Giáo dục

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT LỚP 2 HỌC KỲ 2

Nội dung chính

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)

Bạn đang xem: ĐỀ THI TIẾNG VIỆT LỚP 2 HỌC KỲ 2

– Đọc 11 dòng đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tác giả nghe âm thanh quét rác trên con đường nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Bóp nát quả cam (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

a. Xâm chiếm.

b. Mượn binh sĩ.

c. Mượn đường giao thông.

d. Mở rộng thị trường kinh doanh.

2. Trần Quốc Toản đợi gặp Vua để làm gì?

a. Xin được hưởng lộc.

b. Xin được chia cam.

c. Xin tham gia cuộc họp dưới thuyền rồng.

d. Để được nói hai tiếng “xin đánh”.

3. Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

a. Trần Quốc Toản không được dự họp

b. Trần Quốc Toản không được gặp Vua.

c. Trần Quốc Toản nghĩ vua xem mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

d. Trần Quốc Toản không được Vua cho đi đánh giặc.

4. Cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau?

a. ngang ngược – hung ác.

b. căm giận – căm thù.

c. nhỏ – lớn.

d. anh hùng – gan dạ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Lá cờ (trích)

Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ vể chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với mỗi lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Theo Nguyễn Quang Sáng

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: a

Câu 2: d

Câu 3: c

Câu 4: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Việc tốt mà em hoặc bạn em đã làm là việc gì

– Nêu cảm nghĩ về việc làm tốt đó.

Bài tham khảo:

Một buổi sáng, khi ánh ban mai chiếu xuống sân trường, em tung tăng chạy nhảy dọc hàng hiên để hít thở không khí trong lành của một ngày mới, bỗng em nhìn thấy những cây con mới trồng trong bồn cây ở góc sân trường bị úa lá, chúng héo cả thân cành. Em thầm nghĩ: có lẽ cây thiếu nước nên mới như thế. Không ngần ngại, em đi lấy nước tưới cho cây. Từng cây con như đang vui mừng đón những ngụm nước mát lành, chúng tươi tắn hơn lên. Những ngày tiếp theo, em cũng không quên tưới nước cho chúng. Chỉ sau một tuần, bồn cây đã trở lại xanh tươi và đầy sức sống.

Em rất vui vì việc làm của mình.

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Lượm (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 130)

– Đọc 2 khổ thơ đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK Tiếng Việt Lớp 2, tập 2, trang 137)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d);

1. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?

a. Không khí trong lành và rất ngọt ngào.

b. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.

c. Cả hai ý trên.

d. Không có ý nào đúng.

2. Từ ngữ nào miêu tả đàn bê rất đáng yêu?

a. Quấn quýt, đùa nghịch.

b. Nhảy quẩng lên, chạy đuổi nhau.

c. Rụt rè, chăm bẵm, nhỏ nhẹ, từ tốn, nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

3. Hình ảnh nào thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo?

a. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.

b. Đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo.

c. Dụi mõm vào người anh nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

4. “Từ tốn” có nghĩa là gì?

a. Nhút nhát, sợ sệt.

b. Chậm rãi, nhẹ nhàng,

c. Mạnh dạn, tự tin.

d. Nũng nịu, rụt rè.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Người làm đổ chơi (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 135)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: c

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Cảnh biển em tả có gì đẹp?

– Sóng biển như thế nào?

– Trên mặt biển có những gì?

– Bầu trời trên biển ra sao?

– Cảnh vật nào ở biển làm em yêu thích nhất?

Bài tham khảo:

Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển.

Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp.

Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá.

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 3

Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

I. Đọc thầm văn bản sau:

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống?

a. Cào tuyết trong một trường học.

b. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

c. Viết báo.

Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét?

a. Dùng lò sưởi.

b. Dùng viên gạch nường lên để sưởi.

c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình .

b. Để theo học đại học.

c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn nói lên điều gì?

a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp .

b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp .

c. Nói lên những gian khổ mà bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước

Câu 5. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

a) a. Mệt – mỏi

b) b. Sáng – tối

c. Mồ hôi – lạnh cóng

Câu 6. (0,5 điểm) Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?

c) a. Giản dị; thương dân; yêu nước.

d) b. Sáng suốt; nhút nhát; đi học đúng giờ.

e) c. Hiền lành; lười biếng; thương dân.

Câu 7. (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ?Ví dụ: Biết ơn;

I. Chính tả (nghe-viết) (2,0 điểm) (20 phút)

Cây và hoa bên lăng Bác

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt.

II. Tập làm văn (3,0 điểm) (40 phút)

Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (Từ 3 đến 5 câu) nói về 1 loài cây mà em thích theo các gợi ý sau.

– Đó là cây gì?

– Cây trồng ở đâu?

– Hình dáng cây như thế nào?

– Cây có lợi ích gì?

Câu 2: (1 điểm) Em hãy kể tên một số con vật nuôi ở nhà. Em thích con vật nào nhất? Vì sao?

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 3

I. ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án a b c c b a

Câu 7. (0,5 điểm) Những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

Ví dụ: Biết ơn; kính yêu; nhớ ơn…………

II. CHÍNH TẢ (2,0 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (2 điểm).

– Cứ mắc 2 lỗi trừ 0,25 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

– Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

III. TẬP LÀM VĂN (3,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 2 điểm.

+ HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.

+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

– Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 1,5 điểm.

– Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 1 điểm.

– Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 0,5 điểm.

Đoạn văn mẫu:

Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp, màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại.Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành.

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 4

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian)

GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

1. Bài: Hừng đông mặt biển.

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường.

* Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?

2. Bài: Trăng mọc trên biển .

Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.

* Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào?

3. Bài: Quả sầu riêng.

Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai.

* Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì? II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.

B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gi?

B: Ai là gì?

C: Ai thế nào?

D: Ai ở đâu?

Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A: Sông hồ.

B: Ao hồ.

C: Kênh rạch

D: Mương máng

Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã .

Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau .

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả-nghe viết (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi đoạn từ “Mùa này đến ngày này qua ngày khác.” SGK TV 2 tập 2 trang 19.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 4

I. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1: B (0,5đ)

Câu 2: C (0,5đ)

Câu 3: D (0,5đ)

Câu 4: (1đ)

Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

Câu 5: A (0,5đ)

Câu 6: (1đ)

Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên .

Câu 7: A (0,5đ)

Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phấy vào sau từ lát đường, bãi lầy

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 5

A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72).

2. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển theo gợi ý sau:

a. Tranh vẽ gì?

b. Sóng biển như thế nào?

c. Trên mặt biển có những gì?

d. Trên bầu trời có những gì?

B. ĐỌC THẦM

Chuyện quả bầu

1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ- mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người H mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,…lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi ….

Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?

A. Con dúi

B. Con trăn

C. Con chim

Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?

A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn

B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.

C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến;

Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?

A. Chuyển đến một làng khác để ở.

B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.

C. Làm một cái bè to bằng gỗ.

Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?

A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.

B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.

C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.

Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.

B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.

C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.

Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

(Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật….)

Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “ Vui ” là từ:

A. Vẻ

B. Nhộn

C. Thương

D. Buồn

Câu 8. Từ “chăm chỉ ” ghép được với từ nào sau:

A. trốn học

B. học bài

C. nghỉ học

Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa”

Trả lời cho câu hỏi nào:

A. Vì sao?

B. Như thế nào?

C. Khi nào?

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 5

Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển:

Tham khảo các bài văn mẫu sau để có thêm ý tưởng làm bài:

Đọc – hiểu

Câu 1: A (0,5 đ)

Câu 2: C (0,5 đ)

Câu 3: B (0,5 đ)

Câu 4: A (0,5 đ)

Câu 5: B (0,5 đ)

Câu 6: (1 đ) Hãy ăn ở hiền lành, không nên giết hại động vật.

