Tổng hợp

Bao sái là gì? Tại sao phải bao sái bàn thờ?

Bao sái là gì?

Bao sái được hiểu là việc thực hiện lau dọn vệ sinh bát hương. Đây là việc quan trọng cần làm trước khi năm cũ khép lại, đón năm mới về. Thường sau nghi thức cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, các gia đình sắp xếp thời gian thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương.

Mặc dù mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, thắp hương hoa quả khấn cầu tưởng nhớ gia tiên thì mọi người đều thực hiện việc dọn dẹp, lau chùi. Nhưng bao sái bàn thờ cuối năm mang ý nghĩa quan trọng hơn, rút tỉa chân hương cho án thờ khang trang, thoáng đãng. Đây cũng là một cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.

Bao sái là gì?
Bao sái là gì?

Tại sao phải bao sái?

Theo phong thuỷ khu vực bàn thờ chính là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình. Luồng khí này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống của gia đình. Do đó việc để bát hương với chân nhang quá đầy sẽ ảnh hưởng đến việc lưu chuyển trên bàn thờ gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.

Vì vậy việc rút tỉa chân hương và lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ là vô cùng cần thiết. Ở một số nơi khi đặt bát hương lên bàn thờ thì được xem là vật bất di bất dịch nên khi bao sát gia chủ cần hết sức chú ý và cẩn làm tỉ mỉ, cẩn thận.

Chọn ngày bao sái ban thờ

Có không ít người thắc mắc bao sái ban thờ ngày nào, lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23?,…

Theo phong tục từ xưa của người Việt, việc lau chùi ban thờ, tỉa chân hương thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp cuối năm. Năm nay ngày 23 tháng Chạp vào ngày 14/01/2023.

Khung giờ tốt đẹp để thực hiện tỉa chân nhang là từ 6h – 11h và 13h – 17h. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có một phong tục riêng. Ở nhiều nơi, thời gian bao sái có thể diễn ra trong những ngày lẻ của tháng Chạp, trừ ngày 17 và ngày 29.

Bạn đang xem: Bao sái là gì? Tại sao phải bao sái bàn thờ?

Khi bao sái bàn thờ, sử dụng nước gì để lau bát nhang là chuẩn nhất?

Nước ấm

Sử dụng nước ấm vào chậu sạch, giặt khăn vắt khô để lau bài vị, bát nhang và đồ thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể dùng khăn cho bài vị và bát nhang riêng, khăn cho đồ thờ cúng riêng. Chậu nhỏ dùng để chứa nước ấm, khăn dùng lau dọn bàn thờ nên được cất gọn riêng. Không dùng khăn rửa mặt, chậu tắm để dùng trong quá trình bao sái ban thờ.

Nước ngũ vị hương tẩy uế

Nước ngũ vị hương dùng để tẩy uế, khử mùi khác với ngũ vị hương trong nấu ăn. Nước ngũ vị hương để tẩy uế gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Loại ngũ vị hương tẩy uế này còn được biết đến với tên gọi nước cầu an, nước phú quý.

Gia chủ có thể mua lọ nước ngũ vị hương đóng chai sẵn để sử dụng hoặc mua gói thảo dược ngũ vị về đun sôi lọc nước. Gói ngũ vị mua về đun cùng khoảng 1,5 lít nước, để ấm sau đó lọc lấy phần nước trong, dùng để lau rửa bát nhang và đồ thờ cúng.

Rượu gừng

Rượu gừng không chỉ có tác dụng trong sức khoẻ mà còn được ứng dụng làm nước bao sái bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có tác dụng sát khuẩn, vừa làm sạch đồ thờ vừa mang lại mùi thơm dịu nhẹ, loại bỏ bụi bặm bám lâu ngày. Loại nước bao sái này cũng mang lại sinh khí mới cho không gian án thờ.

Hơn nữa, rượu gừng có thể làm một hũ to dùng cho cả năm. Bất cứ khi nào muốn dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, gia chủ đều có thể dùng để bao sái.

Nếu như không có hũ rượu gừng ngâm từ trước, gia chủ có thể chọn vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng, lọc lấy nước trong. Sau đó, pha cùng nước ấm để dùng lau dọn án thờ.

