Giáo dụcLớp 8

C4H10 + O2 → CH3COOH + H2O

C4H10 + O2 → CH3COOH + H2O được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn là phương trình điều chế axit axetic trong công nghiệp từ butan, với nhiệt độ và chất xúc tác phù hợp thu được axit axetic. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

C4H10 + O2 overset{xt,t^{circ } }{rightarrow} CH3COOH + H2O

Lưu ý: Phản ứng cháy hoàn toàn sản phẩm đốt cháy C4H10 tạo ra CO2 và H2O

Bạn đang xem: C4H10 + O2 → CH3COOH + H2O

C4H10 + 13/2O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 4CO2 + 5H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra oxi hóa không hoàn toàn butan

Nhiệt độ: nhiệt độ Xúc tác: Mn2+

3. Các phương pháp điều chế axit axetic

Trong công nghiệp, đi từ Butan C4H10

2C4H10 + 3O2 (xúc tác, to) → 4CH3COOH + 2H2O

Trong phòng thí nghiệm

2CH3COONa + H2SO4 overset{t^{o} }{rightarrow} 2CH3COOH + Na2SO4

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng

CH3CH2OH + O2 overset{t^{o} }{rightarrow}  CH3COOH + 2H2O

4. Câu hỏi bài tập liên quan 

Câu 1. Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Đáp án C

Câu 2. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic

(2) Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic

(3) Oxi hóa không hoàn toàn Butan

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D

C2H5OH + O2 overset{t^{^{o} } }{rightarrow}CH3COOH (axit axetic)

CH3CHO + O2 overset{t^{o} }{rightarrow}CH3COOH

C4H10 + O2 overset{t^{o}, xt }{rightarrow}CH3COOH + H2O

CH3OH + CO overset{t^{o},xt }{rightarrow}CH3COOH

Câu 3. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ

A. 2% đến 5%

B. 6% đến 10%

C. 11% đến 14%

D. 15% đến 18%

Đáp án A

Câu 4. Để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn dung dịch chứa axit axetic và ancol etylic, có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?

A. Dùng CaCO3, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

B. Dùng CaCCl2, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

C. Dùng Na2O, sau đó cho tác dụng với H2SO4

D. Dùng NaOH, sau đó cho tác dụng với H2SO4

Đáp án A

Câu 5. Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là:

A. Tổng hợp từ CH3OH và CO

B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO

C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic

D. Điều chế từ muối axetat

Đáp án A

Câu 6. Dãy chất phản ứng với axit axetic là

A. K, ZnO, Cu, Na2CO3, KOH

B. Al, ZnO, Fe, Na2CO3, Ag

C. Cu, SO2, Na2CO3, Fe, KOH

D. Zn , ZnO, Na2CO3, Fe, KOH

Đáp án

Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2

ZnO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

Fe + 2CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

………………………………

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

    THPT Ngô Thì Nhậm đã gửi tới bạn phương trình hóa học C4H10 + O2 → CH3COOH + H2O, là phản ứng oxi hóa không hoàn toàn butan để tạo ra sản phẩm là axit axetic, đây cũng là một trong các phương pháp để điều chế axit axetic trong công nghiệp. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.

    Ngoài ra, THPT Ngô Thì Nhậm đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

    Chúc các bạn học tập tốt.

    Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

    Chuyên mục: Giáo dục

    Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button