Giáo dụcLớp 5

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22

TOP 7 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm xây dựng đề thi học kì 2 theo chuẩn Thông tư 22.

Với 7 đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5, còn giúp các em học sinh lớp 5 luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử – Địa lý, Khoa học lớp 5. Vậy mời thầy cô và các em tải 7 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5:

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 1

Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Đọc hiểu văn bản:

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22

Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản.

Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

Số câu

2

2

1

1

4

2

Câu số

1,2

4,5

7

10

Số điểm

1

1

1

1

2

2

2. Kiến thức Tiếng Việt:

– Nhận biết các câu; xác định bộ phận trạng ngữ, cụm chủ ngữ, vị ngữ; các dấu câu.

– Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ vật.

Số câu

1

1

2

2

2

Câu số

3

6

8.9

Số điểm

0.5

0.5

2,0

1

2

Tổng

Số câu

3

3

3

1

6

4

Số điểm

1,5

1,5

3,0

1,0

3,0

4,0

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022

UBND HUYỆN…………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Thời gian: 70 phút

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt bên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
(Văn Phác ghi)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: (0,5 điểm) TNKQMĐ1.

Công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng là công việc gì?

A. Rải truyền đơn.
B. Làm liên lạc.
C. Đi tuyên truyền.
D. Đi bán cá.

Câu 2: (0,5 điểm) TNKQMĐ1.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên chị Út thấy trong người thế nào?

A. Chị thấy tự hào, vui sướng.
B. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.
C. Chị thấy sợ hãi, lo lắng.
D. Chị thấy rất bình thường.

Câu 3: (0,5 điểm) TNKQMĐ1.

Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc loại câu gì?

A. Câu hỏi.
B. Câu cảm.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu ghép.

Câu 4: 0,5 điểm) TNKQMĐ2.

Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?

A. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn để dưới rổ cá vừa đi vừa rải.
B. Một tay bê rổ cá, một tay cầm bó truyền đơn vừa đi vừa rải.
C. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần vừa đi vừa rải.
D. Tay bê rổ truyền đơn vừa đi vừa rải theo hai bên đường.

Câu 5: (0,5 điểm) TNKQMĐ2.

Theo em vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Chị muốn thoát li vì không muốn ở nhà làm những công việc vất vả mà chẳng đủ ăn.
B. Vì Chị căm thù giặc và bè lũ tay sai bán nước, hại dân bóc lột và giết hại dân lành.
C. Vì ước mơ của Chị muốn trở thành một chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch.
D. Vì Chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.

Câu 6: (0,5 điểm) TNKQMĐ2.

Dấu phẩy trong câu “Tối ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách các cụm từ cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
D. Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ.

Câu 7: (1 điểm) TLMĐ3

Nội dung chính của văn bản trên nói lên điều gì? Ghi lại nội dung đó.

Câu 8: (1 điểm) TLMĐ3.

Tìm và ghi lại thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu sau:

“Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba”

Thành phần trạng ngữ:…………………………………………………………………………………

Câu 9: (1 điểm) TLMĐ3

Đặt một câu trái nghĩa với từ “hoàn thành”

Câu 10: (1 điểm) TLMĐ4

Qua nội dung bài văn “Công việc đầu tiên” em rút ra được bài học gì cho bản thân mình trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta?

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết), (4 điểm)

Hộp thư mật

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.

Hữu Mai

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt ( 10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

1. Đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

  • Đọc to, rõ ràng rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm, không sai lỗi chính tả. Trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc.
  • Tuỳ theo mức độ đọc để cho điểm các mức: 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1điểm; 0,5 điểm.

II . Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Rải truyền đơn

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Câu hỏi.

Câu 4: 0,5 điểm)

A. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn để dưới rổ cá vừa đi vừa rải.

Câu 5: (0,5 điểm)

D. Vì Chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.

Câu 6: (0,5 điểm)

B. Ngăn cách các cụm từ cùng làm vị ngữ.

Câu 7: (1điểm)

Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

Câu 8: (1điểm)

Thành phần trạng ngữ: Về đến nhà,

Thành phần chủ ngữ: tôi

Câu 9: (1 điểm)

Bạn Hiếu chưa hoàn thành công việc thầy giao.

Lớp 5A chưa hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.

Trong giờ thủ công, tổ hai chưa hoàn thành sản phẩm lắp ghép chiếc xe cần cẩu.

Câu 10: (1 điểm)

Là phải cố gắng rèn luyện trong học tập, tham gia nhiệt tình các phong trào và hoạt động tập thể để trở thành một người có ích cho xã hội lớn lên xây dựng nước nhà.

