Giáo dụcLớp 8

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2021 – 2022 gồm 6 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kì 2.

Qua đó giúp các bạn lớp 8 ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì được tốt hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các bạn cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học – Đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa

Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức
Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Chủ đề 1: Điều chế- gọi tên – phân loại oxit Biết được hợp chất dùng để điều chế khí oxi trong PTN, gọi tên được các loại hợp chất oxit. Gọi được tên các hợp chất oxit và phân loại được oxit.
Số câu 4 câu 3 câu 1 câu
Số điểm 1,0 điểm 0.75

điểm

1,0 điểm
Tỉ lệ 10 % 7,5 % 10%
Chủ đề 2: Tính chất của oxi, khái niệm oxit, sự oxi hóa, phản ứng Phân huỷ, Hóa hợp. Sự cháy, sự oxi hóa chậm. Biết được tính chất của oxi, hoá trị của oxi trong các hợp chất oxit, định nghĩa phản ứng phân huỷ, sự cháy. Xác định được phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp
Số câu 4 câu 1câu 1 câu 1 câu
Số điểm 1,0 điểm 1điểm 0,25

điểm

2,0 điểm
Tỉ lệ 10 % 10 % 2,5% 10%
Chủ đề 3: Cân bằng, tính toán theo PTHH Cân bằng PTHH cho trước và giải bài toán tìm thể tích chất khí hoặc khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng. Giải bài toán tính theo PTHH (có tạp chất)
Số câu 1 câu 1 Câu
Số điểm 2điểm 1 điểm
Tỉ lệ 20% 10 %
Tổng số câu 8 câu 4 câu 4câu 2 Câu 1câu 1 câu
Tổng số điểm 2 điểm 1điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm
Tỉ lệ 20% 10% 10% 30% 20% 10 %

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa học

I Trắc nghiệm ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm:

A. KMnO4 và Fe2O3 B. KMnO4 và KClO3 C. CaCO3 và KClO3 D. KClO3 và K2O

Câu 2: Trong các dãy hợp chất oxit sau, dãy hợp chất nào toàn là oxit axit ?

A.P2O5, CO2, SO2 B. P2O5, CO2, FeO C. CaO, Na2O, SO2 D.SO2, CO2, FeO

Câu 3: Sự oxi hóa chậm là

A. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt

B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng

D. Sự tự bốc cháy

Câu 4: Tên của hợp chất Na2O là:

A.Đinatrioxit B. Natrioxit C. Natriđioxit D.Oxitđinatri

Câu 5: Thành phần của không khí gồm:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).
B. 21% khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
C. 21% khí oxi, 78% khí khác, 1% khí nitơ.
D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).

Câu 6: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. CuO + H2-> Cu + H2O

B. CaO +H2O -> Ca(OH)2

C. 2MnO4 -> K2MnO4+ MnO2 + O2

D. CO2 + Ca(OH)2-> CaCO3 +H2O

Câu 7: Oxit nµo lµ oxit axit trong sè c¸c oxit kim lo¹i cho d­íi ®©y?

A. Na2O

B. CaO

C. Cr2O3

D. CrO3

Câu 8: Trong các dãy hợp chất oxit sau, dãy hợp chất nào toàn là oxit bazơ :

A.P2O5, CO2, SO2 B. P2O5, CO2, FeO C. CaO, Na2O, CuO D. Mn2O7 , Cr2O3, FeO

Câu 9: Công thức hóa học nào viết sai:

A. NaO. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.

Câu 10: Cho các cụm từ sau: đốt nhiên liệu, sự hô hấp, sự oxi hóa, phản ứng. Chọn các cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a.Khí oxi cần cho …1…của người, động vật và cần để …2…trong đời sống và sản xuất.

Sự tác dụng của oxi với một chất là …3…

II. Tự luận:(7 đ)

Câu 1: (1 đ) Phản ứng phân huỷ là gì? Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 2: ( 1đ) Hãy gọi tên các oxit sau:

a. CO2 b. Mn2O7 c.PbO d.SiO2

Câu 3: ( 2đ) Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau và chỉ ra phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ ? Phản ứng hóa hợp ?