Câu 7: D (0,5 đ)

Câu 8: B (0, 5 đ)

Câu 9: B (0,5 đ)

Câu 10: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? (1 đ)

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt – Đề 1

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 – TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 – TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 – TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 – TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 – TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 – TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 – TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Vũ Tú Nam

1. Câu chuyện này tả về? (0.5 điểm)

A. Tả cây gạo

B. Tả đàn chim

C. Tả cây gạo và đàn chim

D. Tả hoa của cây gạo

2. Đàn chim tới đậu trên các cành cây gạo vào mùa nào? (0.5 điểm)

A. Mùa lá rụng

B. Mùa hoa rụng

C. Mùa hoa nở

D. Mùa ra quả

3. Hãy ghép nối để được các kết hợp đúng mà tác giả đã sử dụng trong bài? (0.5 điểm)

Cây gạo

a. Ngọn lửa hồng

2. Bông hoa

b. Tháp đèn khổng lồ

4. Vì sao hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư? (0.5 điểm)

A. Vì mưa nhiều hơn nên cây xanh tốt.

B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở

C. Vì lũ chim tới đậu dưới gốc cây nhiều hơn

D. Vì đàn chim nhắc nhở nhau giữ yên lặng

5. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)

A. Vào mùa hoa nở

B. Vào mùa xuân

C. Vào mùa hoa rụng

D. Vào 2 mùa kế tiếp

6. Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)

Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.

A. Gọi con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi con người.

B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật

C. Trò chuyện thân mật với con vật như đối với con người.

D. Cả B và C

7. (1 điểm): Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng ít nhất 1 dấu phẩy.

8. (1 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:

Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.

9. Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: (1 điểm)

Em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Mẹ em nói: “Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá.”

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả: Nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Quả tim khỉ

– Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

– Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.

Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.

2/ Tập làm văn (6 điểm – 25 phút)

Viết lời giới thiệu (4 – 5 câu) về một con vật mà em thích.

Gợi ý:

– Đó là con gì? Ở đâu?

– Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?

– Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?

– Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Tả cây gạo

2. (0.5 điểm) C. Mùa hoa nở

3. (0.5 điểm) 1 – b, 2 – a

4. (0.5 điểm) B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở

5. (0.5 điểm) D. Vào 2 mùa kế tiếp

6. (0.5 điểm) B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật

7. (1 điểm) Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào?, có dùng đúng ít nhất 1 dấu phẩy được 1 điểm. Nếu đầu câu và tên riêng (nếu có) không viết hoa hoặc thiếu dấu chấm cuối câu trừ 0,25 điểm.

VD: Hưng rất ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà.

Chú chim sâu chăm chỉ, lễ phép và thân thiện.

8. (1 điểm). HS gạch chân được 1 từ chỉ đặc điểm được 0,5 điểm.

Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.

9. (1 điểm)

Gợi ý: Không có gì đâu ạ, sau này con sẽ giúp mẹ việc nhà nhiều hơn nữa ạ.

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

– Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)

+ Đó là con gì? Ở đâu?

+ Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?

+ Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?

+ Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?

– Hình thức: (2đ)

+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ

+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ

+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ

Bài làm tham khảo:

Nhà em nuôi một đàn gà, nhưng nổi bật nhất vẫn là chú gà trống to lớn nhất đàn. Năm nay chú đã gần ba tuổi rồi. Đầu chú được tô điểm bởi chiếc mào đỏ lử, lúc nào cũng rực rỡ như một bông hoa. Chú có bộ lông màu đỏ tía, rất mượt mà lại óng ánh như nhung. Chiếc đuôi uốn cong càng tô thêm vẻ uy nghiêm cho chú. Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức mỗi sáng của gia đình em. Em rất yêu quý gà trống.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt – Đề 2

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê – đê có cô Hơ – bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ – bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

– Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ – bia giận dữ quát:

– Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ – bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ – bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ – bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ – bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo Truyện cổ Ê – đê

1. Hơ-bia là một cô gái như thế nào?

A. Xinh đẹp, chăm chỉ

B. Xấu xí, lười biếng

C. Nhút nhát, tự ti

D. Xinh đẹp nhưng lười biếng

2. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ-bia đi vào rừng? (0.5 điểm)

A. Vì thóc gạo thích đi chơi.

B. Vì Hơ-bia khinh rẻ thóc gạo.

C. Vì Hơ-bia đuổi thóc gạo đi

D. Vì Hơ-bia không chơi với thóc gạo

3. Thóc gạo bỏ đi vào lúc nào? (0.5 điểm)

A. Sáng sớm

B. Buổi trưa

C. Chiều tối

D. Đêm khuya

4. Sau khi thóc gạo bỏ đi, Hơ-bia sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Hơ-bia tự mình ra chợ mua thêm thóc gạo về ăn

B. Hơ-bia khóc òa òa đòi cha mẹ đi tìm thóc gạo về

C. Hơ-bia ân hận, phải đào củ trồng bắp nên da đen xạm.

D. Hơ-bia chạy vào rừng bắt thóc gạo trở về

5. Sau khi thóc gạo trở về, Hơ-bia thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và càng xinh đẹp hơn xưa.

B. Hơ-bia lại tiếp tục khinh thường thóc gạo và vung vãi cơm gạo.

C. Hơ-bia ngày càng giàu có vì có nhiều thóc gạo trong nhà.

D. Hơ-bia đón cha mẹ đến nhà sống để cùng ăn cơm gạo với mình

6. Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưg rất lười biếng.” là: (0.5 điểm)

A. Xinh đẹp

B. Xinh đẹp, lười biếng

C. Lười biếng

D. Hơ-bia

7. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (0.5 điểm)

8. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong câu: (1 điểm)

Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

9. Tìm từ thích hợp chỉ muông thú điền vào chỗ trống: (1 điểm)

– Đầu …. đuôi chuột.

– Mặt nhăn như … ăn ớt.

– Nói như ….

– Nhát như ….

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả: Nghe – viết (4 điểm – 15phút)

Chuyện quả bầu

Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

2/ Tập làm văn ( 6 điểm – 25 phút)

Viết một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về nghề nghiệp của người thân trong gia đình em.

Gợi ý:

– Người thân của em làm nghề gì?

– Người thân của em làm việc đó như thế nào?

– Nghề đó có ích lợi như thế nào?

Đáp án Đề thi tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 năm 2021

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Xinh đẹp nhưng lười biếng

2. (0.5 điểm) B. Vì Hơ-bia khinh rẻ thóc gạo.

3. (0.5 điểm) D. Đêm khuya

4. (0.5 điểm) C. Hơ-bia ân hận, phải đào củ trồng bắp nên da đen xạm.

5. (0.5 điểm) A. Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và càng xinh đẹp hơn xưa.

6. (0.5 điểm) B. Xinh đẹp, lười biếng

7. (1 điểm) Trả lời đúng ý một trong các ý sau:

– Cần phải quý trọng hạt gạo và chăm chỉ làm việc.

– Cần biết nhận lỗi và sửa lỗi.

– Cần chăm chỉ học hành và yêu quý mọi người xung quanh.

8. (1 điểm)

Chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng khi nào?

9. (1 điểm)

– Đầu voi đuôi chuột.

– Mặt nhăn như khỉ ăn ớt.

– Nói như vượn

– Nhát như cáy

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

– Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)

+ Người thân của em làm nghề gì?

+ Người thân của em làm việc đó như thế nào?

+ Nghề đó có ích lợi như thế nào?

+ Suy nghĩ của em về công việc của người đó

– Hình thức: (2đ)

+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ

+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ

+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ

Bài làm tham khảo :

Dì Ngân của em là cô giáo vùng cao. Mỗi sáng dì phải thức dậy từ rất sớm, vượt qua con đường nhiều dốc đèo mới tới được ngôi trường nhỏ. Dì yêu thương học sinh của mình như con vì hoàn cảnh của các bạn ấy rất khó khăn. Mỗi mùa đông tới, dì Ngân lại kêu gọi mọi người dưới xuôi ủng hộ áo quần để giúp đỡ các bạn nhỏ. Em rất khâm phục dì. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo giống như dì.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.

  • Chuyện quả bầu (Tiếng Việt 2B, trang 116)
  • Cây và hoa bên lăng Bác (Tiếng Việt 2B, trang 111)
  • Bóp nát quả cam (Tiếng Việt 2B, trang 124)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Câu 1. Già làng Voi tức giận điều gì?

A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2. Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

Câu 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A. Do dấu chân của người dân ở đó.

B. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4. Câu chuyện này kể về điều gì?

A. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

B. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và người dân Tây Nguyên.

