuộc sống này:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
Buộc mình với nhân dân mọi người Tố Hữu nhận thức được mình đã là con của vạn nhà, là anh em của kiếp con người chịu nhiều đau thương mất mát. Cả những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ nữa. Điệp từ “là” thể hiện sự khẳng định chắc nịch của nhà thơ về sự nhận thức tình cảm của mình. Các từ “anh”, “em”, “con” là những từ xưng hô trong một gia đình kết hợp với những từ chỉ số từ bé đến lớn như “Vạn”, “đầu” đã thể hiện được trong tâm hồn, trong nhận thức của Tố Hữu thì ngoài gia đình nhỏ của mình thì anh còn có cả một đại gia đình lớn đó là tất cả những con người Việt Nam. Chính vì thế mà anh ý thức được trách nhiệm của mình với họ. Anh là con của tất cả những gia đình trên đất nước, là anh em trong một đại gia đình. Nhà thơ xưng hô như thế và tự nhận thấy trách nhiệm của cá nhân mình với những kiếp phôi pha khổ cực, với những em nhỏ không cha không mẹ không chốn nương thân.
Tóm lại khi bắt gặp được lý tưởng cách mạng của Đảng thì Tố Hữu đã không còn một thời đi kiếm lẽ yêu đời nữa mà anh đã tìm thấy chân lý cuộc đời mình. Bài thơ từ ấy như thể hiện được niềm vui sướng của người chiến sĩ bắt gặp lý tưởng cách mạng Đảng. Đồng thời cũng qua đó Tố Hữu nhận thức được những tình cảm và trách nhiệm với đại gia đình lớn của mình.
>> Tham khảo bài văn mẫu: Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 6 – Bài văn đạt điểm cao
Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và “Từ ấy” ra đời như một kết quả tất yếu, đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng.
“Từ ấy” được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ đầu tay của ông. Cả tập thơ là tiếng ca mừng reo vui chân thành, háo hức, đầy nhiệt thành của người thanh niên Cộng sản. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” được trích trong phần đầu “Máu lửa”, cả bài thơ là những dòng cảm xúc của Tố Hữu khi lần đầu tiên cảm nhận được lý tưởng lớn lao, niềm tự hào đứng trong hàng ngũ Cách mạng, đánh dấu cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của ông.
Về nhan đề “Từ ấy”, đây chỉ là một từ ngữ phiếm chỉ của thời gian, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời Tố Hữu, đánh dấu sự trưởng thành trong sự nhận thức cũng như tình cảm của ông. Nó cũng diễn tả niềm vui, cảm xúc, sự rung động, biến đổi khó quên nhất trong tâm hồn của ông để giây phút ấy, ông chỉ có thể nghẹn ngào, thốt lên hai tiếng “từ ấy”. Chính mốc thời điểm ấy đã tạo nên bước chuyển biến mới lạ, tươi sáng trong tâm hồn và hồn thơ của chàng thanh niên mười tám tuổi – Tố Hữu.
Tố Hữu xuất thân từ một chàng trai tiểu tư sản, con của một nhà nho nghèo, sống tại Huế. Có thể vì vậy mà đến năm mười hai tuổi, khi được ra học tại Quốc học Huế, được tiếp xúc với tư tưởng Mác – Lênin cùng với tư tưởng của Đảng Cộng Sản mà ông mới được tìm hiểu và được tiếp xúc với lý tưởng Cách mạng . Tới năm mười tám tuổi, khi được chính thức đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng, Tố Hữu mới hiểu rõ, lý tưởng Cách mạng đã thay đổi cuộc đời ông thế nào, để rồi từ đó, ông vui mừng, rộn rã mà thốt lên rằng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
Niềm vui mừng khôn xiết khiến cho Tố Hữu không nói lên lời, ông vui sướng, say mê khi lần đầu tiên bắt gặp lý tưởng Cách mạng, ông ngập ngừng lên tiếng “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. “Từ ấy” là lúc nào? Phải chăng là lúc nhà thơ vừa tròn mười tám tuổi, cái tuổi còn chông chênh, chưa hiểu được cuộc đời, chưa rõ phải bước đi về đâu, như ông đã viết trong “Dậy lên thanh niên” rằng:
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi”.
Cái “bâng khuâng” mơ hồ ấy của người thanh niên trẻ đã được ánh sáng của lý tưởng cộng sản chiếu tới, để rồi “từ ấy”, trong lòng ông bừng lên một thứ ánh sáng khác lạ, tươi tắn, rạng rỡ “nắng hạ”. Hình ảnh “nắng hạ” là một ẩn dụ cho nguồn năng lượng mới mẻ, thứ ánh sáng chói lòa mà lý tưởng đã làm bừng cháy trong tâm hồn cả Tố Hữu. Nguồn nắng hè ấy chiếu rọi lên tâm hồn còn đang bơ vơ của ông, sưởi ấm nó, dẫn nó tới một con đường đúng đắn.
