Tổng hợp

Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2022

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2022

Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2022 gồm 415 câu hỏi, có đáp án kèm theo, giúp các bạn nhanh chóng trả lời câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và cung cấp, sử dụng dịch vụ công” năm 2022.

Cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và cung cấp, sử dụng dịch vụ công” tỉnh Nghệ An năm 2022 diễn ra từ 8h ngày 22/8/2022 đến hết ngày 19/9/2022. Mỗi tuần thí sinh tham gia dự thi trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm.

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2022

Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2022

BỘ 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Câu 1. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, “thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

A. Là quy trình, các bước thực hiện, giải quyết một việc.

B. Là các bước giải quyết công việc phục vụ công tác quản lý – điều hành của cơ quan nhà nước.

C. Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Câu 2. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, “kiểm soát thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

A. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

B. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

C. Là việc theo dõi thi hành quy định về thủ tục hành chính được quy định văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.

Câu 3. Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, “hồ sơ” được hiểu như thế nào?

A. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

B. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

C. Là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

Câu 4. Cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị đối với các quy định hành chính tới các cơ quan nhà nước?

A. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

B. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

C. Cả 2 văn bản trên.

Câu 5. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định nội dung gì?

A. Về xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện quy định hành chính.

B. Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

C. Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Câu 6. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ không điều chỉnh đối với nội dung nào sau đây?

A. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

B. Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

C. Việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.

Câu 7. Đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ?

A. Cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

B. Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

C. Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về hành chính.

Câu 8. Theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua các hình thức nào?

A. Văn bản; phiếu ý kiến; điện thoại

B. Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

C. Cả 3 hình thức trên.

Câu 9. Quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ được quy định như thế nào?

A. Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước.

B. Là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

C. Là biện pháp xử lý hành chính.

Câu 10. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, các phương án nào sau đây quy định nội dung phản ánh, kiến nghị?

A. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.

B. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 11. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008, nội dung nào sau đây không thuộc phạm vi được phản ánh, kiến nghị?

A. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

B. Khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền.

C. Quy định hành chính không hợp pháp.

Câu 12. Cơ quan nào có thẩm quyền làm đầu mối tiếp nhận toàn bộ các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hiện nay?

A. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

B. Sở Tư pháp.

C. Sở Nội vụ.

Câu 13. Trong các phương án sau, phương án nào quy định về yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ?

A. Sử dụng ngôn ngữ bằng Tiếng Việt, thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

B. Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 14. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức bằng Phiếu lấy ý kiến được áp dụng khi nào?

A. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện quy định hành chính.

B. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.

C. Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.

Câu 15. Theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức trong trường hợp cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể được thực hiện thông qua những cách thức nào sau đây?

A. Gửi công văn lấy ý kiến; lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng.

B. Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử).

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 16. Tổ chức, cá nhân được phản ánh, kiến nghị những nội dung nào trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?

A. Thủ tục hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa được đăng tải công khai hoặc đã được đăng tải nhưng không đầy đủ, chính xác theo quy định. Thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ nhưng vẫn được đăng tải công khai.

B. Sự không thống nhất giữa thủ tục hành chính được giải quyết với thủ tục hành chính được công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính và được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

C. Cả 2 phương án trên

Câu 17. Thời gian tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An được quy định như thế nào?

A. Theo giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết). Trường hợp gửi qua Email hoặc Website điện tử thì thực hiện 24/24 giờ.

B. Chỉ tiếp nhận vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần.

C. Tiếp nhận vào giờ làm việc hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Câu 18. Cơ quan nào trên địa bàn tỉnh có nhiệm vụ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính?

A. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, số 3 đường Trường Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

B. Sở Tư pháp, số 56 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Nghệ An.

C. Phòng Cải cách hành chính – Sở Nội vụ, số 30 đường Phan Đăng Lưu, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Câu 19. Địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An là địa chỉ nào sau đây?

A. nghean.gov.vn.

B. [email protected]

C. https://dichvucong.nghean.gov.vn.

Câu 20. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quy định việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính như thế nào?

A. Toàn bộ kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phải được đăng tải công khai thông qua một hoặc nhiều hình thức sau: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Cổng thông tin điện tử (website) của cơ quan hành chính các cấp (nếu có); thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông báo cho cá nhân, tổ chức và các cơ quan có liên quan biết; các hình thức khác.

B. Chỉ cần thông báo cho cá nhân, tổ chức và các cơ quan có liên quan biết.

C. Không được thông báo cho cá nhân, tổ chức và công khai rộng rãi.

Câu 21. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phải có những trách nhiệm nào sau đây?

A. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.

B. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 22. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị có những quyền nào sau đây?

A. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.

B. Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 23. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị có những trách nhiệm nào sau đây?

A. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.

B. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị định này.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 24. Tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo cách thức nào?

A. Truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn, mục Phản ánh, kiến nghị để gửi phản ánh, kiến nghị.

B. Gửi phản ánh, kiến nghị trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

C. Cả 2 phương án trên

Câu 25. Yêu cầu của phản ánh, kiến nghị gửi qua Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định như thế nào?

A. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị theo quy định.

B. Có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị; tổ chức, cá nhân phải có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để gửi phản ánh, kiến nghị.

C. Cả 2 phương án trên

Câu 26. Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thiết lập ở những cấp nào?

A. Cấp tỉnh.

B. Cấp huyện, cấp xã.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 27. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thông qua Chỉ thị nào sau đây?

A. Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

B. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 28. Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia được quy định như thế nào?

A. Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 05 ngày làm việc, các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để thông tin cho tổ chức, cá nhân.

B. Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để trả lời cho tổ chức, cá nhân.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 29. Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Nghệ An quy định cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính phải thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của cơ quan, đơn vị.

B. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính về các vấn đề có liên quan đến phạm vi, chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu.

C. Cả 2 phương án trên.

Câu 30. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

B. Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản.

C. Cả hai phương án trên.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button