Giáo dục

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 7 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận hiện hơn.

Thông qua 7 đề thi kì 2 môn Vật lý 6, cũng giúp các em củng cố kiến thức, làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi để đạt kết quả cao. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn, môn Toán để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới.

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

STT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức, kĩ năng


Số câu hỏi theo mức độ nhận thức % tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian (ph)
Số CH TG (ph) Số CH TG (ph) Số CH TG (ph) Số CH TG  (ph) TN TL
TN TL TN TL

1

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

Nhiệt học

1.1 Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất

1

0,5

3,75

1

7

1

1,5

14,25

32,5%

1.2. Nhiệt kế – nhiệt giai

1

0,75

1

1.3Thực hành: Đo nhiệt độ

1.4. Chủ đề: Sự nóng chảy và sự đông đặc

2

1,5

1

1,25

3

1.5. Chủ đề: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

4

0,5

6

2

1

11,5

1

12

6

2

30,75

67,5%

1.6. Sự sôi

1

1,25

1

0,5

Tổng

8

1

12

4

1

14

1

12

1

7

12

4

45

100%

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

30%

70%

45

100%

Tỉ lệ chung%

70%

30%

100

45

100%

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

SỞ GD-ĐT ……..…….
TRƯỜNG THCS ……..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Lỏng, rắn, khí 
B. Khí, rắn, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để

A. đo thể tích
B. đo chiều dài.
C. đo khối lượng
D. đo nhiệt độ

Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó

A. vẫn tăng
B. giảm xuống
C. mới đầu tăng, sau giảm
D. không thay đổi

Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?

A. Chất lỏng biến thành hơi.
B. Chất khí biến thành chất lỏng.
C. Chất rắn biến thành chất khí.
D. Chất lỏng biến thành chất rắn.

Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng

A. luôn tăng 
B. luôn giảm
C. không hề thay đổi
D. vừa tăng vừa giảm

Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi 
B. Rèn thép trong lò rèn.
C. Làm đá trong tủ lạnh
D. Đúc tượng đồng.

Câu 7: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. 
B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A. nước trong cốc càng nhiều. 
B. nước trong cốc càng ít.
C. nước trong cốc càng nóng.
D. nước trong cốc càng lạnh.

Câu 9: Mây được tạo thành từ

A. nước bay hơi 
B. khói
C. nước đông đặc
D. hơi nước ngưng tụ

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường
B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi
C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước.
D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước

Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể rắn
C. thể hơi sang thể lỏng
D. thể lỏng sang thể hơi

Câu 12: Nước đông đặc ở nhiệt độ

A. 00C.
B. 1000C.
C. – 100C.
D. 100C.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?

Câu 2: (2 điểm)

Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi

Câu 3: (2 điểm)

a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá? Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?

b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C D D A C B D C D A C A
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Nội dung đáp án Điểm

13

(2 điểm)

a) – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thẻ lỏng gọi là sự ngưng tụ.

0,5

0,5

0,5

0,5

14

(2 điểm)

– Giống nhau: Giữa sự bay hơi và sự sôi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí

– Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng và ở một nhiệt độ xác định

1,0

0,5

0,5

15

(2điểm)

a) Cây rụng lá vào mùa nắng để hạn chế sự bay hơi nước.

Ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai để giảm diện tích thoát nước.

b) Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt đọng trên lá.

0,5

0,5

1,0

16

(1điểm)

Khi ta rót đột ngột nước sôi vào thành cốc dày, thành thủy tinh phía bên trong tăng nhiệt độ đột ngột lên cao làm cho thành bên trong giãn nở vì nhiệt nhiều.

Trong khi đó, do không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nên thành bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thành bên trong do đó dãn nở vì nhiệt ít hơn.

Hai thành cốc giãn nở vì nhiệt không đều nhau nên cốc bị vỡ

0,5

0,25

0,25

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý năm 2020 – 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL

Máy cơ đơn giản

1 câu

0,5đ

1 câu

0,5đ

2

Sự nở vì nhiệt của các chất

2 câu

0,5đ

2 câu

1 câu

4

1 câu

Sự chuyển thể

1 câu

0,5

1 câu

0.5đ

1

1 câu

2 câu

0,5đ

2câu

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4 câu

5 câu

2 câu

11 câu

10đ

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021

SỞ GD-ĐT ……..…….
TRƯỜNG THCS ……..

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
Năm học 2020 – 2021
MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :

A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :

A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.

II. TỰ LUẬN (5 điểm).

Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F

Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá

Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý năm 2021

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A D B A B C B D

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

45oC = 32oF + (45×1,80oF)

= 32 oF + 81 0F

= 103 oF

Vậy 45oC tương ưng 103 oF

Câu 2:

  • Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.
  • Khi trông cây trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

Câu 3:

  • Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi
  • Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ

Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button