Hơn thế, Tố Hữu còn ví von lý tưởng Cách mạng như một “mặt trời chân lý”. Đây là từ ngữ liên kết vô cùng sáng tạo trong cả hình ảnh và ngữ nghĩa. Lý tưởng Cộng sản là một nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ nhất, như ánh mặt trời soi tỏ thế gian, như một chân lý không bao giờ thay đổi. Ở đây, người ta như thấy một sự rưng rưng, đầy biết ơn của Tố Hữu dành cho nguồn lý tưởng rực rỡ ấy. Từ trong tăm tối, Tố Hữu bước ra ngoài ánh mặt trời chói chang, tận hưởng nó bằng tất cả tình yêu, niềm hạnh phúc, biết ơn.
Ông cũng liên tục sử dụng các động từ mạnh như “bừng, chói” để diễn tả cảm giác khi được ánh sáng Cách mạng soi sáng đường đời. Những động từ này thể hiện sự đột ngột, bất ngờ, như chính tác giả cũng được chiếu rọi một cách bất ngờ như thế, đồng thời nó nhấn mạnh sự thay đổi hoàn toàn, mạnh mẽ, quyết liệt trong tâm hồn của nhân vật thơ.
Hai câu thơ đầu như một lời kể tự sự vừa du dương lại đầy tình cảm chân thành, đặc biệt là câu thơ “mặt trời chân lí chói qua tim”. Người ta cũng nhận thấy có một sự đột ngột khi người thanh niên trẻ tuổi được lý tưởng cách mạng soi đường và thêm nữa là cái tác động mạnh mẽ của nó lên trái tim, cảm xúc, tâm hồn nhà thơ. Nhà thơ đã nhấn mạnh sự tác động của lý tưởng đó lên mặt nhận thức của mình, cũng như trên phương diện tâm hồn, tình cảm, để từ đó, trái tim nhà thơ được sưởi ấm, được chiếu sáng rạng ngời.
Tiếp theo, Tố Hữu cảm nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt nhất trong tâm hồn ông rằng:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Nếu như trước đây, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng chỉ là những nỗi lo toan, sự mơ hồ, lênh đênh, mù mịt không rõ phương hướng thì giờ đây, sau khi được ánh sáng của Đảng chiếu rọi, tâm hồn ấy chợt nảy nở, sinh sôi một cách diệu kì. Một khu vườn tâm hồn bao trọn cả một vườn cây với hoa trái, quả ngon, hương thơm và cả chim chóc nữa. Phép so sánh ấy thực tài tình và sáng tạo quá! Một tâm hồn đã giác ngộ Cách mạng giờ đây trở nên sinh động, đổi mới, bừng dậy thật sống động, dâng trào một nguồn sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tất cả những âm thanh, màu sắc trong khu vườn tâm hồn ấy đều rất tươi đẹp, rất tràn trề, rộn rã khiến cho nhà thơ phải ngây ngất mà say mê. Lối thơ vắt dòng quả đã khiến cho hai câu thơ thêm phần thú vị và sáng tạo biết bao!
Qua khổ thơ đầu tiên, chúng ta đã thấy được rằng Tố Hữu đã đến với lý tưởng Cách mạng bằng cả tâm hồn mình, tất cả lý trí và nhận thức, bằng tất cả trái tim yêu đầy sinh lực. Niềm vui sướng, say mê của ông khi bắt gặp lý tưởng chiếu rọi đã lan tỏa sang cả người đọc chúng ta.
Thứ ánh sáng chói lòa ấy không chỉ làm thay đổi tâm hồn của nhà thơ mà còn thức dậy của nhận thức của ông nữa, nó đã làm nên công cuộc chuyển biến mạnh mẽ trong lý trí của người chiến sĩ Cộng sản trẻ tuổi.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Trước đây, trước khi được gặp và giác ngộ theo lý tưởng Cộng sản, Tố Hữu là người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, sống bên trên những người lao động nghèo vì thế ông không thể hiểu hết được những nỗi thống khổ cũng như tâm tình của giai cấp vô sản. Thế nhưng, sau khi được chiếu rọi bởi lý tưởng cao quý ấy, ông đã nhận ra rằng, phải gắn bó, phải hòa nhập cái tôi riêng với cái ta chung của xã hội, của mọi người. Chính vì thế, ông tình nguyện “buộc lòng” mình với “mọi nhà” để mà cảm nhận được, để mà hòa chung với “bao hồn khổ” khác. Động từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc mà trái lại nó lại là một hành động tự nguyện, là sự quyết tâm, tự giác gắn bó của Tố Hữu với mọi người – những người lao động, giai cấp vô sản.
