Giáo dục

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 7 sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 7 tham khảo thêm: đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7, đề thi học kì 1 môn Địa lý 7, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 7. Vậy sau đây là 5 đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 7 năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2022 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7

Tên chủ đề Nhận biết

(cấp độ 1)

Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Tổng cộng
Vận dụng (cấp độ 3) Vận dụng cao (cấp độ 4)
1. Đọc hiểu văn bản:

Ngữ liệu: văn bản trong hoặc ngoài chương trình phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình.

 

Nhận biết các thông tin về văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt…

 

 

 

 

 

 

 

 

– Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

 

Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.

Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong đoạn trích/ tác phẩm.

Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn thơ/ bài thơ.

– Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.

Số câu: 3

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

– Nhớ các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ.

 

– Hiểu được tác dụng của: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.

– Nắm được yêu cầu trong chuẩn mực sử dụng từ.

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Sốcâu:1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 1

Sốđiểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 3

Sốđiểm: 4,0

Tỉ lệ: 40%

2. Tạo lập văn bản:

Tạo lập văn bản biểu cảm

– Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn biểu cảm có kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả Số câu: 1

Số điểm: 6,0

Tỉ lệ: 60%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

1

1,0

10

1

2,0

20

1

1,0

10

1

6,0

60

4

10,0

100

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……….

TRƯỜNG …………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2022

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU

Dù con đếm được cát sông Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu Dù con đo được sớm chiều Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền Dù con đi hết trăm miền Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non Dù con cản được sóng cồn Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành Dù con đến được trời xanh Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi Dù con bất hiếu một khi Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con Dù cho con đã lớn khôn Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau. Ôi tình mẹ tựa trăng sao Như hoa hồng thắm một màu thủy chung Tình của mẹ lớn khôn cùng Bao dung vạn loại dung thông đất trời. Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi!

( Thích Nhật Tử)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ cuả văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ có trong bài thơ.(1,0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung đoạn thơ trên.(1,0 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn thơ em rút ra bài học gì cho bản thân.(1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7

Câu Đáp án Điểm
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Thể thơ : Lục bát

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

0,5.đ

0,5 đ

Câu 2 – Biện pháp tu từ điệp ngữ “ dù”

– Nhấn mạnh dù con có làm bao nhiêu cũng không thể sánh được bằng công lao, tình thương của mẹ dành cho con.

0,5.đ

0,5.đ

Câu 3 – Người con có thể làm tất cả nhưng không thể nào hiểu hết được tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ giành cho con.

– Nhắn nhủ người con phải biết hiếu thảo với mẹ.

1,0.đ
Câu 4 – Quan tâm, chăm sóc giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.

– Phận làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo với mẹ.

– Làm tròn bổn phận của một người con.

1,0. đ
II. LÀM VĂN

*Yêu cầu hình thức :

– Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm.

– Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài – Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung toàn bài. 0,5.đ
Thân bài Học sinh biểu cảm được những nội dung sau:
a. Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu: Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Thời gian: “rằm xuân”-> đêm rằm tháng giêng tròn đầy, từ láy “lồng lộng” trăng tràn cả không gian.

– Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần nối tiếp nhau để khẳng định sức sống của mùa xuân

=> Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh đẹp về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc, thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ.

b. Cảm nghĩ về hai câu thơ cuối:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

– Câu thơ thứ ba gợi không khí mờ ảo của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ). Nơi rừng sâu đó đang “Bàn việc quân” – việc hệ trong của cuộc kháng chiến gay go chống TDP.

– Câu thơ cuối “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Thời gian: Đêm càng về khuya hơn ánh trăng “bát ngát”, ánh trăng về khuya vằng vặc lan tỏa khắp mọi nẻo không gian.

– Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của Người, niềm tin vào tương lai của cách mạng.

=> Hai câu cuối thể hiện tinh thần lạc quan của HCM, ta càng kính yêu Người hơn.

2,5. đ

2,5 đ

Kết bài Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài “Rằm tháng giêng”. 0,5 đ

*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp.

Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2022 – Đề 2

Đề thi học kì 1 Văn 7

PHÒNG GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2022 – 2022

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I, PHẦN ĐỌC – HIỂU:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2022 – 2023

(Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ?

3. Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên.

4.Nội dung của đoạn thơ?

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nghĩ của em về bài thơ: Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm; Thể thơ: lục bát 0.5
2 Một từ láy: la đà; từ ghép đẳng lập: núi non 1
3 – BP nghệ thuật nổi bật: + điệp ngữ: cũ sao – Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật: + Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ. + Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung… 0.5

0.5

4 Nội dung: Giá trị của ca dao trong đời sống người Việt 0.5
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học 7,0
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn 1.25
b. Xác định đúng kiểu bài và đúng đối tượng biểu cảm: bài thơ Qua đèo Ngang. 0.5
1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Qua đèo Ngang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trầm buồn của Bà.

2. Thân bài

– Hai câu đề: Khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng nơi Đèo Ngang:

+ Không gian núi rừng hoang vu, hiu quạnh

+ Thời gian: hoàng hôn, xế chiều

Gợi tâm trạng cô đơn, buồn man mác Thiên nhiên hoang sơ: cỏ cây, hoa lá

– Hai câu thực: Cuộc sống con người thưa thớt, ảm đạm: Nghệ thuật đối

Tính từ giàu sức gợi

– Hai câu luận: Nỗi nhớ nước, nhớ nhà qua âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa

– Hai câu kết: Nỗi buồn lên đến đỉnh điểm: “ta với ta” là một sự cô đơn tuyệt đối

3. Kết bài: Nêu cảm nhận về bài thơ – Giọng điệu da diết, thủ pháp đối, đảo lộn trật tự câu, hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi – Thiên nhiên hoang sơ nơi đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của con người.

4.0
c. Sử dụng được yếu tố tự sự và miêu tả trong bài. 1
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button