Giáo dụcLớp 8

Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2020 – 2021 gồm 51 đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Tiếng Anh, Sinh học, Hóa học,Công nghệ, GDCD, Tin học. Mỗi đề thi kiểm tra cuối kì 2 đều có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Với 51 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 8 các em học sinh dễ dàng ôn tập, luyện giải đề để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới. Đồng thời, giúp thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy, ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thônghiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Phần 1

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2020 – 2021

ĐỌC – HIỂU

– Nêu được tên văn bản được trích.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

Nêu được tác dụng trật tự từ trong những bộ phận in đậm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Phần 2

LÀM VĂN

Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ cá nhân về việc bảo vệ môi trường

Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20 %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề thi Ngữ văn 8 học kì 2 năm 2021

PHÒNG GD – ĐT……………

TRƯỜNG THCS ……………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2020 – 2021

Môn: Ngữ Văn

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: ĐỌC-HIỂU: (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

Câu 3: (1 điểm) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?

Câu 4: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Phần II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.

Câu 2: (5 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ “ Ngắm trăng”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

PHÒNG GD – ĐT……………

TRƯỜNG THCS ……………

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn 8

Phần I. Đọc- hiểu (3 điểm)

Câu 1 (0.5 đ)

Yêu cầu trả lời:

– Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.

Hướng dẫn chấm :

– Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên.

– Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 2 (0.5 đ)

Yêu cầu trả lời: —–

– Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.

Hướng dẫn chấm :

– Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên.

– Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 3 (1 đ)

Yêu cầu trả lời :

Trật tự từ trong những bộ phận in đậm trên thể hiện trình từ quan sát của người nói.

Hướng dẫn chấm:

– Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.

– Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên.

– Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 4 (1 đ)

Yêu cầu trả lời:

Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

Hướng dẫn chấm:

– Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.

– Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên.

– Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2 đ)

*Yêu cầu chung:

Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.

– Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

– Bố cục: Chặt chẽ, ngắn gọn.

* Yêu cầu cụ thể:

TT

ĐIỂM

1

Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn NL

0,25

2

Xác định đúng vấn đề NL

0,25

3

Triển khai các vấn đề NL

Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong cần nêu được:

– Suy nghĩ cả nhân về tác hại của bao bì ni lông với môi trường.

– Trách nhiệm của các tổ chức xã hội (nói chung) và cá nhân em.

(nói riêng) vói việc hạn chế và không sử dụng bao bì ni lông

1

4

Sáng tạo

0,25

5

Chính tả, dùng câu, đặt câu.

0,25

6

TỔNG CỘNG

2

Hướng dẫn chấm:

Điểm 2: Viết được đoạn văn với đầy đủ các ý.

Điểm 1: Viết được đoạn văn với 1/2 các ý.

Điểm 0.5: Viết được đoạn văn với 1/3 các ý.

Điểm 0.: Không viết được đoạn văn.

Câu 2: (5 đ)

*Yêu cầu chung:

Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

– Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

– Bố cục: Chặt chẽ, đủ ba phần của bài văn.

* Yêu cầu cụ thể:

a, Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. (0,5đ)

– Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài khái quát được vấn đề.

– Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên. Phần thân bài có một đoạn văn.

– Điểm 0: Không làm bài.

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0.25 đ)

– Điểm 0,25: Xác định đúng đối tượng nghị luận, nêu được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ

– Điểm 0: Xác định sai, trình bày sai đối tượng nghị luận.

c, Chia đối tượng nghị luận thành các phần phù hợp, được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, trình bày được những kiến thức về đối tượng nghị luận.

– Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:

+ Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.

+ Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.

+ Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.

– Điểm 3 – 3,5 đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên nhưng còn một số phần chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.

– Điểm 2 – 2,5 đáp ứng được 2/4 – ¾ các yêu cầu trên.

– Điểm 1 – 1,5 đáp ứng được ¼ các yêu cầu trên.

– Điểm 0,25 – 0.5 hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.

– Điểm 0 không đáp ứng được các yêu cầu trên.

d, Sáng tạo (0.5đ)

– Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, lời văn chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, dập khuôn, máy móc.

e, Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ)

– Điểm 0.25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

……………….

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

1. Phương trình bậc nhất một ẩn.

– Biết khái niệm PT bậc nhất một ẩn, pt tích

– Hiểu và giải được PT đưa về PT bậc nhất 1 ẩn,pt tích

– Vận dụng kiến thức để giải PT chứa ẩn ở mẫu, giải bài toán

bằng cách lập PT.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

1,0

10%

2

2,5

25%

6

4,5

45%

2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn.

– Biết cách biêu diễn được bất phương trình

– giải được bất phương trình bậc nhất một ẩn.

– Biểu diễn được tập nghiệm trên trục số.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

2

2

20%

3. Tam giác đồng dạng. (18t )

Biết vẽ hình

Biết lậ ra tỉ lệ thức từ 2 tam giác đồng dạng.

– Vận dụng tỉ số đồng dạng để chứng minh tỉ số diện tích hai tam giác, tính độ dài một cạnh của tam giác

Vận dụng tính chất tia phân giác để chứng minh hệ thức

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1

1

1

40%

1

1

12

3,5

35%

Tổng số câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

1

0,5 điểm

5%

4

2,5 điểm

25 %

3

7,0 điểm

70 %

8

10 điểm

100%

Đề kiểm tra học kì 2 môn Toán lớp 8

Câu 1: (3 điểm) Giải các phương trình sau :

a) 2x – 3 = 5

b) (x + 2)(3x – 15) = 0

c) frac{3}{x+1}-frac{2}{x-2}=frac{4 x-2}{(x+1) cdot(x-2)}

Câu 2: (2 điểm)

a) Giải bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số

frac{2 x+2}{3}<2+frac{x-2}{2}

b) Tìm x để giá trị của biểu thức 3x – 4 nhỏ hơn giá trị của biểu thức 5x – 6

Câu 3: (1,5 điểm) Một người đi xe máy từ Viên Thành đến Vinh với vận tốc 40 km/h. Lúc về người đó uống rượu nên đi nhanh hơn với vận tốc 70 km/h và thời gian về cũng ít hơn thời gian đi 45 phút. Tính quãng đường Viên Thành tới Vinh.

Câu 4:(3,5 điểm) Cho ABC vuông tại A, có AB = 12 cm ; AC = 16 cm. Kẻ đường cao AH, H∈BC).

a) Chứng minh: HBA ഗABC

b) Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AH.

c) Trong ABC kẻ phân giác AD (D∈ BC). Trong ADB kẻ phân giác DE (E∈ AB); trong ADC kẻ phân giác DF (F∈ AC).