C. Cuộc chiến giữa cá sấu và sư tử

Câu 5. Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A. Ai làm gi?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai ở đâu?

Câu 6. Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A. Sông hồ.

B. Ao hồ.

C. Kênh rạch

D. Mương máng

Câu 7: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

……………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được được in đậm trong câu:

Đêm khuya, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ.

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Phần II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe – viết) – Bài: Gấu trắng là chúa tò mò – SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 54

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa hạ.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……

Họ và tên: ……

Lớp: …

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC …….

MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Đọc hiểu)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

I. Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 5):

1. Bài văn tả gì?

a. Tuổi thơ của tác giả.

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa quê hương.

2. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Ngọn chót vót giữa trời xanh

3. Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?

a. Cây to lớn, cổ kính.

b. Cây đa gắn bó với quê hương.

c. Cây đa dùng để ngồi hóng mát.

4. Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?

a. Lá, thân, ngọn.

b. Cành, ngọn, rễ, lá.

c. Thân, cành, ngọn.

5. Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

a. Lững thững – nặng nề

b. Lớn hơn – bé hơn.

c. Cổ kính – chót vót.

6. Câu “Cành cây lớn hơn cột đình” thuộc kiểu câu:

a. Ai? là gì?

b. Ai? làm gì?

c. Ai? thế nào?

7. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:

Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

…………………………………………………………………………………………………………

9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

10. Vì sao tác giả lại gọi là cây đa quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

Phần thi viết chính tả:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ….

Họ và tên: …..

Lớp:2

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC ………

MÔN TIẾNG VIỆT (Chính tả)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Học sinh Nghe – viết một đoạn trong bài “Vời vợi Ba Vì”, đoạn từ “Từ Tam Đảo …… chân trời rực rỡ”.

Phần thi Tập làm văn:

TRƯỜNG TIỂU HỌC 

Họ và tên:..

Lớp: 2.

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC …………

MÔN TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về ảnh của Bác Hồ dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu hỏi gợi ý:

a) Em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

b) Nhìn vào ảnh Bác Hồ, em thấy có những điểm gì nổi bật?

c) Tình cảm của em đối với Bác Hồ như thế nào?

d) Em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ?

Phần thi đọc thành tiếng:

Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng)

Thời gian: 1 phút/học sinh

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

1. Bài: Những quả đào đoạn “Sau một chuyến đi xa … Ông hài lòng nhận xét” (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Câu hỏi: Người ông đã chia những quả đào cho ai?

2. Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn “Các em nhỏ đứng thành vòng rộng… đến hết” (Tiếng Việt 2B, trang 34).

Câu hỏi: Vì sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?

3. Bài: Chuyện quả bầu đoạn “Trước khi về rừng……..hai vợ chồng thoát nạn” (Tiếng Việt 2B, trang 57).

Câu hỏi: Hai vợ chồng làm gì để thoát nạn?

4. Bài: Bóp nát quả cam đoạn “Vừa lúc ấy … cho Quốc Toản một quả cam” (Tiếng Việt 2B, trang 70).

Câu hỏi: Vì sao Vua tha tội và ban cho Quốc Toản quả cam quý?

HƯỚNG DẪN CHẤM phần đọc: Điểm toàn bài là 4 điểm

Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa theo các yêu cầu sau:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, đúng từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

Thang điểm 6: Khoanh đúng mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6 được 0,5 điểm:

CÂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Ý ĐÚNG

C

A

C

B

B

C

Câu 7: (0,5 điểm)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

Câu 8: (0,5 điểm)

Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?

Câu 9: (1 điểm)

Bài văn nói lên tình yêu của tác giả đối với cây đa, với quê hương.

Câu 10: (1 điểm)

Tác giả gọi là cây đa quê hương vì cây đa đã gắn bó với quê hương.

HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH TẢ – LỚP 2

ĐỀ THI CUỐI NĂM. NĂM HỌC 2019- 2020

Điểm bài viết chính tả theo thang điểm 4

Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 4 điểm.

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. (Từ lỗi thứ 6: Mỗi lỗi trong bài viết: Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm).

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ….. bị trừ 1 điểm toàn bài.

HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC: 2019 – 2020

Điểm Tập làm văn theo thang điểm 6

– Viết được một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu theo yêu cầu đề bài, câu văn dùng đúng từ, đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ đạt 6 điểm.

– Cụ thể:

Yêu cầu

Điểm

Nêu được em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

1

Nêu được những điểm nổi bật khi em quan sát ảnh Bác Hồ.

1

Nêu được tình cảm của em đối với Bác Hồ.

1

Nêu được những việc làm thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ.

1

Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Biết đặt câu, dùng từ, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

 

2

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về điễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5, 5, 5, 4, 5 ; 4 ; 3, 5 ; 3 ; 2, 5 ; 2 ; 1, 5 ; 1 ; 0,5)

Mẫu: Ảnh Bác Hồ được treo trên tấm rèm sân khấu trong ngày khai giảng năm học mới của trường em, đặt trang trọng cạnh lá quốc kỳ. Trong ảnh, Bác như một ông Bụt hiền hậu, trầm tư. Bác có làn da hồng hào với đôi mắt sáng chứa chan tình yêu thương. Vầng trán cao rộng lộ rõ sự thông minh, hiểu biết rộng của Người. Bác có chòm râu và mái tóc bạc trắng như cước. Nụ cười dịu dàng và hiền từ đến lạ. Nhìn vào ảnh Bác, em thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong năm học mới, để xứng đáng với sự yêu thương của Bác dành cho chúng em.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 – TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 – TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 – TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 – TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 – TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 – TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 – TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)

Đọc bài sau:

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

C. Viết báo.

D. Nhặt than.

Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Bác làm việc rất mệt.

B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.

C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

D. Bác rất mệt

Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

D. Để được ở bên nước ngoài

Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. mệt – mỏi

B. sáng – trưa

C. mồ hôi – lạnh cóng

D. nóng – lạnh

Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A.Yêu nước, thương dân

B. giản dị

C. sáng suốt

D. thông minh

Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) (Thời gian: 15 phút)

GV đọc cho học sinh – nghe viết .

Sông Hương

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

2/ Tập làm văn: (6 điểm) (Thời gian: 25 phút)

Viết đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:

– Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?

– Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?

– Công việc ấy có ích lợi như thế nào?

– Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

Đáp án:

Câu 1: Khoanh ý A (1đ)

Câu 2: Khoanh ý B (0.5đ)

Câu 3: Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. (1đ)

Câu 4: Khoanh ý C (0,5 điểm)

Câu 5:(0.5 điểm)

HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. …

Câu 6: (1 điểm ) (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

Bác Hồ quyết tâm chịu đựng sự gian khổ để tìm đường cứu nước cứu, cứu dân.

Câu 7: Khoanh ý D (0,5 điểm)

Câu 8: Khoanh ý A (0,5 điểm)

Câu 9: (0.5 điểm)

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, kể được nghề nghiệp của bố hoặc mẹ.

+ Kỹ năng:

– Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

– Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

– Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. Kiểm tra đọc:

I/ Đọc thành tiếng: (2đ)

– Học sinh bốc thăm 1 trong 3 bài (đọc 1 đoạn 50- 60 tiếng trong các bài sau) và trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:

1/ sự tích cây vú sữa (tr 30)

2/ Bông hoa niềm vui (tr 44)

3/ Câu chuyện bó đũa (tr 57)

II/ Đọc thầm và làm bài tập: (3đ)

Bông hoa Niềm Vui

Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.

Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.

1/ Sáng sớm tinh mơ, Chi vào vườn hoa để làm gì?(M1 =0,5đ)

a, Ngắm hoa.

b, Hái hoa.

c, Tưới hoa.

2/ Chi muốn tặng bông hoa Niềm Vui cho ai?(M1 = 0,5đ)

a. Tặng cho bố.

b. Tặng cho mẹ.

c. Tặng cho cô.

3/ Trong câu “Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn”. Từ nào là từ chỉ hoạt động(M2 = 0,5đ)

a, Định hái.

b, Chần chừ.

c, Giơ tay.

4/ Từ “màu xanh” là từ chỉ sự vật, hoạt động hay đặc điểm?(M2 = 0,5đ)

a, Chỉ sự vật.

b. Chỉ đặc điểm.

c. Chỉ hoạt động.

