Giáo dụcLớp 11

Bình giảng bài thơ Chiều tốì

Đề bài: Bình giảng bài thơ Chiều tốì

binh giang bai tho chieu toi

Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Chiều tốì

Bài mẫu: Bình giảng bài thơ Chiều tốì

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam được biết đến với nhiều vai trò khác nhau từ một người chiến sỹ cách mạng đến một nhà chính trị lỗi lạc hay ở phương diện khác Người còn là một nghệ sỹ tài ba. Cả cuộc đời, Người đã để lại cho hậu thế biết bao những áng văn chương nổi bật. Thậm chí, ngay cả khi đang trong cảnh tù đầy, Người vẫn có thể cho ra đời một tập thơ nổi tiếng đó là tập “Nhật ký trong tù”. Nổi bật trong tập “Nhật ký trong tù” là bài thơ “Chiều tối”, đây được coi như viên ngọc quý trong tập thơ này của Bác. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn, ẩn sâu trong nó là tâm sự của nhân vật trữ tình. Hồ Chí Minh – một người tù cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người đã vượt lên trên nỗi đau về thể xác để hòa mình vào với thiên nhiên và cuộc sống con người.

Bạn đang xem: Bình giảng bài thơ Chiều tốì

Bài thơ được mở ra với bức tranh thiên nhiên núi rừng trong khoảnh khắc một ngày tàn:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Dịch thơ: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

“Chiều tối” đã thể hiện cụ thể, chân thực “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” dù trong hoàn cảnh tù đày, khó khăn, Bác vẫn giữ một tư thế hiên ngang, một tinh thần lạc quan dù chân bị xiềng, tay bị trói mà tâm vẫn hòa mình với chim muông, cây cỏ. Bức tranh thiên nhiên được vẽ lên bởi hai nét chấm phá nghệ thuật độc đáo mang đậm chất cổ điển. Cánh chim vốn là thi liệu mang tính chất tượng trưng, ước lệ của thơ ca xưa, tín hiệu nghệ thuật ấy ta đã từng bắt gặp trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”

Người dân xưa mỗi khi “Chim bay về núi tối rồi” là lúc vai cày, tay cuốc trở về với cuộc sống bình yên, giản dị. Hay gần hơn với phong trào thơ mới, cánh chim trong thơ Huy Cận như hút cả ánh nắng chiều: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Thế nhưng hình ảnh cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh không đơn thuần diễn tả sự trôi chảy của thời gian mà nó còn gợi một không gian bao la, vắng lặng thậm chí cánh chim còn trở nặng tâm trạng của người tù làm nên một mối giao cảm giữa con người và thiên nhiên. Từ “mỏi” chứa đựng nhiều cảm xúc, trước hết để tả thực cánh chim sau một ngày kiếm ăn đã thấm mệt về rừng tìm nơi trú ẩn cũng giống như người tù sau một ngày lê bước, cổ đeo gong, chân vướng xiềng cũng khao khát có một chốn dừng chân nghỉ ngơi nhưng trước mắt Bác vẫn là một dấu hỏi lớn. Tuy vậy, Người vẫn quan niệm sống giữa thiên nhiên, tâm hồn con người sẽ được thanh lọc trở nên trong sáng hơn.

Nét chấm phá nghệ thuật thứ hai làm nên bức tranh thiên nhiên có thần có hồn chính là hình ảnh “chòm mây”. Hình ảnh ấy cũng xuất hiện nhiều trong thi ca xưa và hiện đại ví như Thôi Hiệu xưa mượn hình ảnh mây trắng để khẳng định sự cổ kính, vĩnh hằng của lầu Hoàng Hạc “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”. Riêng trong thơ của Bác, chòm mây trở nên gần gũi với cuộc sống con người. Bản dịch thơ chưa chuyển tải hết ý nghĩa của bản phiên âm khi “cô vân” mà dịch “chòm mây” dường như quá nhẹ, chưa diễn đạt được nỗi trơ trọi, cô đơn, trống trải của chòm mây trôi trên bầu trời. “Chòm mây” chất đầy nỗi niềm tâm sự như những trăn trở, suy tư của người tù. “Cô vân” trong thơ Hồ Chí Minh đơn độc giữa hoàng hôn, khao khát cảm giác sum vầy, vậy mà Người không tha thở lấy một lời chỉ lắng nghe từng nhịp đập, những cái khe khẽ trở mình của cỏ cây, hoa lá. Bức tranh thiên nhiên cũng man mác một nỗi buồn nhưng là nỗi buồn đẹp. Bức tranh như được vẽ lên từ những giọt lệ tâm hồn đang chảy của con người trong cảnh ngộ tù đầy.