Ông mở lòng với tất cả những người xung quanh, “trang trải” để tâm hồn mình được trải rộng ra với cuộc đời mà thấu hiểu, đồng cảm với mỗi con người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có thể nói, tâm hồn của Tố Hữu đã có được sự chuyển biến vô cùng lớn lao, bởi một người thi sĩ, một nhà tiểu tư sản như ông lại có được sự thấu hiểu vô cùng với những con người cùng khổ.
Giờ đây, Tố Hữu đã chẳng còn “bâng khuâng” mà suy nghĩ nữa, bởi ông đã hiểu được rằng tình thần đoàn kết, sự yêu thương dành cho quần chúng lao động, sự sát cánh cùng nhau của nhà thơ với những kiếp người sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn. Hình ảnh thơ được nhà thơ sử dụng “khối đời” là hình ảnh ẩn dụ cho lớp người đông đảo có chung cảnh ngộ với nhau, cùng đồng sức đồng lòng, chung nhau lý tưởng, gắn bó, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung: đó là giành lấy quyền sống, quyền được độc lập tự do.
Nhà thơ đã tiến thêm một bước rất dài trong cả nhận thức với thế giới xung quanh cũng như trong suy nghĩ, tâm hồn. Ông không còn thờ ơ trước cuộc đời nữa mà đã hướng tới những người lao động vô sản bằng cả nhận thức và bằng cả trái tim giàu tình yêu thương, hữu ái giai cấp nữa. Để miêu tả điều đó, ông đã sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm tình cảm của mình cũng đồng thời là sự khẳng định niềm tin của mình vào tinh thần đoàn kết của dân tộc, khi cái tôi riêng hòa chung với cái ta chung của mọi con người.
Nhận thức luôn song hành cùng tình cảm, lý trí luôn song hành cùng tâm hồn. Vậy nên nếu như ở khổ trên, nhà thơ đã nhận thấy sự chuyển biến trong nhận thức của mình thì ở đây, nhà thơ lại nhận thấy sự chuyển biến thật mạnh mẽ trong tình cảm của mình.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”.
Tấm lòng kiên trung của người chiến sĩ trẻ muốn mang đến cho những lớp người kia có được áo cơm, có được sự bình an, no ấm, bớt đi nỗi cực nhọc. Chính vì vậy, ở khổ thơ cuối này, ông đã khẳng định vị thế của mình, khẳng định trách nhiệm cũng như mong ước được chở che, bao bọc, gắn bó với mọi người.
Ông tự nhận mình là “con”, “là em”, “là anh” của “vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ”. Ông coi những người ở tầng lớp vô sản ngoài kia là ruột thịt của mình, đặt lên vai mình thứ trách nhiệm nặng nề, ông muốn được gắn bó với họ, cùng nhau gánh vác, cùng nhau chia sẻ chứ không muốn trở thành một kẻ bề trên mà ban ơn cho họ.
Động từ “đã là” cho thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của ông dành cho mọi người và thứ tình cảm ấy dường như đã có từ rất lâu. Đặt trong tình huống, Tố Hữu vốn là một tiểu tử sản, vốn là tầng lớp đề cao lối sống cá nhân, vị kỷ vậy mà ở đây, ông lại san sẻ tất cả tình cảm của mình mà không hề tính toán, so đo. Có lẽ chính cái lý tưởng Cách mạng ấy đã soi đường, đã chiếu rọi biến đổi nhận thức cũng như tình cảm của Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu đã vượt qua cái khoảng cách xa xôi giữa hai giai cấp trong xã hội để hòa mình vào trong giai cấp quần chúng lao động bằng tình cảm chân thành. Thế mới biết sức mạnh của lý tưởng Cách mạng to lớn đến nhường nào, nó đã cảm hóa, biến đối những người trí thức tiểu tư sản, vốn có lối sống cá nhân, biến họ trở thành những con người của Cách mạng, trở thành những thi sĩ của Cách mạng, không còn quẩn quanh trong cái chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Điều này, chúng ta không chỉ thấy riêng ở Tố Hữu mà còn trong lớp các nhà thơ nhà văn khác như Huy Cận, Xuân Diệu, …
Với thể thơ thất ngôn quen thuộc, cùng cách thể hiện đầy nhịp nhàng, khúc chiết, nhà thơ đã viết lên một tác phẩm với những cảm xúc chân thành nhất để ca ngợi sức mạnh của lý tưởng Cách mạng. Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh hết sức thú vị đã diễn tả niềm vui, niềm hân hoan, vui sướng vô bờ của một chàng trai trẻ khi đang băn khoăn tìm lối đi cho cuộc đời thì bắt gặp được ánh sáng của Cách mạng chiếu rọi để từ đó dấn thân vô, hòa nhập với các mối quan hệ, với các tầng lớp khác đấu tranh cho quyền sống, độc lập tự do của dân tộc. Ngôn từ trong thơ vô cùng chân thành, giản dị, hình ảnh thơ được so sánh, bộc lộ tư tưởng Cách mạng rất sâu sắc. Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu trong thơ ca Cách mạng.