Chứng minh rằng: frac{E A}{E B} cdot frac{D B}{D C} cdot frac{F C}{F A}=1

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán

Câu

Đáp án

Điểm

1

(3 đ)

a) 2x – 3 = 5

2x = 5 + 3

2x = 8

x = 4

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { 4}

b)begin{array}{l}
text { b) }(x+2)(3 x-15)=0 \
Leftrightarrowleft[begin{array} { l } 
{ x + 2 = 0 } \
{ 3 x - 1 5 = 0 }
end{array} Leftrightarrow left[begin{array}{l}
x=-2 \
x=5
end{array}right.right.
end{array}

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {- 2; 5}

c) ĐKXĐ: x – 1; x 2

3(x – 2) – 2(x + 1) = 4x – 2

3x – 6 – 2x – 2 = 4x -2

– 3x = 6

x = -2 (thỏa mãn ĐKXĐ)

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-2}

0,25

0,25

0,25

0.25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

2

(2 đ)

a)frac{2 x+2}{3}<2+frac{x-2}{2}

2(2x + 2) < 12 + 3(x – 2)

4x + 4 < 12 + 3x – 6

4x – 3x < 12 – 6 – 4

x < 2

Biểu diễn tập nghiệm 

b) 3x – 4 < 5x – 6

3x – 5x < – 6 +4

-2x < -2

x > -1

Vậy tập nghiệm của BPT là {x | x > -1}

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

3

(1,5 đ)

– Gọi độ dài quãng đường Viên Thành-Vinh là x (km), x > 0

– Thời gian lúc đi là: frac{x}{40}(h)

– Thời gian lúc về là: frac{x}{70}(h)

– Lập luận để có phương trình: frac{x}{40} = frac{x}{70} +frac{3}{4}

– Giải phương trình được x = 70

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

4

(3,5 đ)

Vẽ hình đúng, chính xác, rõ ràng

a) Xét Delta mathrm{HBA}Delta mathrm{ABC} có:

widehat{mathrm{AHB}}=widehat{mathrm{BAC}}=90^{circ} ; widehat{mathrm{ABC}} chung

Delta mathrm{HBA} cup triangle mathrm{ABC}(mathrm{g} cdot mathrm{g})

b) Áp dụng định lí Pytago trong tam giác mathrm{ABC} ta có:

begin{aligned}

B C^{2} &=A B^{2}+A C^{2} \

&=12^{2}+16^{2}=20^{2}

end{aligned}

Rightarrow mathrm{BC}=20 mathrm{~cm}

mathrm{Ta} có Delta mathrm{HBA} cup triangle mathrm{ABC}

begin{array}{l}

Rightarrow frac{A B}{B C}=frac{A H}{A C} Rightarrow frac{12}{20}=frac{A H}{16} \

Rightarrow mathrm{AH}=frac{12.16}{20}=9,6 mathrm{~cm}

end{array}

c) frac{mathrm{EA}}{mathrm{EB}}=frac{mathrm{DA}}{mathrm{DB}} (vì DE là tia phân giác của widehat{mathrm{ADB}})

frac{mathrm{FC}}{mathrm{FA}}=frac{mathrm{DC}}{mathrm{DA}}

(vì DF là tia phân giác của widehat{mathrm{ADC}} )

Rightarrow frac{E A}{E B} cdot frac{F C}{F A}=frac{D A}{D B} cdot frac{D C}{D A}=frac{D C}{D B}(1)

Rightarrow frac{E A}{E B} cdot frac{F C}{F A} cdot frac{D B}{D C}=frac{D C}{D B} cdot frac{D B}{D C}

frac{E A}{E B} cdot frac{D B}{D C} cdot frac{F C}{F A}=1left(text { nhân } 2 text { vế } v^{prime} dot{O} i frac{D B}{D C}right).

0,5

0.5

0.5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

……………..

Đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8

Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

A.Phonetics

– Sound

4câu x

0,25

= 1đ

4câu

= 10%

B.Vocabulary& Grammar

Choose the correct answer

8câu x 0,25

=2đ

Choose the correct answer

8câu x 0,25

= 2đ

16câu

=40 %

C. Reading

Read and answer the questions

4câu x 0,25

=1 đ

4 câu

=10%

D. Writing

Rewrite the sentences

2câu x 0,5

=1đ

Write the correct form of the verbs

4 câu x 0,25đ

=1.đ

6câu

= 20%

E. Listening

. Listen to the tape and fill in the blanks

4câu x 0,5đ

= 2đ

4câu

= 20%

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

4 câu 1điểm=

10%

4 câu

2điểm=

20%

8câu

2 điểm= 20%

6câu

2điểm= 20%

12câu

3.điểm= 30%

34câu

10đ

100%

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn tiếng Anh

A.phonetics: Circle the letter A, B, C or D before the word in each group that has the underlined part pronounced differently from the rest. (1m)

1. A. promised B. hopped C. booked D. burned

2. A. though B. ought C. thought D. bought

3. A. hard B. carry C. card D. yard

4. A. cool B. food C. look D. flood

B. Vocabulary & Grammar: Circle A, B, C or D to complete the following sentences. (4ms)

1. The teacher told him ___________ up late.

A. to not stay

B. to stay not

C. to stay

D. not to stay

2. My father is good at ____________ English.

A. speaking

B. spoken

C. speak

D. to speak

3. We are all ________ that you passed your English exam. Congratulation!

A. relieved

B. afraid

C. delighted

D. certain

4. “__________to come and have dinner with us?” “I’d love to but I’m very busy”.

A. Would you mind

B. Could you please

C. Would you like

D. Do you enjoy

5. I am very interested __________ the information you have given me.

A. on

B. in

C. of

D. at

6. Can you tell me where ______________ ?

A. she does

B. does she

C. she is

D. is she

7. You have to work ____________ for the coming exam.

A. hardly

B. more hardly

C. more hard

D. hard

8. While Hoa ____________ , the phone rang.

A. was eating

B. were eating

C. eat

D. eats

9. The Le family was sleeping when the mailman ____________

A. come

B. came

C. to come

D. comes

10. She often spends her weekend ___________ through pleasant open countryside.

A. travel

B. traveling

C. to travel

D. to traveling

11. I was reading a book when Mary ____________ in.

A. came

B. comes

C. coming

D. come

12. We …………… TV at 8 o’clock last night.

A. are watching

B. were watching

C. watched

D. watch

13. There are three competitions: water-fetching, ____________ and rice cooking.

A. making-fire

B. fired-making

C. fire-making

D. fired-make

14. It’s Lan’s daily mistake. She is always____________ to school late.

A. come

B. coming

C. comes

D. came

15. I don’t know how ____ the game.

A. playing

B. to play

C. played

D. can I play

16. Millions of Christmas cards___ every year.

A. were sent

B. send

C. is sending

D. are sent

C.Writing:

a. Put the verbs in brackets in the correct forms or tenses.(1m)

1/ When he came, I ( listen )___________ to music.