Câu 5. Đặt một câu theo mẫu Ai là gì? (M4 = 1đ)

……………………………………………….

II. Tự luận.

1. Chính tả (Nghe – viết): Câu chuyện bó đũa (trang 57) (M2 = 2đ)

(Người cha liền bảo…………đến hết.)

2. Tập làm văn: (M3 = 3đ)

Viết 1 đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình em theo gợi ý sau:

a/ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?

b/ Nói về từng người trong gia đình em?

c/ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

A/ Kiểm tra đọc:

I/ Đọc thành tiếng: (2đ)

– Học sinh bốc thăm đọc trôi trảy, ngắt nghỉ hơi đúng 1 đoạn (1,5đ), trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu ra (0,5đ).

– Học sinh đọc sai hoặc chậm thì tùy vào trường hợp mà giáo viên cho điểm.

II/ Đọc thầm và làm bài tập(3đ)

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.

1/ b ; 2/ a ; 3/ c ; 4/ b

B/ Kiểm tra viết:

I/ Chính tả: ( Nghe – viết) (2đ)

Học sinh viết đúng đạt 2đ, sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.

II/ Tập làm văn: (3đ)

Học sinh viết đúng đoạn văn từ 3 đến 5 câu theo gợi ý của đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (3 điểm).

Phần còn lại tùy vào mức độ sai sót mà giáo viên chấm điểm.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Quả tim khỉ (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 50)

– Đọc đoạn 1 và 2.

– Trả lời câu hỏi: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Gấu trắng là chúa tò mò (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 53)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Hình dáng của gấu trắng như thế nào?

a. Nhỏ, thấp.

b. To, khỏe,

c. Nhanh nhẹn.

d. Hung dữ.

2. Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?

a. Rất tò mò.

b. Rất chậm chạp,

c. Rất khôn.

d. Tất cả các ý trên.

3. Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu v?

a. Chạy thật nhanh.

b. Sử dụng vũ khí.

c. Lần lượt ném mũ, găng tay, khăn, áo choàng để gấu dừng lại, tò mò xem xét và không đuổi kịp người thủy thủ.

d. Trốn trên cây cao.

4. Dòng nào nêu đúng nghĩa từ “khiếp đảm”?

a. Rất nhanh nhẹn.

b. Rất dũng cảm.

c. Rất khôn ngoan.

d. Rất sợ hãi.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Voi nhà (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 57)

(Đoạn viết: Từ: Con voi lúc lắc vòi… đến hướng bản Tun).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về một loài cá mà em biết.

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu1: b

Câu 2: a

Câu 3: c

Câu 4: d

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về một loài cá mà em biết.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Em tả loài cá gì?

– Hình dáng, màu sắc của chúng ra sao?

– Chúng có đặc điểm gì nổi bật nhất.

Bài tham khảo:

Cá chép là loài cá nước ngọt mà em thích nhất. Cá chép mình dài, toàn thân có lớp vẩy sáng lóng lánh. Đôi mắt chúng tròn xoe, trong xanh. Nhìn chú cá chép lượn lờ dưới làn nước trong vắt thì không gì đẹp bằng. Bởi thế, cá chép đã đi vào các tác phẩm của các nhà hội họa. Ước gì em có một chú cá chép để nuôi làm cảnh.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Những quả đào (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 91).

– Đọc đoạn 1 và 2

– Trả lời câu hỏi: Người ông dành những quả đào cho ai?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Cây đa quê hương (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 93)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

a. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Ngọn chót vót giữa trời xanh.

d. Tất cả các câu trên.

2. Cây đa được tác giả liên tưởng đến hình ảnh gì?

a. Cái dù khổng lồ.

b. Cái nấm vĩ đại

c. Tòa nhà cổ kính.

d. Lâu đài kiến trúc hiện đại.

3. Cây đa gắn bó thân thiết với ai?

a. Học sinh.

b. Các chú công nhân.

c. Tác giả và bọn trẻ trong làng.

d. Những người đi đường.

4. Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng.

b. Cánh đồng làng,

c. Đàn trâu no cỏ đi về.

d. Tất cả các câu trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Hoa phượng (SGK Tiếng Việt 2 tập 2, trang 97)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về con chó của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: d

Câu 2: c

Câu 3: c

Câu 4: d

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả con chó của nhà em hoặc nhà hàng xóm.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Con chó em tả là của nhà em hay của nhà hàng xóm?

– Con chó có hình dáng như thế nào?

– Đặc điểm nào nổi bật nhất?

Bài tham khảo

Pilu là tên thường gọi của chú chó nhà em. Chú có thân hình mập mạp, bộ vó cao. Toàn thân được bao phủ bởi một bộ lông màu vàng sẫm. Đôi mắt chú sáng quắc, tròn xoe. Đôi mắt ấy luôn nhìn mọi người trong gia đình em bằng ánh mắt đầy thân thiện. Mỗi khi em đi học về, chú nhảy quẩng lên rồi quấn quýt bên chân em. Chú thật có ích. Gia đình em xem chú như một vệ sĩ luôn canh chừng kẻ trộm. Chú cũng luôn làm tròn nhiệm vụ của mình. Em rất yêu quý Pilu.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Chuyện quả bầu (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 116)

– Đọc đoạn 1.

– Trả lời câu hỏi:

Con dúi mách bảo hai vợ chồng người đi rừng điều gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Tác giả nghe thấy tiếng chổi tre vào lúc nào?

a. Buổi sáng.

b. Buổi trưa,

c. Buổi tối.

d. Buổi chiều.

2. Hình ảnh nào thê hiện sự vất vả của chị lao công?

a. Chị lao công như sắt, như đồng.

b. Chị lao công đêm đông quét rác.

c. Tiếng chổi tre sớm tối đi về.

d. Tất cả các ý trên.

3. Tìm một từ nói lên sự yên tĩnh của cảnh vật.

a. Xao xác.

b. Lặng ngắt,

c. Gió rét.

d. Lạnh ngắt.

4. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ?

a. Chị lao công làm việc rất vất vả.

b. Ca ngợi chị lao công đã làm sạch đẹp đường phố.

c. Nhớ ơn chị lao công, em hãy giữ gìn đường phố thật đẹp.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Cây và hoa bên lăng Bác (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 111)

Đoạn viết: Từ: Sau lăng… đến ngào ngạt.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn vãn ngắn tả cây bàng ở sân trường em.

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: c           Câu 2: d          Câu 3: b           Câu 4: d

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả cây bàng ở sân trường em.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Cây bàng có những đặc điểm gì?

– Thân cây ra sao?

– Tán lá như thế nào?

– Hoa bàng nở vào mùa nào? Hoa có đặc điểm gì?

– Cây bàng gắn bó với em như thế nào?

Bài tham khảo

Sân trường em có hai cây bàng xanh, mỗi cây có một vẻ đẹp khác nhau. Cây nào cũng có nhiệm vụ che mát cho chúng em, nhưng em thích nhất vẫn là cây bàng ở góc sân trường.

Cây bàng đã có từ lâu lắm, thân cây to bằng cột đình, cành toả ra xung quanh, tán lá không dày lắm nhưng cũng đủ che mát cho chúng em vui chơi. Cây bàng thay lá vào mùa đông, trổ hoa ở mùa xuân. Lá bàng to nhưng hoa bàng lại bé tí. Từng chùm hoa màu xanh non chen lẫn trong vòm lá trông thật khiêm nhường. Cây bàng đã gắn bó với em. Gắn bó với các bạn. Chúng em mong cây bàng mãi mãi xanh tươi để làm đẹp cho cảnh trường.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 6

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tôm Càng và Cá Con (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 68)

– Đọc đoạn 1.

– Trả lời câu hỏi: Khi tập bơi, Tôm Càng gặp chuyện gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Sông Hương (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 72)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Bao trùm lên bức tranh của sông Hương là màu sắc gì?

a. Màu đỏ ối của hoa phượng.

b. Màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.

c. Màu vàng của nắng.

d. Màu tím của bóng núi.

