Tổng hợp

Bình Tây Đại nguyên soái là ai? Tiểu sử của Bình Tây Đại nguyên soái

Bình Tây Đại nguyên soái là ai?

Bình Tây đại Nguyên soái là Trương Định, ông là vị thủ lĩnh vĩ đại thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm- người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị).

Trương Định là người chí dũng song toàn. Sau khi cha ông mất, ông ở lại nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định. Năm 1854, trong thời gian khẩn hoang Trương Định đã gặp và cưới bà Trần Thị Sanh – là anh em con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).

Bình Tây đại nguyên soái là ai?
Bình Tây đại nguyên soái là ai?

Tiểu sử của Trương Định – Bình Tây Đại nguyên soái

Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là một vị tướng quân của nhà Nguyễn. Anh sinh ra tại Quảng Ngãi, mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió (trước đây là làng Tư Cung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Cha của Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm – Hữu Thủy vệ đời vua Thiệu Trị. Năm 1844, Trương Định cùng cha đi nam và kết hôn với con gái của một người giàu có ở Gò Công. Sau khi cha mất, Trương Định ở lại quê vợ. Năm 1854, Trương Định xuất tiền và chiêu mộ người nghèo để thành lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn điền.

Trong thời nhà Nguyễn, Trương Định là một tướng quân. Dưới sự cai trị của Pháp từ năm 1859 đến năm 1864, ông trở thành thủ lĩnh của một số cuộc nổi dậy chống Pháp, khẳng định lòng yêu nước dũng cảm khi ông đứng lên bảo vệ quê hương.

Trương Định sinh ra ở Quảng Ngãi, nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái đã không tiếc công sức chiến đấu chống lại phương Tây bằng cả trái tim và linh hồn của mình.

Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa của Bình Tây Đại nguyên soái

  • Tháng 12/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Trương Định đưa quân tham gia quân đội triều đình chống lại kẻ thù, thường lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là trận phục kích tiêu diệt Đại úy Barbe.
  • Tháng 12/1861, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định cho quân đến đồn cũ Tân Hòa và chiêu mộ thêm binh lính để tiếp tục đánh Pháp. Lúc này, quân số của Trương Định lên tới hơn 6.000 người. Đội quân nổi dậy Trương Định đã đạt được nhiều chiến công, như trừng phạt nhiều tay sai theo giặc Pháp (như bá hộ Huy ở Đông Sơn). Tiến công các đồn bốt của địch ở Gia Thạch, Rạch Gầm, nhiều lần ở đồn Kỳ Hòa.
  • Tháng 3/1862, quân đội Pháp rút khỏi Gò Công. Quân khởi nghĩa Trương Định tấn công tiêu diệt nhiều tên, chiếm lại Gò Công.
  • Ngày 5/6/1862, triều đình ký Hòa ước Nhâm Tuất. Ba tỉnh miền Đông giao cho Pháp, lệnh cho Trương Định hủy nghĩa quân, đến An Giang nhận chức sứ quân. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định từ chối lệnh của triều đình và tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp với danh nghĩa Bình Tây Đại Nguyên Soái do nhân dân ban tặng.
  • Trương Định đã lãnh đạo đội quân nổi dậy giành nhiều chiến thắng, chẳng hạn như cuộc tấn công vào đồn Rạch Tra; giết đại úy Tu-Rut (1862), phục kích Alarme, tấn công nhiều đồn của địch; và phá vỡ cuộc tấn công lớn của giặc Pháp (tháng 1 năm 1863).
  • Vào ngày 16/2/1863, tướng giặc Bonnard xuống núi để khảo sát Gò Công và tuyên bố rằng ai lấy được đầu của Trương Định sẽ thưởng 10.000 francs.
  • Ngày 22/2/1863, quân địch do Chaumont chỉ huy kéo xuống từ Sài Gòn.
  • Sáng ngày 26/2/1863, quân Pháp tiến vào Trại Cá. Đúng lúc này, Trương Định hiểu được ý đồ của địch, bố trí mai phục, điều toàn bộ quân về Quy Nhơn.
  • Ngày 25/9/1863, quân Pháp tấn công Quy Nhơn sau khi nhận được mật báo. Nghĩa quân Trương Định anh dũng thoát khỏi vòng vây và trở về Gò Công.
  • Ngày 20/08/1864, Trương Định bị thương nặng trong một trận chiến không cân sức. Để không rơi vào tay kẻ thù, Trương Định đã tự sát bằng kiếm để bảo toàn danh tiếng anh hùng của mình – khi đó ông 44 tuổi. Hay tin rằng ông tuẫn tiết Vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm.
  • Năm 1871, vua Tự Đức lập đền thờ Trương Định tại Tư Cung (Quảng Ngãi).