“Từ ấy” đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 7 – Bài văn đạt điểm cao
Tố Hữu – một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn – rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 – 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.
Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.
Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo – không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó… mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ – là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, của từ bừng câu thơ như trở nên có hồn hơn, chở đầy tâm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước – Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mối quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời – là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngóc ngách trong sâu thẳm của trái tim.
Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hy vọng, Tố Hữu đã viết:
Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân
Chen bước nhẹ trong túi đầy ánh sáng.
Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá – lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.
Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 8
Tố Hữu là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm tự sự nhưng dạt dào tình cảm. “Từ ấy” là bài thơ rút trong tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Bài thơ chính là tiếng reo vui của tác giả khi được đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam.
“Từ ấy” là một từ chỉ thời gian đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của người thanh niên cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành, lớn lên về tâm hồn cũng như lý tưởng cách mạng. Giây phút ấy khiến cho tác giả nghẹn ngào, dường như không nói được nên lời, chỉ có thể dồn trong hai từ “từ ấy”.
Từ ấy chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là tiếng lòng reo vui, rộn rã, tràn ngập tin yêu của một người thanh niên khi được đứng trong hàng ngũ cao quý của Đảng. Sau thời gian xác định “từ ấy” chắc chắn người thanh niên đó sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc đời cũng như trong con đường hoạt động cách mạng của mình.
Tác giả đã mở đầu bằng một lời thơ rộn ràng, tràn ngập tin yêu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tác giả vui mừng không nói nên lời, chỉ biết ngập ngừng “từ ấy”, và sau thời gian “từ ấy” đó chính là những bước ngoặt cũng như sự giác ngộ lý tưởng lớn. Một loạt hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lý” đều mang trong mình ý nghĩa biểu tượng cho những gì tươi sáng, tốt đẹp, rạng ngời nhất.
Từ “bừng” ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, từ bừng mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống. Tác giả như bước ra, thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc, không lối thoát của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm tin. Giây phút được bước vào hàng ngũ của đảng như là “chân lý”, điều đáng trân trọng một đời. Sự chuyển biến rõ nhất diễn ra trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Sự thức tỉnh và giác ngộ cách mạng khiến tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như một vườn hoa tràn ngập tiếng chim và rực rỡ sắc hoa. Phép so sánh ấy thực sự rất tài tình và đầy ý nghĩa. Một tâm hồn thực sự sinh động, tràn đầy sức sống, tác giả đã biến cuộc đời mình tràn ngập niềm tin và tự hào. Chỉ với khổ thơ đầu này nhưng dường như cả bài thơ đã được vẽ lên bằng một gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất.
Sự giác ngộ trong lý tưởng cách mạng đó đã hình thành nên tư
tưởng lớn trong tâm hồn:
Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm vạn khối đời
Một khổ thơ vừa bộc lộ rõ nét cái tôi cá nhân vừa bộc lộ cái ta rộng lớn, bao la nhất. Từ “buộc” ở câu thơ đầu tiên gợi lên cảm giác gắn bó đối với người chiến sĩ cách mạng với mọi người. Từ “buộc” chính là sợi dây, là con đường, là lẽ sống mà người chiến sĩ đã lựa chọn và theo đuổi đến cùng. Với một tấm lòng kiên trung, tình yêu thương rộng lớn, người chiến sĩ muốn mang đến sự bình an, ấm no nhất cho nhân dân, để có thể cùng nhân dân gánh bớt nỗi khổ, cực nhọc.
Từ chân lý muốn được bao bọc, chở che, gắn bó với mọi nhà, ở khổ thơ cuối chính là lời khẳng định vị thế của mình:
Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
Khổ thơ mang ý nghĩa liệt kê nhưng nó vẫn toát lên được tình cảm, sự tin yêu và gắn bó của người chiến sỹ đối với toàn thể nhân dân. Từ “là” được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh mối quan hệ hiển nhiên giữa mình với nhân dân, gắn bó với họ, cùng san sẻ, cùng gánh vác khổ đau, đương đầu với sóng gió, quyết không để lùi bước. Tinh thần ấy của tác giả thực sự đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung
Quả vậy, “Từ ấy” là bài thơ ý nghĩa đánh dấu sự trưởng thành của một con người và của một chặng đường cách mạng gian nan. Tiếng reo vui của tác giả như hòa chung vào với niềm vui chung của nhân dân.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu mẫu 9
Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam với phong cách thơ ca đậm chất trữ tình chính trị. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng đặc sắc, một trong số đó là “Từ ấy”- một bài thơ có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp của tác giả. “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác trong niềm hạnh phúc, vui sướng để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của chính mình.
