Giáo dục

Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều

Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều gồm 3 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để soạn đề kiểm tra học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 3 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn GDCD 6, còn giúp các em học sinh nắm được  cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật nhuần nhuyễn để ôn thi học kì 1 hiệu quả hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm nhé:

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

Tôn trọng sự thật

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều

– Xác định được biểu hiện của tôn trọng sự thật.

– Hiểu được ý nghĩ của việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ : %

Số câu: 1

Số điểm:0,5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Tự lập

– Nêu được biểu hiện của tính tự lập

– Hiểu được giá trị của tính tự lập

– Giải thích và thể hiện hay không thể hiện tính tự lập.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ: %

Số câu: 2

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10 %

Sốcâu: 0,5

Sốđiểm: 1,5

TL: 15 %

Sốcâu: 0,5

Số điểm: 1,5

TL: 15 %

Số câu: 3

Số điểm:4,0

Tỉ lệ: 45 %

Tự nhận thức bản thân

– Nhận biết được thế nào là tự nhận thức bản thân.

– Nhận biết được ý nghĩa của đức tính tự nhận thức bản thân

– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự nhận thức bản thân

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ : %

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ :10%

Số câu: 0,5

Số điểm: 2,00

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 0,5

Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 5,0

Tỉ lệ: 50 %

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 5

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

Số câu: 1

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

Số câu: 8

Số điểm: 10

Tỉlệ: 100%

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng về tôn trọng sự thật?

A. Đồng tình với việc che dấu sự thật.
B. Không dám chỉ ra việc làm sai của người khác
C. Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.
D. Bao dung cho hành động gian dối.

Câu 2 (0,5 điểm). Trong cuộc sống, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
B. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
D. Mọi người không tôn trọng lẫn nhau

Câu 3 (0,5 điểm).

Biết nhìn nhận và tự đánh giá đúng về bản thân mình là biểu hiện của người có đức tính gì?

A. Siêng năng.
B. Yêu thương con người.
C. Tự tin.
D. Tự nhận thức bản thân

Câu 4 (0,5 điểm). Cá nhân thực hiện tốt việc tự nhận thức bản thân sẽ có kết quả như thế nào dưới đây?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
C. Trở thành người có ích cho xã hội.

D. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

Câu 5 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính tự lập

A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ
B. Há miệng chờ sung.
C. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
D. Chị ngã em nâng.

Câu 6 (0,5 điểm). Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của đức tính tự lập?

A. Dựa dẫm.
B. Chăm chỉ làm bài tập
C. Lười biếng
D. Vô cảm

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Em hãy nêu ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

Em cần làm gì để rèn luyện tính tự nhận thức bản thân?

Câu 2. (3,0 điểm)

Nhà Mai ở gần trường học nhưng hàng ngày ông nội vẫn thường xuyên phải đưa đón Mai đi học. Thấy vậy, Liên hỏi Mai: “Sao cậu không tự đi học?”. Mai trả lời: “Nhà mình tuy gần trường nhưng mình không muốn tự đi học vì việc đưa đón mình đi học từ lâu đã là nhiệm vụ của ông nội mình rồi.”

a. Theo em, bạn Mai suy nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu là Liên, em sẽ nói gì với bạn Mai?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022

  1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

A

D

D

C

B

II/ TỰ LUẬN (7điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

( 3 đ)

a. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, những khó khăn, thách thức của bản thân để có thế đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

+ Giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác

b.Bản thân em cần rèn luyện tính tự nhận thức bản thân như sau:

– Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.

– Lắng nghe ý kiến của người khác.

– Tham gia các hoạt động thử thách bản thân

1,5

0,5

0,5

0,5

1,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(4 đ)

a. Nhận xét:

– Theo em, bạn Mai suy nghĩ như vậy là không đúng. Vì bạn Mai không nên ỷ lại ông nội và càng không nên coi đây là nhiệm vụ của ông nội.

b. Nếu là Liên em sẽ nói Mai nên tự giác đến trường, không nên phiền ông nội như vậy vì nhà bạn gần trường có thể chịu khó đi, mình nên tập tính tự giác khi còn nhỏ và nên tự lập từ những việc mình có thể làm.

2,0

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

Nội dung kiến thức cần KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm
TN TL TN TL Vận dụng VD cao

1. Tôn trọng sự thật

Nhớ lại được KN, ý nghĩa của tôn trọng sự thật (c1,2)

Hiểu và lựa chọn được hành vi để rèn luyện tôn trọn sự thật (c3)

Vận dụng lí thuyết để xử lý tình huống (c15a)

Biết nhận định tình huống và đưa ra lời khuyên (c15b)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

2 câu

0.5đ

5%

1 câu

0.25đ

2,5%

1/2 câu

20%

1/2 câu

10%

4 câu

3.75đ

37,5%

2. Tự lập

Kể được biểu hiện của tự lập.(c5)

Nhắc lại được ý nghĩa và những việc làm của tự lập (c13a)

Phân biệt được tự lập với trái với tự lập(c4,6)

Nêu được cách rèn luyện tự lập của bản thân (c13b)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0.25đ