2/ Tam ( already know ) _____________ my mother

3/ The house ( build ) _____________ over fifty years ago .

4/ He said that he ( be) ________ a plumber.

b. Rewrite the following sentences as directed in brackets (1m):

1/ Ba said “ I am a student now.”

→Ba said that …………………………………………………

2/ ” Is Ha Long Bay in the Northern Viet Nam, Phuong?” asked Mary.

→ Mary asked Phuong …………………………………………

D.Reading:. Read the passage carefully

Viet Nam’s New Year is celebrated according to the Lunar calendar. It is officially known as Tet Nguyen Dan or Tet. It begins between January 21st and February 19th. Vietnamese people usually make preparations for the holiday several weeks before hand. They tidy their houses, cook special food, clean and make offerings on the family altars. On the New Year’s Eve, people sit up to mid night to see the the New Year in, then they put on new clothes and give one another the greetings of the season. Tet lasts ten days. The first three days are the most important. Vietnamese people believe that how people act during those days will influence the year.

*Answer the following questions (1m):

1/ What is Vietnam’s New Year known as?

->……………………………………………………………………………..

2/ When does the Lunar New Year begin ?

->………………………………………………………………………………

3/ What do Vietnamese people usually do to prepare for Tet?

->…………………………………………………………………………………

4/ Does Tet last a month?

-> ……………………………………………………………………………………………..

E.Listening(2ms):

a. Listen to the conversation. Then fill in the gaps. (1m)

a) Mrs. Robinson wants her husband to go to the__________________.

b) Mrs. Robinson wants some ________________because they are traditional at Tet.

c) Mrs. Robinson wants Liz to buy one _______________ of dried watermelon seeds.

d) Mrs. Robinson is asking Mrs. Nga how to make spring____________________.

b. Listen to the tape again then write True ( T) or False (F) for these sentences (1 mark )

………….1.Mrs. Quyen and her husband went to Kilauea Volcano by plane.

………….2. From more than 100 kilometers away, people can’t see the Mount Rushmore.

………….3. The Windy City is the other name of Chicago City.

………… 4. Mrs. Quyen went to her friend’s house while her husband was visiting the Statue of Liberty

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn tiếng Anh

A. Circle the letter A, B, C or D before the word in each group that has the underlined part pronounced differently from the rest. (0,25 x4 =1m)

1. D. burned

2. A. though

3. B. carry

4. D. flood

B. Circle A, B, C or D to complete the following sentences. (0,25×16=4ms)

1.D. not to stay

2.A. speaking

3.C. delighted

4. C. Would you like

5. B. in

6. C. she is

7. D. hard

8. A. was eating

9. B. came

10.B. traveling

11.A. came

12. B. were watching

13.C. fire-making

14. B. coming

15. B. to play

16. D. are sent

C. a. Put the verbs in brackets in the correct forms or tenses.(0,25×4=1m)

1/ When he came, I was listening to music.

2/ Tam ( already know ) has already known my mother .

3/ The house was built over fifty years ago .

4/ He said that he was a plumber.

b. Rewrite the following sentences as directed in brackets (0,5×2=1m):

1/ → Ba said that he was a student then .

2/ → Mary asked Phuong if Ha Long Bay was in the Northern Viet Nam

D. Read the passage carefully:

*Answer the following questions (0,25×4=1m):

1/ -> It is known as Tet Nguyen Dan

2/ -> It begins between January 21st and February 19th ; The exact date changes from year to year.

3/ -> They usually tidy their houses, cook special food , clean and make offerings on the family altars.

4/ -> No, it doesn’t

E. LISTENING

A.Listen to the conversation. Then fill in the gaps. (0,5×4=2ms)

a. (flower) market

b. marigolds

c. packet

d. rolls

b. Listen to the tape again then write True ( T) or False (F) for these sentences (1 mark)

….T…..1.Mrs. Quyen and her husband went to Kilauea Volcano by plane.

….F…..2. From more than 100 kilometers away, people can’t see the Mount Rushmore.

… T…..3. The Windy City is the other name of Chicago City.

….F.. 4. Mrs. Quyen went to her friend’s house while her husband was visiting the Statue of Liberty.

……..

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sử năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

Cấp độ

Tên chủ đế.

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

TỔNG

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1.Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858- 1884

– Thực dân Pháp xâm lược ViệtNam

– Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp

Những điểm chính của Hiệp ước 1883- 1884

Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc mất nước

Số câu

Số điểm

2 câu

0,5 điểm.

1 câu

2 điểm

2 câu

0,5điểm.

5 câu

3 điểm

2.Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

– Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.

– Diễn biến khởi nghĩa yên Thế.

So sánh phong trào Cần Vương và phong trào tự vũ trang chống Pháp

. Số câu

Số điểm

8 câu

2 điểm

1 câu

2điểm

9 câu

4 điểm

3.Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm chuyển biến xã hội Việt Nam như thế nào.

Số câu

Số điểm

1 câu

3 điểm

1 câu

3 điểm

Tổng số câu.

Tổng số điểm

10 câu

2,5 điểm

1 câu

2 điểm

2 câu

0,5

điểm

1 câu

3 điểm

1 câu

2 điểm

15 câu

10 điểm

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

PHÒNG GD & ĐT……

TRƯỜNG: TH- THCS………

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

I.Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng. (1 điểm)

Câu 1 Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta

A 1/ 8/ 1857

B. 1/ 8/ 1958

C. 31/ 8/ 1858.

D. 1/ 9/1858

Câu 2. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập.

A. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An.

B. Vua Tự Đức qua đời.

C. triều đình Nguyễn Kí Hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốt.

D. quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 3. Chiếc tàu Hy Vọng của Pháp bị đốt trên sông Vàm Cỏ là chiến công của

A . nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

B. quân của triều đình nhà Nguyễn.

C. nghĩa quân của Trương Định.

D. quân của Hoàng tá Viêm.

Câu 4. Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.

A nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp .

C.do lực lượng của Pháp đông.

B. vũ khí của nhân dân còn thô sơ.

D.chính sách bảo thủ của triều đình Huế.

II. Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu sao cho thích hợp. (1 điểm)

Tên cuộc khởi nghĩa Lãnh đạo Kết quả nối
A. Khởi nghĩa Ba Đình 1. Phan Đình Phùng và Cao Thắng A……
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 2. Phạm Bành và Đinh Công Tráng B……
C. Khởi nghĩa Hương Khê 3. Hoàng Hoa Thám C…..
D. Khởi nghĩa Yên Thế 4. Nguyễn Thiện Thuật D…..

III. Điền vào chỗ trống(……) để hoàn thành các câu sau. ( 1 điểm)

Diễn biến của khởi nghĩa Yên Thế.