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết), (4 điểm), (20 phút)

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (4 điểm).
  • Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 4 điểm
  • Mắc từ 6 đến 8 lỗi trừ 0,5 điểm; 9 đến 10 lỗi trừ 1 điểm;…

(Tùy theo mức độ mắc lỗi của HS để chấm theo các mức 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm:

II. Viết bài văn (6 điểm) (30 phút)

  • Bài văn viết đúng yêu cầu của đề bài đủ các phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ). Viết được bài văn ngắn.
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ
  • Đảm bảo các yêu cầu cơ bản trên được: (6 điểm)
  • Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5, 4,5, 4, 3,5, 3; 2,5; 2, 1,5; 1; 0,5.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 2

Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Mạch kiến thức Số câu,câu số, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL

Đọc hiểu văn bản:

– Xác định được hình ảnh, chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của chi tiết hình ảnh trong bài.

– Hiểu được nội dung của bài đọc.

– Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc.

– Nhận xét được một số hình ảnh, chi tiết trong bài.

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1;2

3;4

5

7

1;2;3;4;5;7

Số điểm

1

1

0,5

1

3,5

Kiến thức tiếng việt:

– Xác định được tác dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép.

– Xác định được các cách liên kết câu trong bài.

– Xác định được câu ghép.

Số câu

1

1

1

1

4

Câu số

6

8

9

10

6;8;

9;10

Số điểm

0,5

1

1

1

3,5

Tổng

Số câu

3

2

1

1

2

1

10

Số điểm

1,5

1

1

0,5

2

1

7

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022

TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………..

Họ tên HS: ………………………………

Lớp 5….

BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5

Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc thầm bài: “Một vụ đắm tàu”

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua…Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

– Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. – Một người nói.

Nghe thế , Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ…”

Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu : “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !”

Theo A-MI-XI

Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất trong từng câu hỏi sau đây: (Từ câu 1 đến câu 6)

Câu 1: Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô là gì? (M1)

a. Bố Ma-ri-ô mới mất; Ma-ri-ô về quê sống với họ hàng;
b. Ma-ri-ô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp bố mẹ.
c. Ma-ri-ô không kể gì về mình.

Câu 2: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (M1)

a. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, lau máu trên trán bạn và băng vết thương cho bạn bằng vật dụng cứu thương có trên tàu.
b. Giu-li-ét-ta hoảng hốt, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn và nhanh chóng gọi người đưa Ma-ri-ô đi cấp cứu;
c. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.

Câu 3: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? (M2)

a. Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn; hi sinh bản thân vì bạn;
b. Ma-ri-ô mạnh mẽ, dũng cảm, hi sinh bản thân vì bạn;
c. Ma-ri-ô giàu tình cảm, dũng cảm, hi sinh bản thân vì bạn;

Câu 4: Nhân vật Giu-li-ét-ta là người như thế nào? (M2)

a. Giu-li-ét-ta là một cô bé dịu dàng, giàu tình cảm, yếu đuối;
b. Giu-li-ét-ta là một cô bé ân cần, dịu dàng, giàu tình cảm;
c. Giu-li-ét-ta là một cô bé giàu tình cảm, yếu đuối, nhút nhát.

Câu 5: Câu chuyện ca ngợi điều gì ở Ma-ri-ô ? (M3)

a. Đức hi sinh cao thượng;
b. Sự dịu dàng , nhân hậu;
c. Sự nhân hậu, giàu tình cảm.

Câu 6: Nếu xét về cấu tạo thì câu “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.” là câu gì ? (M1)

a. Câu đơn;
b. Câu ghép;
c. Câu kể;
d. Câu khiến.

Câu 7: Qua bài văn, tác giả ca ngợi điều gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M3)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” có tác dụng gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M2)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.” có tác dụng gì? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M3)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10:

Chuỗi câu: “Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !” được liên kết với nhau bằng cách nào? (Hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm) (M4)

II. Viết

A. CHÍNH TẢ: Nghe-viết: Út Vịnh. (Trang 136)

(Từ đầu đến “…cho những chuyến tàu qua.”).

B. TẬP LÀM VĂN: Hãy tả một người mà em quý mến nhất.

Đáp án đề thi học kì II môn Tiếng Việt lớp 5

I. Đọc thầm

Câu

1

2

3

4

5

6

Ý đúng

a

c

a

b

a

b

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 7: … ca ngợi tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (1 điểm)

Câu 8: Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (1 điểm)

Câu 9: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. (1 điểm)

Câu 10: Liên kết bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. (1 điểm)

II. Viết

A. Chính tả: (2 điểm)

  • Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm.
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

B. Tập làm văn: (8 điểm)

* Đạt được các nội dung sau được 6 điểm:

Mở bài: Giới thiệu về người định tả. (1 điểm)

Thân bài:

  • Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói, …). (2 điểm)
  • Tả tính tình, hoạt động (lúc bình thường, khi vui chơi ; cách đối xử với những người xung quanh, …). (2 điểm)

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người vừa tả. (1 điểm)

* Đảm bảo các yêu cầu sau được 2 điểm:

  • Chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm
  • Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
  • Sáng tạo: 1 điểm.

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button