2,5%

1/2 câu

10%

2 câu

0.5đ

5%

1/2 câu

10%

4 câu

2,75đ

27,5%

3. Tự nhận thức bản thân

Các cách để tự nhận biết bản thân (c7,8)

Nhớ lại các cách tự nhận thức bản thân (c14a)

Hậu quả của việc không nhận thức được bản thân (c9)

Kế hoạch rèn luyện việc tự nhận thức bản thân (c14b)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

2 câu

0.5đ

5%

1/2 câu

10%

1 câu

0.25đ

2,5%

1/2 câu

10%

4 câu

2,75đ

27,5%

4. Yêu thương con người.

Hiểu được đâu là p/c gắn với yêu thương con người (c10)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0.25đ

2,5%

1 câu

0,25đ

2,5%

5. Siêng năng, kiên trì

Nhận biết câu tục ngữ thể hiện SNKT (c12)

Hiểu và lựa chọn được hành vi để rèn luyện SNKT (c11)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0.25đ

2,5%

1 câu

0.25đ

2,5%

2 câu

0,5 đ

5%

Tổng số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

6 câu

1,5 đ

15%

1 câu

20%

6 câu

1,5 đ

15%

1 câu

2 đ

20%

1/2 câu

20%

1/2 câu

1.đ

10%

15 câu

10đ

100%

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
….….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 
Năm học 2021 – 2022
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào một đáp án trả lời đúng nhất (mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1: Tôn trọng sự thật là:

A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
B. Suy nghĩ, nói và làm theo ý kiến của riêng mình.
C. Nói và làm theo ý kiến của số đông.
D. Mình làm việc của mình, kệ mọi người.

Câu 2: Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu 3: Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?

A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.
B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. 
D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.

Câu 4: Câu “Tự lực cánh sinh” nói về đức tính nào của con người?

A. Kiên trì
B. Siêng năng
C. Chăm chỉ
D. Tự lập

Câu 5: Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?

A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.
B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.
C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.
D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 6: Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. M tự lập.
B. M ỷ lại.
C. M vô tâm.
D. M tự giác.

Câu 7: Có mấy cách để tự nhận thức bản thân?

A. 2 cách.
B. 3 cách.
C. 4 cách.
D. 5 cách

Câu 8: Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:

A. Bố mẹ.
B. Thầy cô.
C. Bạn bè.
D. Chính mình.

Câu 9: Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.
B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.
D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Vô cảm.
B. Khoan dung.
C. Ích kỷ
D. Nhỏ nhen.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.

Câu 12. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Chị ngã em nâng.
B. Há miệng chờ sung.
C. Đục nước béo cò.
D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

a. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của em? (1đ)

b. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tự lập của em trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó em cần rèn luyện như thế nào để ngày càng tự lập hơn? (1đ)

Câu 2: (2 điểm)

a. Em hãy nêu các cách tự nhận thức bản thân? (1đ)

b. Để phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân em cần lên kế hoạch rèn luyện như thế nào? (1đ)

Câu 3: (3 điểm)

Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuện với một bạn khác trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?”, Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy.

a.Theo em, việc làm của bạn Long là đúng hay sai? Tại sao? (2 đ)

b, Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp này? (1 đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022

PHẦNI: TRẮC NGHIỆM(3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

A

B

C

D

A

B

B

D

A

B

C

D

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Ý nghĩa của tự lập:

Giúp con người trưởng thành, tự tin, có bản lĩnh cá nhân.

– Biết giúp bố mẹ những công việc vừa sức trong gia đình.

– Dễ thành công hơn trong cuộc sống.

– Xứng đáng được mọi người kính trọng.

b. HS nêu được những việc làm hàng ngày thể hiện tính tự lập và đưa ra kế hoạch rèn luyện bản thân.

1 đ

1 đ

Câu 2

(2 điểm)

a. Có 3 cách tự nhận thức bản thân:

– Tự vấn bản thân một cách khách quan trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày….

– Lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh….

– Tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân…

b. HS đưa ra được kế hoạch rèn luyện của bản thân mình.

1 đ

1 đ

Câu 3

(2 điểm)

a. Theo em việc làm của bạn Long là sai. Vì:

– Bạn đã nói sai sự thật với cô giáo về số tiền mà bạn xin mẹ đi đóng học nhưng lại dùng để tiêu xài ăn quà vặt.

– Bạn Long không những không nói thật về việc làm của mình để xin cô và mẹ tha thứ, mà bạn lại nói dối cô giáo là số tiền bị đánh rơi. Việc làm này là không thể chấp nhận được, Cần lên án, phê phán việc làm sai này.

b. Nếu là bạn Nam em sẽ khuyên bạn Long nên nói thật về việc làm của mình là đã dùng số tiền đó la cà ăn quà vặt để xin cô và mẹ tha lỗi, rút kinh nghiệm sửa chữa. Nếu bạn không nghe thì em sẽ nói sự thật với cô giáo để cô có hướng giải quyết với việc làm sai của bạn Long…

0,5đ

1,5đ

1 đ

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button