Giáo dục

Biện pháp tu từ trong Khi tỉnh rượu lúc tàn canh …

Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Bạn đang xem: Biện pháp tu từ trong Khi tỉnh rượu lúc tàn canh …

Khi sao phong gấm rủ là,

Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

(Trích Nỗi thương mình, Trang 108, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1. Nêu ý chính của văn bản trên .

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật nhịp thơ và phép điệp của câu thơ Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều qua văn bản.

Trả lời:

Câu 1. Ý chính của đoạn thơ trên đó là: Tâm trạng của Thuý Kiều khi đã trải qua những ngày tháng nhục nhã ê chề ở lầu xanh.

Câu 2.

– Câu thơ Giật mình, mình lại thương mình xót xa. có nhịp 2/1/3/2.

Hiệu quả nghệ thuật: Nhịp thơ thay đổi, chậm lại, trở thành khoảng lặng đau đớn về nỗi cô đơn tê tái và sự tự ý thức phẩm giá của nàng Kiều.

-Từ “mình” được lặp lại ba lần trong câu thơ, nó thể hiện nỗi niềm đang tràn ngập tâm trạng của Kiều.

Hiệu quả nghệ thuật :

+ Kiều đang đối thoại với chính mình. Hai “mình” trong một con người Kiều đang soi vào nhau. Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, nàng luôn khao khát về một cuộc sống tốt đẹp. Thế mà giờ đây, nàng lại rơi vào một hoàn cảnh cực kì trái ngang, bi đát. Vì thế, đã có biết bao đêm một mình nàng suy nghĩ, một mình nàng trăn trở, một mình nàng xót xa cho thân phận mình sao lại bị đẩy đưa đến nông nỗi này.

+ “Giật mình”, chính là sự tự ý thức chua chát về nỗi đau, nỗi nhục nhã, ê chề của thân phận trên cơ sở sự trỗi dậy của nhân phẩm, của bản chất tốt đẹp vốn có trong Kiều. Chỉ có những khoảnh khắc này, Kiều mới được sống thực với con người mình, trở về với bản chất tốt lành, phẩm giá cao quý của mình.

Câu 3. Biện pháp tu từ( về từ) trong văn bản :

– So sánh : Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

– Hoán dụ : Mặt sao ; Thân sao

– Ẩn dụ: Phong gấm rủ là (hạnh phúc); dày gió dạn sương (sự từng trải); bướm chán ong chường (thân phận bị ruồng bỏ, rẻ rúng); mây Sở mưa Tần (quan hệ thân xác) ; xuân (tuổi trẻ, hạnh phúc)

Hiệu quả nghệ thuật: Tất cả những biện pháp tu từ đó biến đoạn thơ thành lời độc thoại nôi tâm của nhân vật, trực tiếp diễn tả tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình.

Câu 4. Để viết được đoạn văn này thì các em đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ ;

– Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều thể hiện :

+ Nàng ý thức rất rõ và rất đau đớn về cảnh ngộ, nỗi cô đơn tận cùng khi phải sống trong lầu xanh nhơ nhớp ;

+ Một loạt những từ ngữ để hỏi: khi sao, giờ sao, thân sao…diễn tả sự chất vấn, tự giày vò, tự kết án chính mình của Kiều. Đó cũng là sự chất vấn số phận của nàng ;

+ Trong hoàn cảnh ê chề, Thuý Kiều đã có ý thức về nhân phẩm, giá trị nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của mình.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Nỗi thương mình
  • Cảm nhận đoạn trích Nỗi thương mình


Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh … Những mình nào biết có xuân là gì (Trích Nỗi thương mình)

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button