2. Vào mùa hè, màu sắc ở bên bờ sông Hương là màu gì?

a. Màu xanh non của lá.

b. Màu đỏ rực của hoa phượng.

c. Màu xanh đậm của bãi ngô.

d. Màu vàng của ánh trăng lung linh.

3. Sông Hương đã đem lại lợi ích gì cho thành phố Huế?

a. Làm cho không khí thành phố trở nên trong lành.

b. Làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa.

c. Tạo cho thành phố một vẻ êm đềm và nên thơ.

d. Tất cả các ý trên.

4. Những từ nào chỉ màu sắc cảnh vật ở sông Hương?

a. Xanh thẳm, xanh biếc.

b. Đỏ rực, ửng hồng,

c. Xanh, xanh non.

d. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Con Vện

Mỗi khi nó chạy

Cái đuôi cong lên

Đuôi như bánh lái

Định hướng cho thuyền

Rời nhà xa ngõ

Đuôi quắp dọc đường

Đuôi buông ủ rũ

Là khi nó buồn

Nhưng mà ngộ nhất

Là lúc nó vui

Chẳng hề nhếch mép

Nó cười bằng… đuôi

Nguyễn Hoàng Sơn

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn tả một con vật gần gũi với em nhất.

Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 6

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: b             Câu 2: b            Câu 3: d           Câu 4: d

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn tả một con vật gần gũi với em nhất.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Con vật nuôi em tả là con gì?

– Hình dáng của nó ra sao? Có đặc điểm gì nổi bật?

Bài tham khảo:

Nhà em có nuôi một số con vật, nhưng chú mèo Mun là con vật gần gũi với em nhất. Mèo Mun thân hình nhỏ nhắn, bộ lông mịn như nhung, đen tuyền. Cái đuôi dài đuồn đuột. Em thích nhất là cặp mắt sáng trong và tròn xoe của chú. Cặp mắt ấy như sáng rực hơn mỗi khi chú tìm thấy chuột. Chú thường quấn quýt bên chân em, chú thích được vuốt ve, được cho ăn ngon, được cho nằm vào bếp tro ấm áp. Chú thật đáng yêu!

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 – Đề 1

A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I. Đọc thầm:

Người con gái anh hùng

Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí, luồn sâu và vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác.

Trong một lần chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng mọi cực hình nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đảo và giết hại chị khi chị mới tròn mười chín tuổi.

(theo Tiếng Việt 3, tập 2)

II. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc nói về người anh hùng nào của nước ta?

A. Chị Võ Thị Sáu

B. Hai Bà Trưng

C. Bà Triệu

2. Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu?

A. Hồ Chí Minh

B. Hà Giang

C. Bà Rịa – Vũng Tàu

3. Từ nào sau đây nêu đúng về phẩm chất của chị Võ Thị Sáu?

A. Hèn nhát, yếu đuối

B. Dũng cảm, mưu trí

C. Cứng rắn, lì lợm

4. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “dũng cảm”?

A. Mạnh mẽ

B. Hèn nhát

C. Khỏe mạnh

5. Bộ phận in đậm trong câu “Địch dùng mọi cực hình nhưng vẫn không khuất phục được chị” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Làm gì?

B. Là gì?

C. Thế nào?

B. VIẾT

I. Nghe – viết:

rần Bình Trọng

Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”. Giặc tức giận, liền giết ông.

II. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về loài cây mà em yêu thích. Gợi ý:

  • Loài cây em thích tên là gì?
  • Nó được trồng ở đâu? Do ai trồng? Đã trồng được bao lâu rồi?
  • Độ cao, thân, lá, quả của cây có đặc điểm gì?
  • Lợi ích của loại cây đó?

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….…………………………

….……………………………………………………………………………………………..….………………………

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 – Đề 1

I. Đọc thầm:

Cây nhút nhát

Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc. Cây xấu hổ co rúm lại.

Nó bỗng thấy xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Nhưng cây cỏ xung quanh vẫn xôn xao. Thì ra vừa mới có một con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh, không biết từ đâu bay tới. Nó đậu một lát trên cây thanh mai rồi bay đi. Cây cỏ xuýt xoa: Chưa có con chim nào đẹp đến thế!

Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại.

Theo Trần Hoài Dương

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Cây cỏ xung quanh xôn xao vì:

A) Cây xấu hổ co rúm người lại
B) Gió ào ào nổi lên, lá khô xào xạt
C) Có con chim tuyệt đẹp vừa bay đến rồi bay đi.

2) Những câu văn tả cảnh cây cỏ xôn xao bàn tán là:

A) Gió ào ào. Lá khô xào xạt.
B) Cây cỏ xôn xao. Cây cỏ xuýt xoa, trầm trồ
C) Có tiếng động gì lạ lắm. Cây xấu hổ bỗng thấy xôn xao.

3) Cây xấu hổ cảm thấy nuối tiếc vì:

A) Tiếng động lạ không còn
B) Nó nghe bạn bè trầm trồ, bàn tán.
C) Nó không được thấy con chim xanh huyền diệu

4) Dòng gồm những từ chỉ các bộ phận của cây:

A) Chồi, ngọn, lá, cành
B) Hoa, quả, thân, rễ, củ
C) Cả hai ý đều đúng

5) Câu “Con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh” được viết theo mẫu:

A) Ai (con gì, cái gì) làm gì?
B) Ai (con gì, cái gì) là gì?
C) Ai (con gì, cái gì) thế nào?

6) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Bông hóa có những cái cánh mềm mại và vàng óng như nắng mùa thu” trả lời cho câu hỏi:

A) Như thế nào?
B) Thế nào?
C) Vì sao?

II. Chính tả:

Vườn cây của ba

Thân xù xì cứ đứng trơ trơ
Cành gai góc đâm ngang tua tủa
Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa
Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm
Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ
Mà trái nào cũng thật dễ thương.

Nguyễn Duy

III. Tập làm văn:

1) Lời đáp của các bạn (được in đậm) trong những tình huống sau chưa lịch sự. Em hãy chữa giúp các bạn:

a) Thắng rủ Hùng sang nhà cùng chơi rô-bốt. Hùng nói:

– Ừ, cậu chịu khó chờ một chút, mình xin phép mẹ và sang ngay.

– Nhưng cậu không được làm hỏng rô – bốt của tớ nhé!

……………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Trang nhờ bà đan cho một cái túi bằng len để đựng bút. Bà nói:

– Ừ, bà sẽ đan ngay cho cháu một cái túi thật xinh.

– Phải đẹp hơn cái túi của chị Hồng, bà nhé!

……………………………………………………………………………………………………………………………………

2) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài hoa mà em thích.

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 – Đề 2

I- Đọc thầm:

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười

Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.

Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy chìm dần vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vé trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

Theo TRUONGLEDUAN.edu.net

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng:

A) Không nhìn thấy gì cả
B) Bị một vết thương rất nặng
C) Vết thương nguy hiểm đến đôi chân và tính mạng

2) Vị bác sĩ mong muốn điều:

A) Cứu đôi chân của cậu
B) Cứu cậu bé và không lấy tiền
C) Chữa cho cậu bé nhanh khỏi bệnh

3) Cậu bé đã tặng vị bác sĩ:

A) Bức vẽ gương mặt cậu đang cười
B) Bức vẽ gương mặt đang tươi cười
C) Tờ giấy có dòng chữ “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười”

4) Những từ trong đoạn 1 của bài văn trên là từ chỉ đặc điểm là:

A) Mù, nguy hiểm
B) Mù, tính mạng
C) Mũ, thương, nguy hiểm

5) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là:

A) Đó là một gương mặt đang mỉm cười.
B) Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu lên.
C) Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

6) Dòng có hình ảnh so sánh là:

A) Đứa bé gan dạ hơn.
B) Mặt xanh như tàu lá.
C) Gương mặt gầy gò, xanh xao.

II- Chính tả:

Kính lão

Hai mắt to tháo láo
Tay víu vào tai ba
Mấy tuổi mà lên lão?
Mà vênh vang vậy hà?
Lão khoe: mắt lão sáng
Để chỉ đường giúp ba
Em nhìn vào mắt lão
Em ơi! Xoay như là…
Thì ra lão mù tịt
Khi rời khỏi mắt ba.