Việc bao sái bàn thờ trong gia đình, ai cũng có thể thực hiện, miễn là người thành tâm, muốn săn sóc án thờ. Tuy nhiên, gia chủ hoặc những người đảm đương việc thờ cúng trong nhà sẽ chu đáo, tỉ mỉ thường xuyên thực hiện thì đỡ tránh được sơ suất, rơi vỡ.

Khi bao sái bàn thờ, sử dụng nước gì để lau bát nhang là chuẩn nhất?
Khi bao sái bàn thờ, sử dụng nước gì để lau bát nhang là chuẩn nhất?

Hướng dẫn cách rút chân nhang đúng cách

Để rút chân hương đúng cách, không phạm phải các kiêng kị, các bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khi đã bao sái và dọn dẹp nhà cửa xong thì bạn nên mở hết các cửa nhà ra, chuẩn bị đầy đủ các đồ là nến, hương, hoa, quả, đồ cúng. Củ gừng vẫn còn nguyên vỏ mang đi rửa sạch và giã nát sau đó đổ vào trong rượu trắng cũng như ngâm khăn vào trong rượu khoảng 30 phút trước khi bạn tiến hành dọn dẹp.

Bước 2: Thắp trên bàn thờ một nén hương và khấn để xin phép tổ tiên, thần linh về việc dọn dẹp bàn thờ.

Bước 3: Hạ đồ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn

Trước khi thực hiện hạ đồ cúng xuống, bạn nên chuẩn bị một cái bàn to, sạch sẽ và phủ trên bàn là lớp vải hoặc là giấy đỏ đặt ngay cạnh bàn thờ để có thể đặt toàn bộ đồ cúng xuống bàn đó ngay ngắn.

Đối với bàn thờ Phật, bạn nhớ phủ vải hoặc dùng giấy vàng. Khi lau thì bạn nên dùng khăn sạch đã ngâm qua rượu gừng.

Sau khi lau xong bằng khăn ngâm qua rượu gừng thì bạn lau lại bằng chiếc khăn khô. Lau, vệ sinh từng đồ cúng một, tuyệt đối không được kẹp đồ cúng vào nách, chân và háng. Bên cạnh đó, bạn nhớ để đồ cúng trang nghiêm và ngay ngắn.

Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân nhang

Đối với việc bao sái và rút tỉa chân nhanh thì đầu tiên, bạn nên rửa hai tay bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt lấy bát hương, lấy khăn và chổi khô để quét toàn bộ những bụi bẩn ở bát hương xuống. Sau đó, lấy hai tay rút tỉa từng chân nhanh cho tới khi chân nhang còn lại là số lẻ. Thông thường thì bát nhang cúng thần linh thường để 5 chân nhang, còn bát hương khác là để 3 chân nhang.

Những chân nhanh đã rút nên đặt trên bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ rồi mang đi hóa hết, thả trôi sông. Tiếp đó là lấy khăn sạch khô để lau dọn những tàn nhang ở cân hương cũ rơi ra và dùng khăn ngâm rượu gừng lau xung quanh bát hương lần nữa.

Bước 5: Đặt các đồ cúng vào đúng vị trí và thay nước cũng như chum gạo muối (nếu có) và khấn xin thỉnh cầu tổ tiên, thần linh về, báo cáo việc thu dọn chân hương đã xong.

Lưu ý: Đối với bàn thờ Phật, tượng và ảnh Phật thì bạn không nên dùng rượu mà dùng khăn thấm nước sạch ngâm cánh hoa hồng màu vàng để lau. Nếu như không có thì bạn có thể dùng nước ngụ vị hương thay thế.

Những điều cần chú ý khi bao sái bát hương

Việc làm lễ bao sái bát hương cần chú ý một số điểm như sau:

– Sau khi làm lễ, đọc văn khấn xong đợi hương tàn 1/3 thì gia chủ có thể di chuyển bát hương để lau dọn bàn thờ nhưng phải dời bát hương ra khỏi ban thờ xong mới làm vệ sinh chứ tuyệt đối không vệ sinh ngay trên ban thờ khi bát hương vẫn còn trên đó.

