Giáo dục

2 Bộ đề đọc hiểu về Điều kỳ diệu của thái độ sống hay nhất

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề đọc hiểu về Điều kỳ diệu của thái độ sống.

Đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống một trong những điều từ tế – Đề số 1

“Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.”(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr. 68, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2017)Câu hỏi:

(Đề kiểm tra phần Đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ?

Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Em hiểu gì về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn

Câu 5. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó.

Câu 6. Tác giả cho rằng : Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. Em có đồng ý với quan niệm trên không? Vì sao?

Câu 7. Đoạn trích gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 8. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân.

Trả lời

(Đề kiểm tra phần Đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích.

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

– Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.

Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ?

– Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ:

+ Không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn.

+ Gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

+ Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm.

Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

– Liệt kê: sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài; ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống; lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin

– So sánh, đối lập: can đảm – nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm – tìm kiếm an nhàn

– Điệp ngữ: Chỉ, tuổi trẻ, cặp quan hệ từ: . Không.. mà..

– > Tác dụng: Gây ấn tượng cho người đọc, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn; nhấn mạnh nổi bật vấn đề mà tác giả nêu ra (nên có thái độ sống tích cực, lạc quan, can đảm, tự tin, bản lĩnh, làm chủ cuộc sống)

Câu 4. Em hiểu gì về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn

Ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể hiểu là:

– Thời gian hình thành tuổi tác: theo quy luật cuộc sống thì theo thời gian, con người càngnhiều tuổi hơn, càng già đi về mặt hình thức, thể chất.

– Thái độ tạo nên tâm hồn: tâm hồn của mỗi người không đánh giá ở tuổi tác, ở hình thức mà chính là ở thái độ, suy nghĩ, tình cảm, quan niệm sống, cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Thái độ sống tích cực sẽ làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, lạc quan, nhiệt huyết, yêu đời; còn thái độ sống tiêu cực sẽ khiến tâm hồn trở nên chán nản, thiếu ý chí sống, bi quan, tự ti.

Đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống một trong những điều từ tế – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

(1) Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một chân lý là bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không có giới hạn nào kiểm soát việc đó.

(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn.

(3) Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn Cuộc hành trình này tuy có cùng một đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Anh/ chị hiểu thế nào về câu văn: Cuộc sống của chúng ta cũng thế (0.75đ)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa? (0.75đ)

Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó (1.0đ)

Gợi ý trả lời:

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.00
1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận. 0.5
2 Câu văn: Cuộc sống của chúng ta cũng thế được hiểu là: Cuộc sống của chúng ta cũng giống như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn. 0,75
3 Hiểu về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Vừa phải tức là có chừng mực, không thừa, không thiếu; thừa mứa là nhiều đến mức không thể sử dụng hết được; Cả câu nói được hiểu là: cuộc sống sẽ trở nên đơn giản khi ta biết vừa phải, biết loại bỏ đi những điều vô bổ hay quá xa xỉ. Nếu biết tiết chế, dừng đúng lúc, ta sẽ không rơi vào lối sống hoang phí, để dành thời gian quý giá tập trung vào những việc làm thiết thực. 0.25

0,5

4 HS có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó một cách hợp lí, hợp tình, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. 1.0

…………………………………………………… Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button