Bùi Quang Thanh

III. Tập làm văn:

1) Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:

– Khi bạn xin lỗi vì lỡ làm dây mực vào áo em.

………………………………………………………………………………………………………………………………

– Khi em bé nhà hàng xóm xin lỗi vì quên trả truyện tranh cho em.

………………………………………………………………………………………………………………………………

– Khi bạn cảm ơn em vì em đã cho bạn mượn một cuốn sách rất hay.

……………………………………………………………………………………………………………………………….

2) Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu tả một con vật mà em biết theo các gợi ý sau:

  • Đó là con vật gì?
  • Nó sống ở đâu?
  • Hình dáng, màu lông, hoạt động của nó như thế nào?

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 – Đề 3

I) Đọc thầm:

Món quà hạnh phúc

Trong khu vườn kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quầy bên Thỏ Mẹ.

Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc mà lộng lẫy. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

Tết đến, nhận được món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu mất.

Theo Chuyện của mùa hạ

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Đàn thỏ con sống với:

A) Ông bà ngoại
B) Ông bà nội
C) Thỏ Mẹ

2) Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều:

A) Đi mua quần áo mới tặng mẹ
B) Tự tay làm khăn trải bàn thật đẹp để tặng mẹ
C) Đi mua khăn trải bàn có thêu hoa lộng lẫy để tặng mẹ

3) Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy:

A) Rất vui sướng
B) Rất vui, thích món quà
C) Rất hạnh phúc, mệt nhọc bay biến

4) Dòng có hình ảnh so sánh là:

A) Những bông hoa đủ màu sắc lộng lẫy.
B) Cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc.
C) Dòng chữ được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

5) Những từ ngữ trong câu “Những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc đã quây quầy bên Thỏ Mẹ” là từ chỉ đặc điểm:

A) Hồng, lóng lánh, ngọc, dài
B) Hồng, dài, cộc, quây quầy
C) Hồng, lóng lánh, dài cộc

6) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là:

A) Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc.
B) Chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ.
C) Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe”

II) Chính tả:

Cây bàng

Cây bàng là chiếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung
Cây là cột, cành là khung
Lá xòe bên lá lợp cùng trời xanh
Không tường gió thổi xung quanh
Có bàng, bãi cỏ biến thành sân chơi
Bàng vui mỗi buổi em vui
Hoa vàng quả, quả cũng vàng ơi là vàng.

Hữu Thỉnh

II) Tập làm văn:

1) Em sẽ nói gì khi:

– Bạn bị ốm phải nghỉ học, em chép bài giúp. Bố mẹ bạn cảm ơn em.

………………………………………………………………………………………………………………………………

– Em nhường quà và đồ chơi cho em bé, bố mẹ khen em.

……………………………………………………………………………………………………………………………….

2) Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cây hoa mà em thích.

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm

Trường: TH…….

Họ tên:…………….

Lớp:………………..

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC ………..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2

Ngày kiểm tra: ……………….

A. PHẦN ĐỌC

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 6 điểm

Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm
1. Đọc đúng tiếng, từ: ………… …………/3đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu: ………… …………/1đ
3. Tốc độ đọc: ………… …………/1đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: ………… …………/1đ
Cộng: …………/6đ

Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên:

1. Kho báu – trang 84

2. Những quả đào – trang 92

3. Cây đa quê hương – trang 94

4. Ai ngoan sẽ được thưởng – trang 101

5. Chiếc rễ đa tròn – trang 108

6. Cây và hoa bên lăng Bác – trang 112

7. Chuyện quả bầu – trang 117

8. Tiếng chổi tre – trang 122

9. Bóp nát quả cam – trang 125

10. Đàn bê của anh Hồ Giáo – trang 137

II. ĐỌC HIỂU:

Người bạn

Một cậu bé đến tiệm bán chó, cậu lấy ra 3 đồng lẻ và xem những chú chó. Từ trong cũi chạy ra năm cái nắm lông bé xinh. Một con chó con cà nhắc chạy cuối cùng. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị làm sao vậy?”

Người chủ nói rằng con chó bị tật. Đứa bé xúc động: “Cháu muốn mua con chó đó.”

Người chủ nói:

– Nếu cháu muốn thì chú cho cháu luôn.

Cậu đáp:

– Cháu không muốn chú cho cháu. Cháu sẽ đưa chú 3 đồng và trả góp mỗi tháng đến khi đủ.

Ông nói:

– Nhưng nó chẳng bao giờ có thể chạy chơi với cháu như những con chó khác.

Cậu bé cúi xuống kéo ống quần lên để lộ một chân bị teo quắt. Cậu khẽ nói:

– Vâng, cháu cũng không chạy được và con chó nhỏ đó cần một người bạn có thể hiểu nó!

Thảo Nguyên

Em đọc thầm bài: “Người bạn” rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1. Từ trong cũi chạy ra bao nhiêu chú chó? (0.5 điểm)

A. 4 chú chó
B. 5 chú chó
C. 6 chú chó

2. Cậu bé làm gì khi thấy người chủ muốn cho cậu con chó bị tật? (0.5 điểm)

A. Cậu cám ơn ông.
B. Cậu không muốn lấy nữa.
C. Cậu sẽ lấy chú chó và trả góp mỗi tháng cho người chủ.

3. Tại sao cậu bé quyết định mua chú chó con bị tật? (0.5 điểm)

A. Vì cậu bé chỉ có 3 đồng.
B. Vì cậu thấy chú chó đáng thương.
C. Vì cậu cũng bị tật nên cậu đồng cảm với chú chó ấy.

4. Quyết định của cậu bé cho các em thấy được điều gì về tình bạn? (1 điểm)

A. Tình bạn cao đẹp giữa người và con vật.
B. Tình bạn là sự đồng cảm, thấu hiểu.
C. Cả a và b đều đúng.

5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới: (1 điểm)

– Đồng cảm là sự thấu hiểu cảm xúc của người khác.

………………………………………………………………………………………………………………………..

– Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về một người bạn của em.

………………………………………………………………………………………………………………………..

6. Viết vào chỗ trống các từ có nghĩa trái ngược nhau: (0.5 điểm)

Yêu /………….

Khỏe /……………

B. PHẦN VIẾT

I. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) – Thời gian phút.

Bài “Cây và hoa bên lăng Bác” Viết đầu bài và đoạn “Sau lăng ….toả hương ngào ngạt ” (Sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 114)

II. TẬP LÀM VĂN: Thời gian 25 phút.

Đề: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) tả về cảnh đẹp của biển.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

I. ĐỌC HIỂU: 4 điểm

Biểu điểm Nội dung

Khoanh tròn mỗi câu trả lời đúng được:

Câu 1: 0.5 điểm

Câu 2: 0.5 điểm

Câu 3: 0.5 điểm

Câu 4: 1 điểm

Câu 5: 1đ

Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới: (0.5đ)

Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về một người bạn của em. (0.5đ)

* Lưu ý: Nếu trình bày sai (Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm.) (- 0.25đ)

Câu 6: 0.5đ

– Viết đúng từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) (0.25đ x 2)

Câu 1: b. 5 chú chó.

Câu 2: c. Cậu sẽ lấy chú chó và trả góp mỗi tháng cho người chủ.

Câu 3: c Vì cậu cũng bị tật nên cậu đồng cảm với chú chó ấy.

Câu 4: c. Cả a và b đều đúng.

Câu 5:

Đồng cảm là gì?

Ví dụ: Bạn Hân rất hiền.

Câu 6:

Yêu / Ghét

Khỏe / Yếu

 

 

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22

Trường:……………………….

Lớp:…………………………..

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: ………..

Môn: Tiếng Việt Lớp 2 – Thời gian: 40 phút

I .PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

A. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm).

Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc thuộc chương trình Tiếng Việt 2 – Tập 2B.

B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi.

Cây Gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam )

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông

Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.

Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu
b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít
d. Tranh giành

Câu 4. (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người?

a. Gọi đến bao nhiêu là chim
b. Lung linh trong nắng
c. Như một tháp đèn khổng lồ
d. Nặng trĩu những chùm hoa

Câu 5: ( M4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 6: (0.5đ ) Câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
d. Cả ba ý trên

Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Khi nào?
d. Thế nào?