………………….

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học – Đề 2

TRƯỜNG THCS………..

TỔ HÓA – SINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

Môn thi: HÓA HỌC LỚP 8

Thời gian :45 phút; không kể phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Chọn đáp án đúng ở mỗi câu và điền vào bảng đáp án trắc nghiệm bên trên.

Câu 1: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2

Sau khi cân bằng hệ số của các chất là phương án nào sau đây?

A. 2, 3, 2, 4

B. 4, 11, 2, 8

C. 4, 12, 2, 6

D. 4, 10, 3, 7

Câu 2: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là:

A. 1,12lít

B. 2,24 lít

C.3,36 lít

D. 2,42 lít

Câu 3: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2-> Cu + H2O

B. Mg +2HCl -> MgCl2+H2

C. Ca(OH)2+ CO2-> CaCO3 +H2O

D. Zn + CuSO4->ZnSO4+Cu

Câu 4: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O

B. HCl

C. NaOH

D. Cu

Câu 5: Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuric là:

A. 22,4 lít

B. 44,8 lít

C. 4,48 lít

D. 2,24 lít

Câu 6: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

Câu 7: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Có thể tăng hoặc giảm

D. Không thay đổi

Câu 8: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH

B. CaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO2; KOH

Câu 9: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

A. MgCl; Na2SO4; KNO3

B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Câu 10: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4hoá trị I

B. Gốc photphat PO4hoá trị II

C. Gốc Nitrat NO3hoá trị III

D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 11: Ở 200C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 200C là:

A. 40,1g

B. 44, 2g

C. 42,1g

D. 43,5g

Câu 12: Câu nào đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:

A.Số gam chất tan có trong 100g dung dịch

B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hoà

C. Số gam chất tan có trong 100g nước

D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch

Câu 13: Hoà tan 12g SO3 vào nước để được 100ml dung dịch.Nồng độ của dung dịch H2SO4 thu được là:

A. 1,4M

B. 1,5M

C. 1,6M

D, 1,7M

Câu 14: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:

A. 2,82M

B. 2,81M

C. 2,83M

D. Tất cả đều sai

Câu 15: Ở 200C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 200C là:

A. 25%

B. 22,32%

C. 26,4%

D. 25,47%

Câu 16: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng(II) nitrat

B. Kali clorua

C. Sắt(II) sunfat

D. Canxi hiđroxit

Câu 17: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa?

A. NaCl và AgNO3

B. NaOH và HCl

C. KOH và NaCl

D. CuSO4và HCl

Câu 18: Hoà tan 124g Na2O vào 876ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 16%

B. 17%

C. 18%

D.19%

Câu 19: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:

A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch

B. Số gam chất tan trong 1lít dung môi

C. Số mol chất tan trong 1lít dung dịch

D. Số mol chất tan trong 1lít dung môi

Câu 20: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn

B. Cu, Pb, Rb, Ag

C. K, Na, Ca, Ba

D. Al, Hg, Cs, Sr

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (2điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào (ghi điều kiện phản ứng, nếu có)?

1) Fe2O3 + H2 ? + ?

2) ? + H2O H3PO4

3) Na + H2O ? + ?

4) P + O2 ?

Câu 2: (2 điểm) Cho săt tác dụng vừa đủ với 182,5 gam dung dịch HCl 5% đến khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí ở đktc?

a.Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng sắt đã phản ứng và tính V?

c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được?