Để ca ngợi Trương Định là anh hùng trung nghĩa, chính trực, cùng nhân dân 03 tỉnh miền Đông Nam bộ có thành tích bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế và mười hai bài thơ điếu Trương Định. Ca ngợi Trương Ddingj về cuộc sống chiến đấu anh dũng và cái chết đáng trân trọng.

Là vị tướng khiến kẻ thù phải choáng váng, hóa thân thành vị thần phù hộ độ trì, tiêu diệt quân thù trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc muôn đời:

Trong Nam, tên họ nổi như cồn

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn

Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ

Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ

Quả ấn Bình Tây đất vội chôn

Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy

Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định
Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định

Những điều ít ai biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái

Duyên nợ với Gò Cong

Nhắc đến Bình Tây Đại Nguyên Soái, người dân Gò Công ngày ấy không khỏi xuýt xoa, tự hào. Xuất thân từ miền trung, “Bình Tây Đại Nguyên Soái” nổi tiếng tại Gia Định với việc lấy hết của cải để đánh Tây. Ở đó, oomg kết hôn với hai người phụ nữ. Được sự giúp đỡ của hai bên gia đình bên vợ.

Từ năm 1854, theo chủ trương đồn điền của Nguyễn Tri Phương. Trương Định chiêu mộ binh lính và ngựa để khai khẩn đất hoang. Lập đồn điền Gia Thuận và phát triển sản xuất, quan tâm đến đời sống của người dân địa phương.

Từ chối sự ưu ái của hoàng gia để đấu tranh cùng người dân

Tháng 7/1862, sau khi ký hòa ước, thực dân Pháp chia đảo Côn Lôn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Triều đình Tự Đức bổ nhiệm Trương Định làm Lãnh binh tỉnh An Giang (theo điều khoản của hòa ước, để loại bỏ các lực lượng chống Pháp), và ra lệnh cho ông dừng cuộc bao vây.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của nhân dân Gò Công, Trương Định đã quyết định đứng cùng với nhân dân và chiến đấu chống lại thực dân Pháp.

Trương Định đã chiến đấu cho người dân miền Nam

Trước quyền lợi của bản thân và nguyện vọng của nhân dân, ông đã dũng cảm đứng về phía nhân dân và quyết đấu tranh với họ.

Trên thực tế, trận quân khởi nghĩa của Trương Định phù hợp với tâm lý dân. Nó xứng đáng được nhân dân hết lòng bảo vệ và ủng hộ. Chính vì điều này, mặc dù tương quan lực lượng có sự chênh lệch lớn, nghiêng về thực dân Pháp rất nhiều, đội quân khởi nghĩa Trương Định vẫn lập nên những chiến công rực rỡ.

Giây phút cuối đời Trương Định và huyền thoại của nhân dân

Phút cuối cùng của Trương Định được ghi lại trong nhiều tài liệu của Pháp. Ông chết vì một vết đạn bắn vào lưng. Còn tài liệu lịch sử Việt Nam thì chỉ ghi ngày mất. Tuy nhiên, dân gian không muốn tin rằng người anh hùng đã chết trong trận chiến. Nhân dân đã dựng lại tư thế lẫm liệt, đường hoàng của ông trước làn hơi cuối.

Theo dân gian, sau khi bị thương nặng, ông biết mình sẽ không qua khỏi, Trương Định chỉ tay vào mặt Tấn rồi tự đâm kiếm vào bụng để tự sát.

Bình Tây Đại Nguyên Soái có những chiến tích lừng lẫy
Bình Tây Đại Nguyên Soái có những chiến tích lừng lẫy

Lăng mộ và đền Trương Định nằm ở đâu?

Sau khi Trương Định mất vào ngày 20/8/1864, bà Trần Thị Sanh là người vợ thứ của Trương Định và nhân dân mang Ông về an táng rất trọng thể, tại một địa điểm thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Mộ Trương Định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: “Đại Nam – An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ”. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ dòng chữ Bình “Tây Đại tướng quân” và yêu cầu bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép.

Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ…

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: “Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải, cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa”

Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm. Trương Định cũng được hậu thế tôn vinh tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam thuộc thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đền Trương là nơi thờ những người họ Trương nổi tiếng có công trong lịch sử đã khuất.

Ngoài mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công, nhân dân còn lập một đền thờ và dựng tượng Trương Định tại xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông, nơi được gọi là “Đám lá tối trời” mà Trương Định và nghĩa quân từng làm căn cứ chống Pháp để thờ. Hàng năm vào hai ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch, Gò Công đều tổ chức lễ hội Văn hóa anh hùng Trương Định với mục đích hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước.

Đối với nhân dân Gò Công nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung thì Trương Định là người anh hùng dân tộc sẽ mãi mãi được các thế hệ sau khắc ghi.

Để ghi nhớ công ơn của ngài Nhà nước đã đặt tên một con phố tại Hà Nội mang tên Trương Định.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button