Câu 8: (0,5đ ) Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau.

a. lạnh – rét
b. nặng – nhẹ
c. vui – mừng
d. đẹp – xinh

Câu 9: (1đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu sau:

“Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành”.

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

A. Chính tả: (4 đ) Nghe – viết bài: Việt Nam có Bác – (Sách T V2 – Tập 2B)

B. Tập làm văn (6 đ)

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người thân trong gia đình em.

Đáp án, biểu điểm môn Tiếng Việt lớp 2

Phần Câu Điểm thành phần

Đọc thành tiếng
  Mỗi HS đọc 1 đoạn  
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: khoảng 50 – 60 tiếng/ phút. 1
– Đọc đúng tiếng, từ( không sai quá 5 tiếng): 1
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1
Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1

Đọc hiểu
1 a. 0,5


2 a. 0,5
3 c 0,5
4 a. 1
5 b.Câu hỏi mở ( tùy theo cảm nhận của HS) 1
6 c 0,5
7 d 0,5
8 b. 0,5
9 Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành » 1

Chính tả
  – Nghe – viết đúng, tốc độ viết khoảng 40 chữ/15 phút: 1
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1
– Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) 1
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. 1

Tập làm văn
Nội dung – Viết được một đoạn văn (đúng cấu trúc) theo gợi ý cho trước. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí. 3

Kỹ năng: – Chữ viết rõ ràng, viết đúng chính tả: 1 điểm 1
– Dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp: 1 điểm 1
– Viết có sáng tạo: 1điểm 1

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 1

    Thời gian: 45 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10)

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

Trên chiếc bè

Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:

Câu 1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì? (1điểm)

a, Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.

b, Bơi theo dòng nước.

c, Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.

Câu 2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?

a, Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.

b, Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.

c, Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.

Câu 3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?

a, Chê cười, châm biếm.

b, Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.

c, bái phục, lăng xăng.

Câu 4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?

a, Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.

b, Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.

c, Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.

Câu 5. Trong câu ” Những ả cua kềnh đang giương đôi mắt lồi ” từ chỉ hoạt động là?

a, giương

b, lồi

c, đang

Câu 6.

a,Tìm 1 từ chỉ đặc điểm trong bài

b, Đặt câu với từ vừa tìm được

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe- viết: (5 điểm) GV đọc bài cho học sinh viết bài.

II- Chính tả (5 điểm)

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.

III. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn (4-5 câu) nói về người bạn cũ của em.

    Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1

    Thời gian: 45 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

(Cho học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng một trong các đoạn văn, đoạn thơ trích từ các bài tập đọc SGK TV2, tập 1, trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung của đoạn văn, đoạn thơ đó).

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

MÓN QUÀ QUÝ

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

Tết đến, thỏ mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm theo yêu cầu:

Câu 1. (1 điểm) Câu văn nào dưới đây tả sự vất vả của thỏ mẹ?

A. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

B. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn thỏ mẹ.

C. Thỏ mẹ cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

Câu 2. (0,5 điểm) Để tỏ lòng thương yêu và biết ơn mẹ, bầy thỏ con đã làm gì?

A. Hái tặng mẹ những bông hoa lộng lẫy.

B. Làm tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn.

C. Tặng mẹ một chiếc áo mới.

Câu 3. (0,5 điểm) Món quà được tặng mẹ vào dịp nào?

A. Vào ngày sinh nhật

B. Vào ngày chủ nhật

C. Vào dịp tết.

Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ màu sắc của vật?

A. hiếu thảo, hạnh phúc.

B. vàng, trắng tinh.

C. mệt nhọc, nắn nót.

Câu 5: (0,5 điểm) Gạch một gạch, dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?

Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

Câu 6. (1 điểm) Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:

Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ.

Câu 7. (1 điểm) Câu chuyện : “Món quà quý” khuyên chúng em điều gì ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8. (1 điểm)Em hãy đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) thế nào ? để nói về loài thỏ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (Nghe – viết) (4 điểm):

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tìm ngọc, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 140.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. Tập làm văn:

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2

Thời gian : 60 Phút

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1(M1- 0,5 điểm): Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng ở đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

Câu 2(M1- 0,5 điểm): Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn

b- Hung hung vàng

c- Màu vàng dịu

Câu 3(M1-0,5 điểm): Những loại cây nào phủ kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

Câu 4(M2 – 0,5 điểm): Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh

b- Đỏ, xanh, vàng

c- Đỏ, hồng, xanh, đen

Câu 5(M2-0,5 điểm): Khi mùa xuân đến, bờ sông Lương như thế nào?

a- Rực rỡ, muôn sắc, tràn trề sức sống.

b- Ảm đạm, u ám.

c- Rực rỡ, nhiều màu sắc.

Câu 6(M2 -0,5điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:

Ngay dưới lòng sông, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7(M2 – 1 điểm): Tìm 2 từ chỉ sự vật bên bờ sông Lương trong đoạn văn trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8(M3- 1 điểm): Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:

Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9(M4 – 1 điểm): Hãy viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả bờ sông Lương.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B/ Kiểm Tra Viết

GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.

  Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn tả mùa hè.

Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 2

Thời gian : 60 Phút

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

      CÒ VÀ VẠC

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến, Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

            Truyện cổ Việt Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1(M1- 0,5 điểm): Câu chuyện trên gồm có mấy nhân vật ?

a. Một nhân vật: Cò

b. Hai nhân vật: Cò và Vạc

c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, tôm, ốc

Câu 2(M1- 0,5 điểm): Cò là một học sinh như thế nào ?

a. Lười biếng.

b. Chăm làm.

c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.

Câu 3(M1-0,5 điểm): Vạc có điểm gì khác Cò ?

a. Lười biếng, không chịu học hành, chỉ thích ngủ.

b. Học kém nhất lớp.

c. Hay đi chơi.

Câu 4(M2– 0,5 điểm): Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày?

a. Sợ trời mưa.

b. Sợ bạn chê cười.

c. Cả 2 ý trên .

Câu 5(M2 -1điểm): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

– lười biếng – ……

– dốt – ……..

– ngủ- ……..

– đêm- …….

Câu 6: (M3 -1điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7(M2 – 0,5 điểm): Hãy tìm từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:

Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8(M2- 0,5 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:

, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9(M4 – 1 điểm): Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để nhận xét về tính cách của Vạc.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B/ Kiểm Tra Viết

I/ Chính tả (4 điểm)

GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.

   Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người mà em yêu quý nhất.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)

– Đọc 11 dòng đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tác giả nghe âm thanh quét rác trên con đường nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Bóp nát quả cam (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

a. Xâm chiếm.

b. Mượn binh sĩ.

c. Mượn đường giao thông.

d. Mở rộng thị trường kinh doanh.

2. Trần Quốc Toản đợi gặp Vua để làm gì?

a. Xin được hưởng lộc.

b. Xin được chia cam.

c. Xin tham gia cuộc họp dưới thuyền rồng.

d. Để được nói hai tiếng “xin đánh”.

3. Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

a. Trần Quốc Toản không được dự họp

b. Trần Quốc Toản không được gặp Vua.

c. Trần Quốc Toản nghĩ vua xem mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

d. Trần Quốc Toản không được Vua cho đi đánh giặc.

4. Cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau?

a. ngang ngược – hung ác.

b. căm giận – căm thù.

c. nhỏ – lớn.

d. anh hùng – gan dạ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Lá cờ (trích)

Cờ mọc trước cửa mỗi nhà.i Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ vể chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với mỗi lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.
Theo Nguyễn Quang Sáng

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: a

Câu 2: d

Câu 3: c

Câu 4: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Việc tốt mà em hoặc bạn em đã làm là việc gì

– Nêu cảm nghĩ về việc làm tốt đó.

Bài tham khảo:

Một buổi sáng, khi ánh ban mai chiếu xuống sân trường, em tung tăng chạy nhảy dọc hàng hiên để hít thở không khí trong lành của một ngày mới, bỗng em nhìn thấy những cây con mới trồng trong bồn cây ở góc sân trường bị úa lá, chúng héo cả thân cành. Em thầm nghĩ: có lẽ cây thiếu nước nên mới như thế. Không ngần ngại, em đi lấy nước tưới cho cây. Từng cây con như đang vui mừng đón những ngụm nước mát lành, chúng tươi tắn hơn lên. Những ngày tiếp theo, em cũng không quên tưới nước cho chúng. Chỉ sau một tuần, bồn cây đã trở lại xanh tươi và đầy sức sống.