1.Giai đoạn 1884- 1892 ………………………………………

……………………………………………………………………

2. Giai đoạn 1893- 1908…………………………………………

………………………………………………………………………

3. Giai đoạn 1909- 1913……………………………… ………….

4. 10/2/1913………………………………………………………

B, TỰ LUẬN. ( 7 điểm)

Câu 1. Trình bày những điểm chính của Hiệp ước Hac măng và Pa tơ nốt (1883- 1884)?(2 điểm)

Câu 2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam? (3 điểm)

Câu 3. Hãy so sánh sự giống và khác nhau của phong trào Cần Vương và phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của nhân dân ta? (2 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

I. TRẮC NGHIÊM: (3 điểm)

I Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng.(1 đ)

Đúng mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án D C A D

II. Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu cho thích hợp.(1 điểm)

Nối đúng mỗi cặp 0,25 điểm

Kết quả nối. A….2    B…..4     C…..1    D….3

III. Điền vào chỗ trống(……) để hoàn thành các câu sau.( 1 điểm)

Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm

1……..nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

2……….nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

3………Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn…

4……….Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

B. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu 1. 2 điểm

– Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp.ở Huế.

– Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ .

– Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm .

– Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Câu2. 3 điểm.

Xã hội Việt Nam bị phân hóa.

– Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm chỗ dựa , tay sai cho thực dân Pháp

– Giai cấp nông dân : số lượng đông dần, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các đồn điền.

– Tầng lớp tư sản xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công , chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

– Tiểu tư sản thành thị bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

– Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân , làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Câu 3. ( 2 điểm)

a.Giống ( 1 điểm)

– Mục đích: Chống Pháp, giải phóng dân tộc.

– Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

b.Khác: ( 1 điểm)

* Phong trào Cần Vương:

– Mục tiêu: Chống Pháp khôi phục chế độ phong kiến.

– Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước.

– Thời gian tồn tại: 1885- 1895.

* Phong trào tự vệ, vũ trang chống Pháp:

– Mục tiêu: chống Pháp bảo vệ cuộc sống tự do, giành lại cơm no, áo ấm.

– Lãnh đạo: nông dân, tù trưởng miền núi.

– Thời gian tồn tại.Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu đầu thế kỉ XX.

…………….

Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Vật lý năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

CƠ HỌC

(5 tiết)

1. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị

2. Nêu ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

3. Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu đơn vị đo công.

4. Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.

5. Phát biểu định luật về công.

6. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

7. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

8. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

9. Giải thích được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

10. Vận dụng định luật về công

11. Vận dụng được công thức

A = F.s.

12. Vận dụng được công thức

P= frac{A}{T}

13. Vận dụng được công thức P= frac{A}{T}, A = F.s = P.h,

H = Ai/Atp để giải bài tập nâng cao.

Câu hỏi

3 câu

C1, 5, 13

1 câu

C15

1 câu

C12

1 câu

C3

1 câu

C17

1 câu

C18

8 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

0,25đ

0,25đ

1,5đ

2,0đ

6,0đ

Tỉ lệ

10%

10%

2,5%

2,5%

15%

20%

60%

NHIỆT HỌC

(4 tiết)

14. Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

15. Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

16. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

17. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ mỗi cách.

18. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

19. Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

20. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

21. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

22. Giải thích được một số hiện tượng khuếch tán thường gặp trong thực tế.

Câu hỏi

5 câu

C4, 8, 9, 11, 14

3 câu

C2, 6, 7

1 câu

C16

1 câu

C10

10 câu

Số điểm

1,5đ

0,75đ

1,5đ

0,25đ

4,0đ

Tỉ lệ

15%

7,5%

15%

2,5đ

40%

Tổng số câu hỏi

9 câu

5 câu

3 câu

1 câu

18 câu

Tổng số điểm

3,5 điểm

2,5 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

10 điểm

Tổng số tỉ lệ

35%

25%

20%

20%

100%

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: (3 điểm)

Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học?

A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.

B. Máy xúc đất đang làm việc.

C. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp.

D. Một học sinh đang ngồi học bài.

Câu 2. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A. Miếng đồng ở 5000C.

B. Cục nước đá ở 00C.

C. Nước đang sôi (1000C).

D. Than chì ở 320C.

Câu 3.Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m thì công của cơ là:

A. 1000J

B. 50J

C. 100J

D. 500J

Câu 4. Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng.

B. Không có khoảng cách giữa chúng.

C. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ.

D. Giữa chúng có khoảng cách.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng?

A. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

B. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

C. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

D. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.

Câu 6. Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?

A. Khi nhiệt độ tăng.

B. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.

C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn.

D. Khi nhiệt độ giảm.

Câu 7. Tại sao trong nước có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

A. Vì trong nước có cá.

B. Vì không khí bị chìm vào nước.

C. Vì các phân tử không khí có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử nước.

D. Vì trong sông biển có sóng.

Câu 8. Thả đồng xu bằng kim loại vào cốc nước nóng thì:

A. Nhiệt năng của đồng xu tăng.

B. Nhiệt năng của đồng xu giảm.

C. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.

D. Nhiệt độ của đồng xu giảm.

Câu 9. Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

A. Bằng 100 cm3.

B. Lớn hơn 100 cm3.

C. Nhỏ hơn 100 cm3.

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3.

Câu 10. Hiện tượng nào sau đây là không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Hiện tượng đường tan trong nước.

B. Giọt mực hòa lẫn vào ly nước.

C. Mùi thơm của lọ nước hoa bay đi khắp phòng dù không có gió.

D. Trộn muối và tiêu ta được hỗn hợp muối tiêu.

Câu 11. Đơn vị của nhiệt lượng là gì?

A. Paxcan (Pa)

B. Oát (W)

C. Jun (J)

D. Kilogam mét (kg.m)

Câu 12. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt.

D. Viên đạn đang bay.

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)

Câu 13. Nếu vật…………………………….theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó…………………………….

Câu 14. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: ……………………………….. hoặc……………………………..

II, TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu 15. (1 điểm) Viết công thức tính công suất, giải thích các đại lượng và đơn vị có trong công thức?

Câu 16. (1,5 điểm) Tại sao thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt ?

Câu 17. (1,5 điểm) Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 mét lên đều trong 15 giây. Tính công suất của người đó?

Câu 18. (2 điểm) 1 xe cẩu có công suất 15 kW, để nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6m. Biết hiệu suất của động cơ là 80%

a. Tính công có ích của động cơ?

b. Tính thời gian nâng vật?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A D B B A C A
Câu 9 10 11 12 13 14
Đáp án C D C A chuyển dời ;bằng không thực hiện công ;truyền nhiệt

II. TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

15

(1đ)

Công thức tính công suất là: P= frac{A}{T}

Trong đó:

– P là công suất (W),

– A là công thực hiện (J),

– t là thời gian thực hiện công (s).