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa học

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B B C B D D B C A D C A B C C D A A C C

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (2đ) Bài giải:

1) w Fe2O3 + 3H2 →2Fe + 3H2O (phản ứng thế)

2) w P2O5 + 3H2O →2H3PO4 (phản ứng hóa hợp)

3) w 2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2 (phản ứng thế)

4) w 4P + 5O2  → 2P2O5 (phản ứng cộng)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2

(2đ)

a. PTHH

Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

1        2       1        1

0,125  0,25  0,25    0,25

b. mHCl = 9,125 g

nHCl = 0,25 mol

mFe = 0,125. 56= 7g

VH2 = 0,25.22,4= 5,6 l

c. mFeCl2 = 0,25.127=31,75g

mdd sau pư= m Fe + mdd HCl – m H2

=7 +182,5-0,25.2= 189g

C%(FeCl2) =16,798%

0,5đ

0,5đ

……………………………..

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học – Đề 3

Ma trận đề thi giữa kì 2 Hóa học 8

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức
        Nhận biết Thông hiểu
1 Chương 4

Oxi – Không khí

 

Tính chất của oxi. Nhận biết

– Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

– Tính chất hoá học của oxi : Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu…), nhiều phi kim (S, và hợp chất (CH4…).

– Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

Vận dụng

– Viết được các PTHH.

– Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

Vận dụng cao

Lập công thức hóa học của oxit

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1*

 

 

 

 

 

 

2   Sự Oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi Nhận biết

Biết được:

– Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

– Khái niệm phản ứng hoá hợp.

– Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

– Thông hiểu

Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.

Vận dụng

– ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

2

 

 

 

 

 
3   Oxit Nhận biết

Biết được:- Định nghĩa oxit.

– Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị.

– Cách lập CTHH của oxit.

– Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.

– Gọi được tên một số oxit theo công thức hoá học hoặc ngược lại.

Thông hiểu

– Phân loại được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.

Vận dụng

– Vận dụng tính chất của Oxi để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến chúng.

– Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hoá trị của nguyên tố.

Vận dụng cao

+ Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố

3

 

 
4   Điều chế Oxi, phản ứng phân hủy + thực hành Nhận biết

– Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hai cách thu khí oxi) – Khái niệm phản ứng phân huỷ .

Thông hiểu

– Xác định được một số phản ứng cụ thể thuộc loại phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp.

Vận dụng

– Viết được các PTHH điều chế khí oxi từ KMnO4 và từ KClO3.

Vận dụngcao

– Tính thể tích khí oxi điều chế được (ở đktc) trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2

 

 
5   Không khí, sự cháy + luyện tập

 

Nhận biết

Biết được:

– Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.

– Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

– Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

– Ôn tập lại kiến thức trong chủ đề oxi

 Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất

Thông hiểu

– Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

Vận dụng

– Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

3

 

 

 

 

 

 

 

1*

 

6  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 5. Hiđro – Nước

Tính chất, ứng dụng của hiđro

 

Nhận biết

– Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

– Tính chất hoá học của hiđro : Tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.

– ứng dụng của hiđro : Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

– Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro.

Vận dụng

– Viết được PTHH minh hoạ tính khử của hiđro. – Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm

Vận dụng cao

– Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. Biện luận lượng chất phản ứng còn dư

2

 

 

 

 

 

 

1*

 

7   Điều chế

hiđro, phản

ứng thế

Nhận biết

– Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

– Phản ứng thế. là phản ứng ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

– Viết được các PTHH điều chế khí hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng).

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.

Vận dụng

Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hoá – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.

Vận dụng cao

– Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc

2

 

 

 

 

 

 

1*

 

Tổng   16 1,5
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức   40% 30%
Tỉ lệ chung   70%

Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)

Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

C. Khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất

D. Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (Kim loại, phi kim) và hợp chất.

Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi?

A. Khí O2 nặng hơn không khí

B. Khí O2 là khí không mùi.

C.Khí O2 dễ hoà tan trongnước

D. Khí O2 nhẹ hơn không khí

Câu 3: Hai chất khí nhẹ hơn không khí là

A. H2và N2

B. H2và CO2

C. H2 và O2

D. H2 và SO2

Câu 4: Đâu là phản ứng hóa hợp trong các phản ứng hoá học sau?