Em rất vui vì việc làm của mình.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Lượm (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 130)

– Đọc 2 khổ thơ đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK Tiếng Việt Lớp 2, tập 2, trang 137)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d);

1. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?

a. Không khí trong lành và rất ngọt ngào.

b. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.

c. Cả hai ý trên.

d. Không có ý nào đúng.

2. Từ ngữ nào miêu tả đàn bê rất đáng yêu?

a. Quấn quýt, đùa nghịch.

b. Nhảy quẩng lên, chạy đuổi nhau.

c. Rụt rè, chăm bẵm, nhỏ nhẹ, từ tốn, nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

3. Hình ảnh nào thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo?

a. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.

b. Đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo.

c. Dụi mõm vào người anh nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

4. “Từ tốn” có nghĩa là gì?

a. Nhút nhát, sợ sệt.

b. Chậm rãi, nhẹ nhàng,

c. Mạnh dạn, tự tin.

d. Nũng nịu, rụt rè.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Người làm đổ chơi (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 135)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: c

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Cảnh biển em tả có gì đẹp?

– Sóng biển như thế nào?

– Trên mặt biển có những gì?

– Bầu trời trên biển ra sao?

– Cảnh vật nào ở biển làm em yêu thích nhất?

Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển.

Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp.

Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề số 3

I. CHÍNH TẢ :  Nghe – viết  

Nghe viết bài  “Cây và hoa bên lăng Bác” SGK Tiếng Việt tập 2/ trang 111

GV viết tựa bài và đọc cho HS viết đoạn văn. “Cây và hoa  ……….nở lứa đầu”

II. TẬP LÀM VĂN  :  

Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về một loại quả mà em thích .

Dựa vào những gợi ý sau:

–    Quả em thích là quả gì?

–    Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ , cuống , ruột……..)

 Quả có lợi ích gì?

III. ĐỌC THÀNH TIẾNG 

Cho học sinh  bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.

1.    Kho báu    Đoạn: ………….

2.    Những quả đào    Đoạn: ………….

3.    Ai ngoan sẽ được thưởng    Đoạn: ………….

4.    Chiếc rễ đa tròn    Đoạn: ………….

5.    Chuyện quả bầu    Đoạn: ………….

6.    Bóp nát quả cam     Đoạn: ………….

IV. ĐỌC THẦM:      

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê – đê có cô Hơ – bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ – bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :

– Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ – bia giận dữ quát :

– Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ – bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ – bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ – bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ – bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo Truyện cổ Ê – đê

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1.  Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ – bia như thế nào? (M1) 0.5 điểm

A. Ân hận .

B. Vui mừng.

C. Vẫn bình thường.

Câu 2.  Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? (M1) 0.5 điểm

A. Yêu quý cơm gạo .

B. Khinh rẻ cơm gạo.

C. Ân cần.

Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ – bia để đi vào rừng? (M2) 0.5 điểm

A. Vì thóc gạo thích đi chơi.

B. Vì Hơ – bia đuổi thóc gạo đi.

C. Vì Hơ – bia khinh rẻ thóc gạo.

Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ – bia: (M2) 0.5 điểm

A. Vì Hơ – bia không có gì để ăn.

B. Vì Hơ – bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.

C. Vì thóc gạo nhớ Hơ – bia.

Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? (M3) 1 điểm

Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì?(M4) 1 điểm

Câu 7.  Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1)  0.5 điểm  

“Ở một làng Ê – đê có cô Hơ – bia xinh đẹp”

A. Vì sao?

B. Để làm gì?

C. Như thế nào?

Câu 8.  Trong câu “ Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ – bia ân hận lắm.”, 
có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (M2) 0.5 điểm

A. Hối hận?

B. Ân cần?

C. Hối hả?

Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống: (M3)  1 điểm     

Hôm ấy tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt đề số 3

I.KIỂM TRA ĐỌC

1.  Phần đọc thầm và làm bài tập 6đ

– Câu 1 (0.5 đ): chọn A

– Câu 2 (0.5 đ): chọn B

– Câu 3 (0.5 đ): chọn C

– Câu 4 (0.5 đ): chọn B

– Câu 5 (1 đ): Hành động của Hơ-bia là không tốt, chúng ta phải biết yêu quý cơm gạo.

– Câu 6 (1 đ) : Bài đọc trên khuyên chúng ta phải biết yêu quý thóc gạo và siêng năng, chăm chỉ lao động.

– Câu 7 (0.5 đ): chọn C

– Câu 8 (0.5 đ): chọn A

– Câu 9: (1 đ) Hôm ấy, Tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề số 4

Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

I. Đọc thầm văn bản sau:

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống?

a. Cào tuyết trong một trường học.

b. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

c. Viết báo.

Câu  2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét?

a. Dùng lò sưởi.

b. Dùng viên gạch nường lên để sưởi.

c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình .

b. Để theo học đại học.

c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn nói lên điều gì?

a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp .

b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp .

c. Nói lên những gian khổ mà bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước

Câu 5. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

a)    a. Mệt – mỏi

b)    b. Sáng – tối

c. Mồ hôi – lạnh cóng

Câu 6. (0,5 điểm) Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?

c)    a. Giản dị; thương dân; yêu nước.

d)    b. Sáng suốt; nhút nhát; đi học đúng giờ.

e)    c. Hiền lành; lười biếng; thương dân.

Câu 7. (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ?

Ví dụ: Biết ơn;

I.    Chính tả (nghe-viết) (2,0 điểm) (20 phút)

Cây và hoa bên lăng Bác

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt.

II.  Tập làm văn (3,0 điểm) (40 phút)

Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (Từ 3 đến 5 câu) nói về 1 loài cây mà em thích theo các gợi ý sau.

– Đó là cây gì?

– Cây trồng ở đâu?

– Hình dáng cây như thế nào?

– Cây có lợi ích gì?

Câu 2: (1 điểm) Em hãy kể tên một số con vật nuôi ở nhà. Em thích con vật nào nhất? Vì sao?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt đề số 4

I. ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án  a b c c b a

Câu 7.  (0,5 điểm)  Những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

Ví dụ:  Biết ơn; kính yêu; nhớ ơn…………

II. CHÍNH TẢ (2,0 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (2 điểm).

– Cứ mắc 2 lỗi trừ 0,25 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

– Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

III. TẬP LÀM VĂN (3,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

– Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 2 điểm.

+ HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.

+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

– Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 1,5 điểm.

– Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 1 điểm.

– Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 0,5 điểm.

Đoạn văn mẫu:

Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp, màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại.Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành.

Câu 2: (1 điểm). Một số con vật nuôi ở nhà như: trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo. Trong đó em thích nhất là con gà trống. Vì gà trống gáy gọi em đi học.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề số 5

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian)

GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

1. Bài: Hừng đông mặt biển.

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường.

* Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?

2. Bài: Trăng mọc trên biển .

Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.

* Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào?

 3. Bài: Quả sầu riêng.

Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai.

* Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?

 II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.

B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gi?

B: Ai là gì?

C: Ai thế nào?

D: Ai ở đâu?

Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A: Sông hồ.                                                            C: Kênh rạch

B: Ao hồ.                                                                 D: Mương máng

Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú  sống hoang dã .

Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau .

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả-nghe viết (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi đoạn từ “Mùa này đến ngày này qua   ngày khác.” SGK TV 2 tập 2 trang 19.            
II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt đề số 5

I. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1: B (0,5đ)

Câu 2: C (0,5đ)

Câu 3: D (0,5đ)

Câu 4: (1đ)

Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

Câu 5: A (0,5đ)

Câu 6: (1đ)

Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên .

Câu 7: A  (0,5đ)

Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phấy vào sau từ  lát đường, bãi lầy

Câu 5: Bố làm gì cũng khéo? thuộc mẫu câu nào?
1. Thế nào?
2. Là gì?
3. Làm gì?

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button