Mở đầu bài thơ, “từ ấy”- nhan đề của tác phẩm đã được lặp lại:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.”
“Từ ấy”- một trạng từ chỉ thời gian, nó được dùng làm nhan đề và được nhắc lại trong câu thơ đầu của bài thơ đã khẳng định đó là một thời điểm vô cùng quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Tại thời điểm đó, một dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng của tác giả.
Đó là khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, đồng thời được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương – một bước ngoặt đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong cuộc đời. Để rồi cả tâm hồn của tác giả “bừng nắng hạ” – một thứ ánh sáng vô cùng mạnh mẽ, chói rực hấp dẫn người thanh niên. “Mặt trời chân lý”- hình ảnh ẩn dụ thật sâu sắc. Nó là chân lý của Đảng của Mác Lênin đã chiếu sáng trái tim, con người của tác giả, mở ra một con đường mới cho cuộc đời.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Nắm bắt được chân lý, tác giả như tìm được chính mình. Mọi tâm tư tình cảm của tác giả đều là niềm vui sướng và hạnh phúc. Tố Hữu dùng biện pháp so sánh, so sánh tâm hồn tác giả như một vườn hoa. Hình ảnh vườn hoa – một tâm hồn thật tươi mới và đẹp, rung động lòng người với mùi hương thơm của những bông hoa rực rỡ cùng với tiếng chim rộn ràng đầy sức sống.
Đó quả là một tâm hồn lớn mà vô cùng trong sáng, giản dị của chàng thanh niên 18 tuổi đầy nhiệt huyết. Đến khổ thơ thứ hai, sự nhận thức về lẽ sống mới của tác giả được khắc họa đậm nét:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Tố Hữu sử dụng động từ mạnh “buộc”, ông muốn nhấn mạnh cá nhân mình cùng với mọi người xung quanh phải thành một khối đoàn kết. Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S xinh đẹp với bao con người, nhiều dân tộc khác nhau sống trên mọi miền lãnh thổ, tác giả đã tự “buộc” mình với “mọi người” để cho tình cảm của mình “trang trải đến trăm nơi”.
Tác giả đã tự nguyện gắn kết mình với những con người lao khổ, ông muốn chia sẻ, chung sống, hiểu rõ hơn về cuộc sống họ phải trải qua, ông đồng cảm với những số phận bất hạnh để từ đó mọi người đều có thể hiểu nhau hơn và giúp đỡ lẫn nhau. Một lẽ sống mới đã được đúc kết ra trong tâm hồn của tác giả đó là sự gắn kết cái tôi với cái ta chung của mọi người.
Và đặc biệt, khi mọi người có tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, che chở cho nhau thì sẽ giúp cho “mạnh khối đời”. “Khối đời” – hình ảnh ẩn dụ cho một cộng đồng con người có chung cảnh ngộ, “khối đời” chỉ “mạnh”, khi mọi người “gần gũi” cùng nhau vượt qua khó khăn – một lẽ sống đầy triết lý đã in sâu trong trái tim của chàng thanh niên.
Lý tưởng của Đảng như mặt trời chiếu những ánh sáng xua tan những bóng tối u khuất trong tư tưởng của tác giả, và tại khoảnh khắc “từ ấy” trong tình cảm của “cái tôi” đã có sự chuyển biến rõ rệt.
“Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.”
Trái tim của tác giả được chiếu sáng bởi “mặt trời chân lý”, Tố Hữu đã dần khẳng định vai trò của mình trong cuộc đời. Điệp từ “là” được lặp lại ba lần và đứng hai lần ở đầu câu như càng muốn nhấn mạnh thêm vị trí của mình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tác giả đã là “con của vạn nhà”, là em của “vạn kiếp phôi pha”, là anh của “vạn đầu em nhỏ”. Cuộc sống giờ đây của chàng thanh niên không phải sống vì chính mình nữa, mà sống vì mọi người.