A. MgCO3MgO + CO2

B. H2O + SO2 H2SO3

C. 2HCl + CaO →CaCl2+ H2O

D. Fe + H2SO4FeSO4 + H2

Câu 5: Cho những chất sau: CaO, Mg(OH)2, Na2O, CuO, KOH, H3PO4 những chất là oxit?

A. CaO, Na2O, KOH, CuO

B. Mg(OH)2, KOH, H3PO4

C.CaO, Na2O, CuO

D. CuO, KOH, H3PO4

Câu 6: Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là

A. CO2, SO2, Na2O,

B. CaO, CO2, SO2

C. SO2, SO3, P2O5

D. CO2, P2O5, Fe2O3

Câu 7: Công thức hóa học điphotpho pentaoxit là:

A. P2O5

B. P2O3

C.PO

D. P5O2.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào?

A. KMnO4hoặc KClO3

B. KMnO4hoặc KCl

C. Không khí hoặc nước

D. Không khí hoặc KMnO4

Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. CuO + H2  →Cu + H2O

B. CO2+ Ca(OH) CaCO3 + H2O

C. CaO + H2O → Ca(OH)2

D. Ca(HCO3)→ CaCO3+CO2+H2O

Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây là đúng: Không khí là

A. một chất

B. một đơn chất

C. một hợp chất

D. một hỗn hợp

Câu 11: Sự cháy là

A. sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

B. sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

C. sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt.

D. sự oxi hóa nhưng không phát sáng.

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm…).

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm…).

D.21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% nitơ.

Câu 13: Khí Hiđro được dùng để nạp vào khinh khí cầu vì:

A.khí Hlà đơn chất.

B. khí H2 là khí nhẹ nhất.

C. khí Hkhi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. khí H2 ít tan trong nước.

Câu 14 : Hỗn hợp của hiđro với oxi nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2 là

A. 1:1

B. 3:1

C. 2:1

D. 4:1

Câu 15: Cho các chất sau: HCl, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí H2 là:

A. HCl, CaO.

B. Mg, NaOH, Fe.

C. HCl, S, O2.

D. HCl, Mg, Fe.

Câu 16: Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:

A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

B. 2KClO3 2KCl + 3O2

C. 3Fe + 2O2 Fe3O4

D. 2Al + 3Cl2 2AlCl3

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a . C4H10 + O2.→….. + ……..

b. Fe + ……….. →Fe3O4

c. H2+ O2…………….→

d. Al + O2…..→

Câu 18 : (1 điểm) Hãy giải thích hiện tượng sau: Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy?

Câu 19: (3 điểm) Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric (vừa đủ).

a. Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc)?

b. Nếu dùng toàn bộ lượng hidro bay ra ở trên đem khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? Dư bao nhiêu mol?

Cho biết: Cu = 64; Zn = 65; O = 16;

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 8

Hướng dẫn chung:

Chú ý: – Học sinh có thể giải theo những cách khác nhau, nếu đúng thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa ứng với phần đó.

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu Đáp án các mã đề Điểm
Mã đề 01 Mã đề 02
Câu 1 D A 0.25
Câu 2 A A 0,25
Câu 3 A C 0,25
Câu 4 B A 0,25
Câu 5 C B 0,25
Câu 6 C C 0,25
Câu 7 A A 0,25
Câu 8 A D 0,25
Câu 9 D B 0,25
Câu 10 D D 0,25
Câu 11 B D 0,25
Câu 12 C C 0,25
Câu 13 B C 0,25
Câu 14 C D 0,25
Câu 15 D A 0,25
Câu 16 A B 0,25

II. TỰ LUẬN (6,0điểm)

Câu 17 (2,0 điểm)Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

………………

Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 8 – Đề 4

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.