0,5đ

0,5đ

16

(1,5đ)

Thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan nước có vị ngọt tại vì giữa các phân tử đường, nước có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

1,5đ

17

(1,5đ)

Tóm tắt: Giải:

F = 80N Công thực hiện là:

h = 9m A = F . s = F . h = 80 . 9 = 720J

t = 15s Công suất của người đó là:

P= frac{A}{T} = frac{720}{15}= 48

Tóm tắt 0,5đ

0,5đ

0,5đ

18

(2đ)

Tóm tắt: Giải:

P = 15 kW = 15000W

m = 1 tấn = 1000kg

=> P = 10000N

a. Công có ích của động cơ là:

Ai = P . h = 10000 . 6 = 60000J

b. Công toàn phần của động cơ là:

A= frac{A_i}{H} =  75000J

Thời gian nâng vật là: 5s

Tóm tắt 0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

…………

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Nội dungkiến thức Mức độ nhận thức Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

1.Vitamin- muối khoáng

– Biết vai trò của vitamin A, muối iot, và nguyên tắc lập KP

Số câu hỏi

3

1

3

Số điểm

1,2đ

1

1,2đ

2. Bài tiết

– biết cấu tạo của hệ bài tiết và đơn vị chức năng thận

Hiểu được vai trò và các giai đoạn của quá trình bài tiết.

Vận dụng kiến thức vào thực tế để có hệ bài tiết khỏe mạnh?

Số câu hỏi 2 1 0,5 1 3 1
Số điểm 0,8 đ 0,5đ 1,8đ 1,5đ

3. Da

– Biết được cấu tạo của da

– Hiểu được chức năng quan trọng nhất của da

Giải thích có nên nhổ lông mày và lạm dụng kem phấn

Số câu hỏi 2 1 1 2 1
Số điểm 0,8đ 0,4đ 0,8

4. Hệ thần kinh và các giác quan

Biết được chức năng của não, cấu tạo của trung ương TK, các bộ phận của não bộ

Giải thích nguyên nhân, tác hại của cận thị. Hiểu trò của hệ TK vận động và hệ TK sinh dưỡng

Vận dụng nêu được cách khắc phục và biện pháp phòng chống bênh cận thị

Số câu hỏi 3 1 0,5 1 4 1
Số điểm 1,2đ 0,6đ 0,5đ 1 2,2 1,5đ
Tổng số 10 câu 4 câu 2 câu 1 câu 4
4 điểm 3 điểm 2 điểm 1điểm

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Sinh học

A. Phần trắc nghiệm (6,0 đ- 15 câu) Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1. Muốn có vitamin D tránh loãng xương, còi xương ta cần phải là gì:

A. Uống vitamin D trực tiếp

B. Ăn nhiều rau xanh, tươi sống; quả chín

C. Tắm nắng buổi sáng sớm, chiều tối.

D. Có thể thay thế được bằng vitamin khác.

Câu 2. Muối khoáng nào có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu, chắc xương cho cơ thể:

A. Ca và Fe .

B. Ca và P.

C. K và Fe.

D. K, Na, Fe, Cu

Câu 3: Nước tiểu đầu được tạo ra từ đâu trong hệ bài tiết nước tiểu:

A. Ở nang cầu thận.

B. Ở bể thận.

C. Ở ống thận

D. Ở bóng đái

Câu 4: Các tế bào của da thường xuyên bị bong ra ngoài là của tầng nào trên da:

A. tầng tế bào sống.

B. lớp sắc tố.

C. lớp sợi mô liên kết.

D. tầng sừng

Câu 5. Quá trình tạo thành nước tiểu trong hệ bài tiết gồm có giai đoạn nào:

A. Quá trình lọc máu.

B. Quá trình hấp thu lại.

C. Quá trình bài tiết tiếp.

D. Tất cả các quá trình trên đây.

Câu 6: Trong nước tiểu chính thức có xuất hiện Glucozơ thì người đó sẽ bị bệnh gì?

A. Viêm gan, suy thận

B. Đái tháo nhạt.

C. Tiểu đường

D. Sỏi thận, Viêm tụy.

Câu 7 :Trung khu điều khiển hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, ….., thân nhiệt ở:

A. Trụ não và não trung gian.

B. Tiểu não.

C. Đại não

D. Tủy sống

Câu 8. Trung khu điều khiển hoạt động giữ thăng bằng ở đâu đảm nhiệm:

A. Não trung gian.

B. Tiểu não.

C. Đại não

D. Trụ não và tủy sống

Câu 9. Bộ phận nào không có trong cấu trúc của tai:

A. Cửa bầu.

B. Cơ quan cooc ti.

C. Xương đe

D. Xương quai xanh

Câu 10. Bộ phận nào không có trong cấu trúc của mắt:

A. Tuyến lệ.

B. Màng lưới.

C. Màng nhĩ

D. Màng giác

Câu 11. Tuyến nội tiết nào sau đây có hoocmon tác động chủ yếu các tuyến còn lại:

A. Tuyến yên

B. Tuyến giáp, tuyến tụy.

C. Tuyến tùng.

D. Tuyến gan, ruột.

Câu 12. Tuyến nội tiết nào đảm nhiệm vai trò liên quan bệnh bước cổ ?

A. Tuyến yên.

B. Tuyến giáp.

C. Tuyến trên thận.

D. Tuyến tụy và trên thận.

Câu 13. Hoocmon nào sau đây liên quan giới tính con người?

A. Ơtrogen và Testosterone.

B. Glucagon.

C. Insulin.

D. Oxytocin.

Câu 14. Biện pháp tránh thai cần đảm bảo các nguyên tắc nào sau đây:

A. Ngăn trứng chín và rụng.

B. Không để tinh trùng gặp trứng.

C. Chống sự làm tổ của hợp tử.

D. Cần một trong các biện pháp trên.

Câu 15. Để thai nhi phát triển tốt, sinh ra khỏe mạnh cần phải đảm bảo những yếu tố nào:

A. Sự phát triển hoàn thiện cơ thể mẹ.

B. Sự phát triển hoàn thiện của tinh trùng người cha

C. Sức khỏe của người mang thai.

D. Tất cả các yếu tố A, B, C trên đây.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 4đ

Câu 16: Chỉ ra những đặc điểm của não người chứng tỏ sự tiến hóa so với các động vật?

Câu 17: Để có phản xạ học tập tốt, người học sinh cần rèn luyện những gì?

Câu 18: Cần làm gì để phát huy tốt vai trò của thận để có một cơ thể khỏe mạnh?

Câu 19. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Cho mỗi loại tuyến 3 ví dụ?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ĐA C A A D D C D B D C A B A D D

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Đáp án Điểm

Câu 16: ( 1,0đ) Sự tiến hóa của đại não ở người

– Tỷ lệ về khối lượng não so cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc khác.

– Vỏ não ở người nhiều khe rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron.