Tình cảm của Tố Hữu thật sâu sắc bởi ở đây đã có sự chuyển đổi trong cách xưng hô từ tôi sang “con, em, anh”. Tất cả mọi người giờ đây, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, đầy khó khăn đều được tác giả chân trọng và yêu quý, coi như anh em ruột thịt trong gia đình. Nếu như trước kia, khi còn thuộc tầng lớp tư sản có trong mình cái tôi cá nhân ích kỷ hẹp hòi thì từ khoảnh khắc “từ ấy”, Tố Hữu đã thoát ra cái tôi đó và sống hoà mình trong cái ta chung để liên kết các giai cấp trong xã hội.
“Từ ấy” là một bài thơ thật hay và xúc động. Các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ đã được sử dụng rất thành công kết hợp với những hình ảnh đầy tươi mới (vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim). Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.
Ánh sáng rực rỡ của Cộng sản đã mang đến niềm hạnh phúc, vui sướng cho tác giả. Từ đó, chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình. Phân tích Từ ấy, chúng ta có thể cảm nhận được sự ý chí, nhiệt huyết sẽ mãi nằm trong trái tim của những người con của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu mẫu 10
Khi nhắc đến nhà thơ trữ tình chính trị hàng đầu của thơ ca Việt Nam, hẳn ai cũng biết đến Tố Hữu. Ông là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc, là cây bút xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Thơ ông biểu hiện về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng. Đặc biệt, thơ ông đi sâu khai thác đời sống chính trị của đất nước tới tâm tư, tình cảm, cuộc đời hoạt động cách mạng của bản thân. Một trong những bài thơ biểu hiện rõ nhất cuộc đời cách mạng của ông là bài thơ: Từ ấy.
“Từ ấy” là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Đó chính là giây phút ông nhận ra lẽ sống lớn, là giây phút “Mặt trời chân lí chói qua tim”. Bắt gặp được lẽ sống, lí tưởng cách mạng soi sáng, chỉ đường, làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Với những hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim. Tố Hữu đã khẳng định một lí tưởng cách mạng: Đảng là mặt trời chân lí tỏa ra lẽ phải, sự đúng đắn, soi đường đưa cả dân tộc thoát khỏi ách nô lệ. Cũng như mặt trời của tự nhiên, tạo hóa tạo ra sức sống, ánh sáng, tỏa hơi ấm cho vạn vật. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng những động từ mạnh : bừng, chói. Tác giả muốn nhấn mạnh lên một điều rằng : ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lí, đã làm thức tỉnh lòng yêu nước nồng nàn trong lòng mỗi người con dân tộc Việt.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Chính giây phút bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là giây phút của hương thơm và ánh sáng. Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây, hoa lá, đón nhận ánh sáng mặt trời. Trong khi băn khoăn tìm kiếm lẽ đời, tác giả đã bắt gặp ánh sáng cách mạng. Được giác ngộ lí tưởng cao đẹp của Đảng, tác giả thêm tràn đầy sức sống, thêm yêu đời, thêm yêu người. Và nó cũng khiến tâm hồn nhà thơ thêm kiên định và thêm tràn đầy niềm tin với tâm trạng say sưa, náo nức, rộn ràng của một trái tim nhiệt huyết.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân tộc. Bằng cách sử dụng thể thơ thất ngôn, làm âm điệu trở nên trạng trọng. Cách ngắt nhịp trong bài tạo ra tính nhạc : Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ… làm cho bài thơ thêm hay, thể hiện đúng tâm trạng của nhà thơ:
“Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Khổ thơ thứ hai thể hiện rõ nhất cái tôi trữ tình. Là cái tôi mang giai cấp thời đại, đại diện cho dân tộc. “Tôi buộc hồn tôi với mọi người” chính là sự hài hòa giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và tập thể để từ đó mở lòng mình, đồng cảm với mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên tính đoàn kết, sức mạnh tập thể. Đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động cùng nắm tay đoàn kết lại thành một khối để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ…”
Đoạn cuối cùng hiện lên như khẳng định, nhấn mạnh một tình cảm gia đình đầm ấm, thắm thiết. Đó chính là một đại gia đình lớn của quần chúng nhân dân lao động. Mà trong đó tác giả là con, là em, là anh của đại gia đình đó. Tấm lòng của tác giả đã hòa vào tấm lòng đại gia đình dân tộc. Thấu hiểu và chia sẻ tấm lòng đó biểu hiện thật xúc động và chân thành. Từ đấy, ta thấy được tấm lòng căm phẫn của nhà thơ trước cuộc đời ngang trái. Tác giả xót thương cho những số phận của “vạn kiếp phôi pha”, của những em nhỏ không có áo cơm, “cù bất cù bơ…”. Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ, nhân dân cần lao như đón nhận một cách chân thành những người thân ruột thịt. Câu “Không áo cơm cù bất cù bơ…” để lại ba dấu chấm lửng như tấm lòng của tác giả trải rộng ra, mở lòng mình với bao hồn khổ. Bài thơ rất đặc biệt không chỉ về ý thơ mà còn cả về tứ thơ. Tác giả dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.