A. 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2P2O5

B. 4Ag + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2Ag2O

C. CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2

D. 2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CuO

Câu 2. Tên gọi của oxit N2O5 là

A. Đinitơ pentaoxit

B. Đinitơ oxit

C. Nitơ (II) oxit

D. Nitơ (II) pentaoxit

Câu 3. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO

B. BaO

C. Na2O

D. SO3

Câu 4. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl

B. MgO; CaO; CuO; FeO

C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4

D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Câu 5. Dãy hóa chất nào dưới đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

A. Không khí, KMnO4

B. KMnO4, KClO3

C. NaNO3, KNO3

D. H2O, không khí

Câu 6. Phản ứng phân hủy là

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS + H2

C. MgCO3 → MgO + CO2

D. KMnO4 → MnO2 + O2 + K2O

Câu 7. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất.

A. Khí oxi tan trong nước

B. Khí oxi ít tan trong nước

C. Khí oxi khó hóa lỏng

D. Khí oxi nhẹ hơn nước

Câu 8. Thành phần các chất trong không khí:

A. 9% Nitơ, 90% Oxi, 1% các chất khác

B. 91% Nitơ, 8% Oxi, 1% các chất khác

C. 50% Nitơ, 50% Oxi

D. 21% Oxi, 78% Nitơ, 1% các chất khác

Câu 9. Phương pháp nào để dập tắt lửa do xăng dầu?

A. Quạt

B. Phủ chăn bông hoặc vải dày

C. Dùng nước

D. Dùng cồn

Câu 10. Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên

A. 38,678 g

B. 37,689 g

C. 38,868 g

D. 38,886 g

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành phản ứng các phương trình hóa học sau

a) P2O5 + H2O → ….

b) Mg + HCl → …..+ …..

c) KMnO4 → ……+ ……+ O2

d) K + H2O → ….

e) C2H4 + O2 → ……+ H2O

Câu 2. (2 điểm)

a. Trong dãy các oxit sau: H2O; Al2O3; CO2; FeO; SO3; P2O5; BaO. Phân loại oxit và gọi tên tương ứng với mỗi oxit đó?

b. Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Câu 3. (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 23,3 gam hỗn hơp 2 kim loại Mg và Zn trong bình kín đựng khí oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 36,1 gam hỗn hợp 2 oxit.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên

c) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.

Đáp án Đề thi Hóa 8 giữa học kì 2

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu đúng 0,3 điểm

1B 2A 3D 4B 5B
6C 7B 8D 9B 10C

 

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1.

a) P2O5 + H2O → H3PO4

b) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

c) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

d) 2K + H2O → 2KOH

e) C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

Câu 2. a

Oxit axit Oxit bazo Tên gọi tương ứng
Na2O Natri oxit
Al2O3 Nhôm oxit
CO2 Cacbonđioxit
N2O5 Đinito pentaoxit
FeO Sắt (II) oxit
SO3 Lưu trioxit
P2O5 Điphotpho pentaoxit

b.

Gọi CT của oxit kim loại R là RO (x,y ∈N∈N*)

\%m_{R} = 71,43\% =  > \frac{M_{R}}{M_{R} + 16} = 0,7143

MR= 0,7143MR+ 11,4288

⇔ MR= 40

⇒ R là Ca

CTPT: CaO, tên gọi: Canxi oxit

Câu 3.

Phương trình hóa học.

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MgO

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2ZnO

b) Áp dụng bảo toàn khối lượng

mhh + moxi = moxit => moxi = moxit – mhh = 36,1 – 23,3 = 12,8 gam

Số mol của oxi bằng

\begin{array}{l}
n{O_2} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\
 =  > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96(l)
\end{array}

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Zn

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}2MgO

x → x/2

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}2ZnO

\rightarrow y/2

Khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhh = mMg +mZn = 24x + 65y = 23,3 (1)

Số mol của oxi ở cả 2 phương trình là: x/2 + y/2 = 0,4 (1)

Sử dụng phương pháp thế giải được x = nMg = 0,7mol, y =nZn = 0,1 mol

=> mMg = 0,7.24 = 16,8 gam

mZn = 0,1.65 = 6,5 gam

…………………………….

Mời các bạn tải về để xem trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 8

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 8

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học năm 2021 – 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button