– Ở người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ: nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết rất quan trọng trong đời sống.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 17: (1,0 đ) Để có phản xạ học tập tốt:

– Phối hợp các giác quan và hoạt động tổng hợp: Nghe, nhìn, viết, đọc, nói,

– Thực hiện ghi nhớ băng nhiều cách

– Xây dựng ý thức tự học tập, đào tạo bản thân,

– Thực hành ôn, luyện, rèn tập cho các kỹ năng: nghe, viết, đọc, nói.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 18: (1,0 đ). Bảo vệ thận cho cơ thể khỏe mạnh:

– Ăn, uống đảm bảo đầy đủ các chất, không quá cay, chua, mặn, ngọt, ….

– Hạn chế bia, rượu, café, các chất kích thích, độc hại, uống đủ nước, ….

– Hàng ngày, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn lành mạnh

– Vận động thể dục thường xuyên, thư giãn, xoa bóp, massage vùng lưng

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 19: (1,0 đ). Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết, cho 3 ví dụ mỗi truyến.

Đặc điểm

so sánh

Tuyến ngoại tiết

Tuyến nội tiết

Giống nhau

– Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.

Khác nhau:

– Kích thước lớn hơn.

– Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài.

– Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh.

– Kích thước nhỏ hơn.

– Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.

– Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.

0,25

0,25

0,25

Ví dụ

Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến ruột, gan, dạ dày, ….

Tuyến giáp, tuyến yên, tuyến

0,25

………….

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020 – 2021

Ma trận đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng mức cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tính chất , ứng dụng của hiđro

Số câu

Số điểm

C4, C6

C2, C5, C9

C11

C13

5,75đ

0,5Đ

0,75Đ

0,5Đ

2. Điều chế khí hiđro phản ứng thế

Số câu

Số điểm

C1, C3

0,5đ

0,5Đ

3. Nồng độ dung dịch

Số câu

Số điểm

C7

0,25đ

0,25Đ

4. Bài tập tính

Số câu

Số điểm

3,5đ

C10

C8

C14

0,25Đ

0,25Đ

Tổng số điểm

10đ

Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8

1.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) (0,25 đ/câu): Hãy chọn đáp án em cho là đúng điền vào ô trống:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11
Đáp án

Câu 1: Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với:

A. CuSO4 hoặcHCl loãng

B.H2SO4 loãng hoặc HCl loãng

C Fe2O3hoặcCuO

D. KClO3 hoặc KMnO4

Câu 2: Hiđro được dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa vì:

A. Do tính chất rất nhẹ.

B. Khi cháy sinh nhiều nhiệt.

C. Khi cháy không gây ô nhiễm môi trường.

D. A,B,C đúng

Câu 3: Trong những phương trình hóa học sau, phương trình nào xảy ra phản ứng thế?

A. O2+ 2H2  →2H2O

B. H2O + CaO →Ca(OH)2

C. 2KClO3 →2KCl + 3O2

D. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Câu 4:. Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây ra tiếng nổ vì:

A. hidro cháy mãnh liệt trong oxi

B. phản ứng này tỏa nhiều nhiệt

C.thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được.

D. hidro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với phương trình hóa học: Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O

A. Phản ứng phân hủy

B. Thể hiện tính khử của hiđro

C. Điều chế khí hiđro

D. Phản ứng không xảy ra

Câu 6: Câu nhận xét nào sau đây là đúng với khí hiđro?

A. Là chất khí không màu không mùi dễ tan trong nước

B. Là chất khí không màu không mùi không tan trong nước

C. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí

D. Là chất khí dùng để bơm vào bong bóng.

Câu 7: Tính nồng độ mol của 1 mol KCl trong 0,75 lít dung dịch

A. 2,33 mol/Lít

B. 3,33 mol/Lít

C. 1,33 mol/Lít

D. 2,5 mol/Lít

Câu 8: Dùng 4 gam khí hiđro để khử oxit sắt từ (Fe3O4) thì số gam sắt thu được sau phản ứng là:

A. 56 gam

B.84 gam

C. 112 gam

D. 168 gam

Câu 9: Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước là do:

A, Hiđro tan trong nước

B. Hiđro nặng hơn không khí

C. Hiđro ít tan trong nước

D.Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng Al + H2SO4 —> Al2(SO4)3 + H2 . Để lập phương trình hóa học các hệ số lần lượt theo thứ tự là:

A. 2, 6, 2, 6

B. 2, 2, 1, 3

C. 1, 2, 2, 3

D. 2, 3, 1, 3

Câu 11: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau:

Khí hidro tác dụng với một số ……….kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại và ………

II. Tự luận(7đ):

Câu 13 (4đ): Viết PTHH của phản ứng giữa hidro với các chất sau: Đồng (II) oxit, Kẽm oxit, Sắt từ oxit, nhôm oxit.

Câu 14 (3đ): Cho 19,5 gam kẽm vào 18,25 gam axit HCl thu được muối ZnCl2 và khí H2.

a. Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra ?

b. Khi phản ứng kết thúc, chất nào còn dư? Chất dư có khối lượng bằng bao nhiêu?

c. Tính khối lượng muối ZnCl2 và thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng (ở đktc) ?

(Cho biết: H = 1; O =16, Zn =65, Cl = 35,5; Fe = 56)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án khoanh đúng được 0.25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Đáp án 

B

B

D

C

B

C

C

B

C

D

Oxit-

Nước

Câu 11:Điền mỗi từ đúng: 0,25 điểm.

2.Tự luận

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

(4 điểm)

a, CuO + H2  → Cu + H2O

b, ZnO + H2 →Zn + H2O

c, Fe3O4 + 4H2 →3Fe + 4H2O

d, Al2O3 + 3H2 →2Al + 3H2O

1đ/pt

2

(3 điểm)

8A,B

CuO + H2 →Cu + H2O

nCuO = 16/64 = 0,25 (mol)

CuO + H2 →Cu + H2O

Pt 1 1 1 (mol)

Đb 0,25 g →0,25 (mol)

ð VH2 = 0,25*22,4 = 5,6 (lít)

Pt 1 đ

nCuO 0,5đ

nH2 0,5đ

VH2

…………….

Đề thi học kì II lớp 8 môn GDCD năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Biết được những hành vi, việc làm cần thiết để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

1

0,25

2,5%

2. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Biết được tài sản của công dân là gì.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

1

0,25

2,5%

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Hiểu được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,75

1

0,75

7,5%

4. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Biết được ý kiến đúng về tệ nạn xã hội.

Biết được tệ nạn xã hội, tác hại, việc cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ % Số

1

1,75

1

3

2

4,75

47,5%

5.Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Biết được Pháp luật là gì, vai trò của Pháp luật trong cuộc sống.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ % Số

1

2

1

2

20%

6. Quyền tự do ngôn luận

Biết thực hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ % Số

1

2

1

2

20%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

3

2,25

22,5%

1

0,75

7,5%

1

2

20%

1

3

30%

1

2

20%

7

10

100%

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8

PHÒNG GD & ĐT…..