– Khi tỉa chân nhang trong bát hương quan Thần Linh thì tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang còn các bát hương khác giữ lại 3 chân nhang. Phần chân nhang được tỉa rồi thì mang đi đốt hết và thả tro trôi sông.

– Bỏ bớt phần tro cũ đã đầy trong bát hương và cho thêm tro mới sao cho cách miệng bát hương 1-2cm là vừa.

– Phải dùng rượu gừng để lau dọn bàn thờ và dùng khăn gạc sạch thấm rượu gừng để lau sạch bát hương từ miệng bát trở xuống.

– Sau khi đã vệ sinh bát hương xong, gia chủ phải đặt bát hương tại vị trí cố định trên ban thờ và không được xê dịch bát hương nữa.

– Khi xong xuôi tất cả, gia chủ thắp hương xin yên vị chân nhang, ngọn khói và án thờ.

Văn khấn bao sái bát hương 

Trước hết, gia chủ thắp hương cúng vái Thổ công, Gia tiên xin bao sái bát hương. Sau đó, đọc bài văn khấn xin bao sái bát hương 2019 như sau:

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ tên là:

Cư ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh giám hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

Cách bao sái bàn thờ
Cách bao sái bàn thờ

Xê dịch, lau chùi bát hương

Bát hương chỉ là vật tượng trưng, kết nối để chúng ta bày tỏ sự tôn kính với thế giới tâm linh, đối tượng có thể là chư Phật, vị Thánh, ông bà tiên tổ… Nếu chúng ta đã hướng tâm đến các các vị thì không nhất thiết thờ bát hương, ở các nước phương Tây không thờ bát hương nhưng họ vẫn có những chuyện tâm linh, hướng đến người đã mất.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy quan niệm về bát hương nhẹ nhàng hơn, không quá lo lắng và sợ hãi khi lỡ động chạm hay xê dịch bát hương; không những thế, chúng ta hoàn toàn có quyền lau dọn, xê dịch bát hương. Bên cạnh đó, tro trong bát hương thờ lâu ngày sẽ đầy lên, chúng ta có thể bỏ bớt hoặc thay tro mới.

Di chuyển các đồ vật trên ban thờ mà để sai vị trí thì có bị phạm không?

Bàn thờ đối với người Phật tử thường có ba bát hương: ở giữa thờ Phật, bên phải thờ các vị hộ Pháp, thần linh và Thổ địa, bên trái thờ gia tiên tiền tổ. Tuy rằng, thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn bát hương là điều không nên.

Đặc biệt, khi chư Tăng đã chú nguyện bát hương rồi thì chúng ta nên tôn trọng, cố gắng nhớ để tránh lẫn lộn vị trí. Còn các vật thờ khác như chén nước, đĩa quả, bình hoa thì chúng ta di chuyển, để vị trí nào trên bàn thờ cũng được.

Các đồ vật để dưới bàn thờ có bị mất tài lộc?

Một số người cho rằng, việc để các vật dụng dưới bàn thờ sẽ gây mất tài lộc. Thực tế, quan niệm đó là không đúng. Chúng ta để các vật dụng sạch sẽ dưới bàn thờ như tủ, kệ, lọ hoa, sách,… một cách ngăn nắp, gọn gàng không làm mất tài lộc của mỗi gia đình.

Phụ nữ có được bao sái bát hương?

Về mặt tâm linh, không phân biệt nam nữ trong việc cúng lễ hay lau chùi bát hương. Phụ nữ và nam giới đều có thể thắp hương, tỉa chân nhang, dọn dẹp ban thờ. Người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ thì vẫn có thể thắp hương, khấn vái và đi chùa lễ Phật.

Mong rằng, qua bài viết trên quý Phật tử sẽ có thêm kiến thức về bao sái bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách và không bị mê tín theo những quan điểm sai lầm để đón một năm mới an khang.

Đến tháng có được lau dọn bàn thờ không?

Ban thờ là nơi rất linh thiêng, cho nên không nên lau dọn bàn thờ nếu như bạn đang đến kỳ kinh nguyệt. Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt là không sạch sẽ. Người lau dọn ban thờ nên tắm rửa trước khi bao sái, giữ cho thân thanh tịnh, thay quần áo dài tinh tươm là tốt nhất.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button