Là lời tâm nguyện của chàng thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ. Đồng thời đó cũng là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ. Và bài thơ cũng chính là mốc thời điểm mở đầu cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Bằng lời thơ giàu cảm xúc, suy tư theo lí tưởng cách mạng. Đó chính là chất lãng mạn của thi ca Việt Nam.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 11
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 quê ở Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Nhà thơ khi còn là chàng trai thanh niên 16 tuổi đã tham gia hoạt động Cách mạng, sau hai năm hoạt động sôi nổi và tích cực nhà thơ đã được đứng trong hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng Sản. Khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng đây cũng chính là bước ngoặt lớn dẫn đến nhiều sự thay đổi trong sự nghiệp thi ca cũng như là lý tưởng của ông. Bài thơ Từ ấy chính là một bài thơ xuất sắc nhất trong tập thơ Máu lửa. Bài thơ chính là những cảm xúc chân thật là tiếng lòng sự hân hoan của người thanh niên trẻ được giác ngộ lý tưởng Cách Mạng.
Khổ thơ đầu tiên chính là cảm xúc vui sướng và thiêng liêng khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng và được giác ngộ lý tưởng chân lý Cách Mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Mục tiêu lý tưởng cao đẹp đó chính là phải đánh đuổi được thực dân Pháp đô hộ trên nước ta phải giải phóng được xiềng xích ách thống trị của chúng đối với nhân dân ta. Khi được giác ngộ mục tiêu này tác giả đã cảm thấy mình có những hoài bão và ước mơ lớn lao trong cuộc đời mình mà như hát lên:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”
Khi đọc xong câu thơ ta cứ liên tưởng được rằng trước kia nhà thơ đâu được nhìn thấy những ánh sáng lý tưởng cao đẹp đó mà chỉ khi tác giả được trở thành Đảng viên rồi thì mới có được những chân lý sống tuyệt vời. Động từ “bừng’’ chính là động từ thể hiện sức mạnh sức bật vươn lên của một sự vật. Mà ở đây sự vật đó được gắn tên chính là nắng hạ. Nắng hạ chính là thứ ánh nắng goi gắt nhưng cũng thứ ánh sáng chói chang nhất trong tất cả các mùa. Vì vậy đó chính là sự nổi bật khi tác giả miêu tả câu thơ. Kể từ trước đấy tác giả chưa hề được giác ngộ những điều kỳ diệu như vậy chỉ có khi được vào hàng ngũ của Đảng mà thôi.
“Mặt trời chân lý chói qua tim” chính là hình ảnh ấn dụ một cách tuyệt vời cho Cách Mạng Cộng Sản Việt Nam. Nhà thơ ví mặt trời cũng giống như Đảng vậy phải có ánh sáng mặt trời soi chiếu vạn vật thì mới có thể có sự sống thì Đảng cũng như vậy Đảng được sinh ra là vì lợi ích và phục vụ cho nhân dân. Chân lý của Đảng đã soi rọi đến tận tâm can trái tim của người chiến sỹ yêu nước. Vì vậy mà tâm hồn Tố Hữu đã trở nên xinh đẹp và vui tươi hơn khi có tiếng chim và có cả mùi hương nữa:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Đây chính là lời reo vui sướng sự líu lo của một người chiến sĩ yêu đời hơn bao giờ hết tâm hồn của ông như một vườn hoa lá xinh đẹp, trẻ trung với tiếng chim và nhiều sắc màu với mùi hương thơm đậm đà.
Khổ thơ thứ hai chính là thể hiện được chân lý cao cả muốn gánh vác và cùng san sẻ với những người cùng khổ:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm vạn khối đời”
Đó như một ước nguyện dù không cùng giai cấp nhưng nhà thơ luôn sẵn lòng chịu những khó khăn gian khổ cùng với mọi tầng cấp từ nhân dân cho đến giai cấp công nhân. Tấm lòng của ông đã được “trải’’ đi khắp muôn nơi để cùng gắn kết với mọi người. Tâm hồn tác giả cũng không còn tính cá nhân nữa mà nay đã được gắn cùng với tâm hồn của mọi người bởi vì mọi người cùng chung ý chí và lý tưởng để tiêu diệt kẻ địch và bảo vệ cho đất nước.