TRƯỜNG THCS ……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2020 – 2021

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 8

Thời gian làm bài: 50 phút (Không tính thời gian phát đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

a. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.

b. Cho người khác mượn vũ khí.

c. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

d. Báo cháy giả.

Câu 2 (0,25 điểm)

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)

Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:

a. Tiền lương, tiền công lao động.

b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.

c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.

d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.

Câu 3 (0,75 điểm)

Em hãy chọn cụm từ để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học:

“Mục đích của việc khiếu nại là nhằm………… quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại. mục đích của việc tố cáo là nhằm……….. các việc …………….., xâm hại đến lợi ích nhà nước và công dân.”.

Câu 4 (1,75 điểm)

Những ý kiến dưới đây về tệ nạn xã hội theo em là đúng hay sai? (Hãy ghi đúng hoặc sai vào cột tương ứng)

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Ba tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm.

B. Dùng thử ma túy một lần thì không bị nghiện.

C. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội.

D. Khi mắc tệ nạn xã hội sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Đ. Cha mẹ quá nuông chiều, cũng khiến con cái dễ sa vào tệ nạn xã hội.

E. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật.

G. Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma túy phải đi cai nghiện.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Em hãy cho biết tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại và nêu 3 việc học sinh có thể làm để phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (2 điểm) Em hãy cho biết Pháp luật là gì? Nêu vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người?

Câu 3 (2 điểm) Tình huống:

Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi:

Em hãy cho biết, em có đồng ý với quan điểm của bạn Hải hay không? Vì sao?

———-Hết———

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

Chọn câu c.

Câu 2 (0,25 điểm)

Chọn câu c.

Câu 3 (0,75 điểm)

Điền những cụm từ theo thứ tự như sau:

– khôi phục vào đoạn trống thứ nhất. (0,25 điểm)

– ngăn chặn vào đoạn trống thứ hai. (0,25 điểm)

– làm trái pháp luật vào đoạn trống thứ ba. (0,25 điểm)

Câu 4 (1,75 điểm)

– Câu đúng: A, D, Đ, E.

– Câu sai: B, C, G.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 3 điểm

– Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.

– Tác hại: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

– Học sinh có thể nêu 1 trong 3 ý sau để phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích.

+ Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.

+ Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

1 đ

1 đ

1 đ

2

2 điểm

– Pháp luật là: các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

– Vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người:

+ Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

3

2 điểm

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

– Không đồng ý với quan điểm của bạn Hải.

– Bởi vì, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật.

+ Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội.

0.5đ

1 đ

0.5 đ

………..

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8

Mức độ

Nội dung

Kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng điểm theo nội dung

TN

Câu số (đ)

TL

Câu số (đ)

TN

Câu số (đ)

TL

Câu số (đ)

TN

Câu số (đ)

TL

Câu số (đ)

Nội dung1:An toàn điện

Nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Số câu:1

Số điểm:3đ

Tỉ lệ:30%

0,5 câu

1,5 đ

0,5 câu

1,5đ

3 đ

Nội dung 2: Đồ dùng điện gia đình

Đồ dùng loại điện – nhiệt

Máy biến áp

Đồ dùng loại điện – quang

Đồ dùng loại điện – cơ

Sử dụng hợp lý điện năng

Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ

Số câu hỏi : 7

Số điểm : 6

Tỉ lệ: 60%

2 câu

4 câu

1 câu

6 đ

Nội dung 3: Mạng điện trong nhà

Đặc điểm mạng điện trong nhà

Thiết bị đóng – cắt, lấy điện của mạng điện trong nhà

Số câu hỏi:2

Số điểm:1đ

Tỉ lệ: 10%

2 câu

Tổng điểm theo

Mức độ

3,5đ

2

4,5

10

Tỉ lệ

35%

20%

45%

100%

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng dưới ( 4 điểm)

Câu 1. Để thay đổi giá trị điện áp của mạng điện ta dùng :

A. Động cơ điện

B. Đèn sợi đốt

C. Máy biến áp

D. Bàn là

Câu 2. Cầu chì thuộc loại thiết bị điện nào ?

A. Thiết bị lấy điện

B. Thiết bị bảo vệ

C. Thiết bị đóng- cắt

D. Vừa là thiết bị đóng ngắt vừa là thiết bị bảo vệ

Câu 3. Động cơ điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A.Tác dụng nhiệt

B.Tác dụng hóa học

C.Tác dụng sinh lý

D.Tác dụng từ

Câu 4. Trên bóng đèn có ghi 20W số đó có ý nghĩa là :

A. Điện áp định mức của bóng đèn

B. Dòng điện định mức

C. Công suất định mức của đèn .

D. Trị số thực bóng đèn .

Câu 5. Hành vi nào sau đây là tiết kiệm điện năng :

A. Tan học không tắt đèn phòng học .

B. Bật đèn ở nhà suốt ngày đêm .

C. Khi ra khỏi nhà không tắt đèn các phòng.

D. Khi xem ti vi tắt đèn bàn học.

Câu 6. Dây đốt nóng của bàn là điện thường được làm bằng vật liệu gì ?

A. Vonfram.

B. Niken-crom.

C. Von fram bari oxit.

D. Fero-crom.

Câu 7. Đồ dùng điện loại điện – cơ biến đổi điện năng thành

A. Cơ năng

B. Nhiệt năng.

C. Quang năng.

D. Hóa năng

Câu 8. Ở nước ta mạng điện trong nhà có điện áp

A. 110V

B. 127V

C. 220V

D. 200V

II. TỰ LUẬN : (6 điểm )

Câu 9. (3đ)Trình bày các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Gia đình em đã thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo an toàn điện?

Câu 10: (3,0điểm)

Điện năng tiêu thụ trong ngày 01 tháng 3 năm 2016 của gia đình bạn A như sau:

Tên đồ dùng điện Công suất điệnP(W) Số lượng Thời gian sử dụng (h)
Đèn Compac 18 1 2
Đèn Huỳnh quang 40 3 4
Nồi cơm điện 800 1 1
Quạt bàn 60 2 4
Ti vi 70 1 5

a. Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn A trong ngày. (2,0điểm)

b. Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình bạn A trong tháng 3 năm 2016 (Giả sử điện năng tiêu thụ các ngày là như nhau và tháng 3 năm 2016 có 31 ngày). (0,5điểm)

c.Tính số tiền gia đình bạn A phải trả cho việc tiêu thụ điện trong tháng 3 năm 2016.

Biết 1 KWh giá tiền 1350 đ (0,5điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B D C D B A C

II.Tự luận (6đ)

Câu 9.

* Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện: (1,5đ)

– Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

– Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

– Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

* Những biện pháp đảm bảo an toàn điện (1,5đ)

– Một số nguyên tắc an toàn trong khi sủ dụng điện

+ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện (0,25đ)

+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện (0,25đ)

+ Thực hiện nối đất các thiết bị đồ dùng điện(0,25đ)

+ Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp(0,25đ)

-Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện

+ trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện (0,5đ)

+ Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác. (0,5đ)

Câu 10. Câu 10: (3,0 điểm)

Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày

Điện năng tiêu thụ của 1 đèn Compac: A1=P.t=18.2=36Wh (0,25 đ)

Điện năng tiêu thụ của 3 đèn huỳnh quang: A2=P.t=40.3.4=480Wh (0,25 đ)

Điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện: A3= P.t=800.1=800Wh (0,25 đ)

Điện năng tiêu thụ của Ti vi: A4= P.t=70.5=350Wh (0,25 đ)

Tổng điện năng tiêu thụ trong 1 ngày là:

A=A1+A2+A3+ A4+ =36+480+800+350=1666Wh=1,666KWh ( 1đ)

Điện năng tiêu thụ trong 31 ngày của tháng 3 năm 2016 là:

A= 1,666.31=51,646(KWh) (0, 5đ)

c) Số tiền điện gia đình bạn An phải trả trong tháng 4 là ( 0,5 đ)

T=50,646.1350=69722,1 (đồng)

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa lý năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8

Nội dung Mức độ đánh giá
Biết Hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL

1. Vị trí, hình dạng lảnh thổ việt nam

5% = 0,5đ

Vị trí địa lí

1Câu

50%=(0.25đ)

Vị trí địa lí 1Câu

50%=

(0.25đ)

2. Địa hình việt nam

25% = 2,5đ

Cấu trúc chủ yếu của địa hình là đồi núi

1Câu

10%=(0.25đ)

Các đặc điểm của địa hình Việt Nam

1Câu

80%=(2đ)

Cảnh quan chủ yếu của nước ta là đồi núi

1Câu

10%=(0.25đ)

3. Khí hậu và sinh vật việt nam

15% = 1,5đ

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

3Câu

50%=(0.75đ)

Đặc điêm sinh vật việt nam

3Câu

50%=(0.75đ)

4. Sông ngòi việt nam

25%= 2,5đ

Đặc điểm của sông ngòi nước ta

2 câu

40%=0,5đ

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

Câu 2

80%=(2đ)

5. Đất việt nam

25%= 2,5đ

Các nhóm đất chình của nước ta

2Câu

20%=(0.5đ)

Các nhóm đất chình của nước ta

1Câu

80%=(2đ)

6. Lịch sử tự nhiên việt nam

5% = 0,5đ

Tân kiến tạo sự xuất hiện của con người

2Câu

100%(0.5đ)

Tổng điểm

10

8câu

(2đ)

1câu

( 2đ)

7câu

( 1.75đ)

1câu

( 2đ)

1câu

(0.25đ)

1câu

(2 đ)

19 câu

40% = 4đ

37,5% = 3,75đ

22,5% = 2,25đ

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa lý

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng

Câu 1: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào

A. Á-âu và Thái Bình Dương.

B. Á-âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

C. Á, Thái Bình Dương.

D. Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam:

A.Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

B.Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.

C.Tính chất đồi núi.

D. Tính chất đa dạng, phức tạp.

Câu 3: Địa hình nước ta thấp dần theo hướng:

A. Bắc – Nam.

B. Đông Bắc – Tây Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam.

D. Tây – Đông.

Câu 4: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt là do nguyên nhân:

A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc.

B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam.

C. Địa hình đa dạng, phức tạp.

D. Chế độ mưa theo mùa.

Câu 5: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do:

A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến.

B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng.

D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ.

Câu 6: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc:

A. Rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi dưới 15oC.

B. Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa khô hanh.

C. Lạnh buốt, mưa rất nhiều.

D. Không lạnh lắm và có mưa.

Câu 7: Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:

A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.

C. Ảnh hưởng của địa hình.

D. Ở Bắc Trung Bộ có nhiều đảo.

Câu 8: Sông nào không phải sông ngòi Nam Bộ?

A. Sông Đà Rằng.

B. Sông Sài Gòn.

C. Sông Tiền.

D. Sông Hậu.

Câu 9: Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở nước ta là:

A. Đất bazan.

B. Đất phù sa.

C. Đất mùn núi cao.

D. Đất jeralit.

Câu 10: Bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn của nước ta và được hình thành trong giai đoạn:

A. Tiền Cambri.

B. Tiền Cambri và cổ kiến tạo.

C. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

D. Tiền Cambri và Tân kiến tạo.

Câu 11: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu :

A.Tây Bắc- Đông Nam.

B.Vòng cung.

C. Cả A,B đều đúng.

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 12: Khí hậu Việt Nam mang tính chất:

A.Nhiệt đới gió mùa ẩm.

B. Đa dạng và thất thường.

C.Mưa nhiều và diễn biến phức tạp.

D. Cả A,B, đều đúng.

Câu 13. Loài người xuất hiện trên trái đất vào thời gian nào?

a. Tiền CamBri

b. Cổ kiến tạo

c. Tân kiến tạo

d. Trung sinh

Câu 14. Cảnh quan chiếm ưu thế lớn của thiên nhiên nước ta là:

a. Cảnh quan đồi núi

b. Cảnh quan đồng bằng châu thổ

c. Cảnh quan bờ biển

d.Cảnh quan đảo, quần đảo

Câu 15: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?

A. 14 vĩ độ.

B. 15 vĩ độ.

C. 16 vĩ độ.

D. 17 vĩ độ.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

1. Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? (2 điểm)

2. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? (2 điểm)

3. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: . (2 điểm)

Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên (%)
Feralit đồi núi thấp 65%
Mùn núi cao 11%
Phù sa 24%

a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta?

b. Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất nêu trên?

Đáp án đề thi kì 2 môn Địa lý lớp 8

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Chọn B A C D A A C A D C C D C A C B

II. Phần tự luận: ( 7đ )

Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm cơ bản của địa hình việt nam

– Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp (0,5đ)

– Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau (1đ)

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc- đông nam

+ Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung

– Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước có khoảng 3200 con sông: nhỏ, ngắn, dốc.(0,5đ)

– Hướng chảy chính là TB-ĐN và hướng vòng cung (0,5đ)

– Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70-80% tổng lượng nước.( 0,5đ)

– Hàm lượng phù sa lớn. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác 0,5đ

Câu 3(2đ)

a. Vẽ biểu đồ hình tròn đẹp chính xác (1 đ )

b. Nhận xét nơi phân bố : (1đ)

– Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65%

diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.

– Đất phù sa chiếm tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

– Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 8

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button