Mặc dù bức tranh thiên nhiên có phần buồn bã nhưng không hề làm người tù bị tác động. Ngược lại, hai câu thơ cuối là sự vươn lên, trỗi dậy của một con người đầy ý chí, nghị lực khi hòa mình với hiện thực cuộc sống lao động ấm áp, với hình ảnh thiếu nữ say ngô miệt mài bên bếp lửa hồng:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch thơ: “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

Mạch cảm xúc trong thơ Hồ Chí Minh luôn luôn có sự vận động khỏe khoắn, nó được bắt nguồn từ trái tim yêu đời và khát sống. Ở hai câu thơ này, thời gian vận động qua hình ảnh chiếc cối xay ngô với những vòng quay đều đặn. Nghệ thuật lặp vắt dòng “ma bao túc – bao túc ma hoàn” diễn tả mỗi vòng quay là nhịp chảy của thời gian, khi vòng quay cuối cùng dùng lại là lúc kết thúc công việc cũng là lúc lò than rực hồng. Sự liên hoàn ấy là cho bức tranh cuộc sống lao độngcủa con người trở nên khỏe khoắn. Không chỉ có thời gian, không gian cũng vận động từ bao la, rộng lớn, hoang sơ đến không gian xóm núi nơi có thiếu nữ xay ngô. Con người đã trở thành đối tượng trung tâm làm nên linh hồn của bức tranh chiều tối. Dưới cặp mát của người tù, sơn nũ miệt mài trong lao động, trẻ trung, căng tràn sức sống. Bác nhìn người lao động bằng ánh mắt trân trọng, sẻ chia. Đó là sản phẩm của tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống, là biểu hiện của tư tưởng nhân đạo. Bác không chỉ thương đất Việt mà Bác còn thương tất cả những người lao động trên thế giới. Dù trong hoàn cảnh nào. Bác cũng hướng tới cuộc sống, con người, đặt niềm tin vào tương lai. Song song với sự vận động của không gian thì hình ảnh thơ cũng có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, do đó, chiều tối nhưng không hề tối bởi bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”. Đây được coi là nhãn tự của bài thơ, không chỉ đơn thuần là ánh sáng của lò than mà là ánh sáng tỏa ra từ sâu thẳm trái tim, tâm hồn người tù. Sự xuất hiện của chữ “hồng” đã làm không gian bừng sáng hơn, xua đi bóng tối bao phủ, xua tan sương sa lạnh giá của miền sơn cước, đồng thời sưởi ấm lòng người, vơi đi cảm giác cô đơn trống trải. Đặc biệt, màu hồng làm cho người lao động trở nên đẹp đẽ hơn, hình ảnh sơn nữ như được tắm dưới ánh lửa hồng, hiện lên đẹp như thiên thần trong sử thi. Dường như không còn cảm giác mệt mỏi, uể oải. Ánh lửa hồng là hiện thân của cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc gia đình, sự lạc quan, sự sống sẽ không bao giờ nguội lạnh.

Như vậy, với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, niêm luật chặt chẽ, ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, hình ảnh tượng trưng mang đậm màu sắc cổ điển kết hợp với nghệ thật chấm phá, mạch thơ vận động khỏe khoắn, nhân vật trữ tình ung dung, tự tại cùng với giọng điệu khi thì tram buồn khi thì trữ tình, đằm thắm,…đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên trong khoảng khắc cuối ngày đầy đẹp đẽ. Ẩn chưa trong đó là vẻ đẹp tâm hồn chiến sỹ cộng sản Hồ Chí Minh.

Xem thêm các bài văn mẫu soạn bài, phân tích bài thơ Chiều tối trên Taimienphi.vn

Bài thơ Chiều tối là tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh, bên cạnh bài làm văn Bình giảng bài thơ Chiều tốì, học sinh và giáo viên có thể tìm hiểu thêm các bài làm văn mẫu như Phân tích bài thơ Chiều tối, Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Lập dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối hay cả phần Soạn văn lớp 11 – Chiều tối (Mộ).

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button