Khổ thơ thứ ba cũng chính là sự thể hiện trách nhiệm của người chiến sĩ khi được đứng trong đội ngũ Cách mạng Cộng Sản:
“Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Tố Hữu vừa là người anh của các em nhỏ cũng chính là những người em của những kiếp phôi pha cũng là con của vạn nhà là con của những người dân Việt Nam. Lặp từ là chính là sự nhấn mạnh mối quan hệ này kiên trung không thay đổi. Dù có phải chịu cảnh thiếu thốn cơm áo không nhà không cửa đi chăng nữa thì tác giả vẫn nguyện cam chịu vì lý tưởng cao đẹp của Cách Mạng chính là phải cứu quốc phải đánh đuổi thực dân để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bài thơ cũng chính là sự thể hiện của cả đại khối đoàn kết dân tộc cùng chung tay bảo vệ và hy sinh cho nhau để thực hiện mục tiêu cao đẹp đó.
Bài thơ Từ ấy được viết lên khi tác giả được giác ngộ lý tưởng Cách mạng đó cũng chính là lời tuyên bố cũng là sự vui sướng khi ông được đứng trong đội ngũ Cách mạng. Giờ đây ông đã có được hoài bão cho riêng mình để có thể thực hiện đó là đoàn kết toàn dân đánh đuổi thực dân bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Cảm nhận bài thơ Từ ấy mẫu 12
Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.
Khổ thơ mở đầu cất lên như một lời hát say mê, nồng nàn, vần thơ tràn ngập ánh sáng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
“Từ ấy”, là từ thuở ấy (9-1938), nhà thơ vui sướng, hân hoan chào đón “Mặt trời chân lí chói qua tim”. Giữa những năm tháng nô lệ, lầm than, tủi nhục, người chiến sĩ trẻ cảm thấy được hồi sinh “bừng nắng hạ”. “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo nói về ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin. Lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng nhận thức, mở mang tâm hồn trí tuệ, làm cho cuộc đời đầy sắc màu ý nghĩa. Lòng “tôi” và con đường cách mạng “bừng nắng hạ” chói chang, ấm áp. Trái tim “tôi” có “Mặt trời chân lí chói qua…”. Ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin soi rọi vào tâm hồn. Dưới ánh sáng lí tưởng, tâm hồn “ đẹp biết bao, dào dạt sức sống như một vườn xuân rực rỡ trong muôn sắc màu “hoa lá”, ngào ngạt “đậm hương” và “rộn tiếng chim” hót ca. Ngoài nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, so sánh, Tố Hữu đã chọn lọc một số từ có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc (bừng, chói, đậm, rộn) để ca ngợi lí tưởng và tình yêu lí tưởng. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà thơ xứ Huế có nhiều vần thơ độc đáo, đậm đà:
“Khi ta đã say mùi hương chân lí
“Đời đắng cay không một chút ngọt bùi
Đời đau buồn không một tiếng cười vui
Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng”
(“Như những con tàu” – 1938)
Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về lí tưởng cách mạng bằng bút pháp lãng mạn tuyệt đẹp. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin thật vô cùng kì diệu. “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” ( Aragông – Pháp). Yêu nước mà bắt gặp chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã giác ngộ tinh yêu giai cấp. Khổ thơ thứ hai nói lên sự gắn bó với mọi người”, “với trăm nơi “với bao hồn khổ” với giai cấp” và nhân dân lao động nghèo khổ đang bị đế quốc, phong kiến bóc lột, áp bức dã man. Các từ ngữ: “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” – biểu lộ sự gắn bó thiết tha với thế giới cần lao, với “khối đời” – khối công nông liên minh:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Người chiến sĩ trẻ, người thanh niên cộng sản trên con đường cách mạng quyết tâm chiến đấu và hi sinh để thực hiện lí tưởng cao cả, đã nhận thức một cách sâu sắc về tình yêu giai cấp: “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Hơn bao giờ hết, cái tôi đã chan hòa trong cái ta rộng lớn. Thân thiết và yêu thương, tự giác và tự nguyện, đông đảo và rộng lớn: “là con của vạn nhà”, “là em của vạn kiếp phôi pha”, “là anh của vạn đầu em nhỏ… Các từ: “là”, các số từ “vạn” được điệp lại ba lần làm cho lời ước nguyện thiết tha chân thành, thấm thía xúc động:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”.
Nhà thơ đã có một cách nói rất truyền cảm về tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Trái tim nhân ái cộng sản chủ nghĩa sáng bừng lên dưới “mặt trời chân lí”, dưới ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của Cách mạng.
Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. “Từ ấy” là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và Cách mạng. Đọc “Từ ấy” ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: “Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng
-/-
Trên đây là hướng dẫn cách làm cùng những bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Từ ấy hay cho các em học sinh lớp 11 tham khảo. Cùng tham khảo thêm những tác phẩm phân tích, cảm nhận khác trong văn mẫu lớp 11 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn!