Giáo dục

Bảng đơn vị đo độ dài và cách thức quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác

Bảng đơn vị đo độ dài và cách thức quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác

Bảng đơn vị đo độ dài, cách thức ghi nhớ, quy đổi các đơn vị đo trong bảng này cùng nhiều bài tập vận dụng học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 3. Đây là kiến thức trọng tâm của chương trình liên quan đến nhiều lớp học cao hơn. Nhằm giúp học sinh cách ghi nhớ, quy đổi và làm bài tập của bảng đơn vị đo độ dài, THPT Ngô Thì Nhậm đã chia sẻ bài viết sau đây. 

I. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI LÀ GÌ?

Trước khi muốn tìm hiểu bảng đơn vị đo độ dài là gì, các bạn nên hiểu thế nào là đơn vị, thế nào là độ dài.

Bạn đang xem: Bảng đơn vị đo độ dài và cách thức quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác

1. Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Ví dụ: chiếc bút này dài 2 cm. cm được là đơn vị, đọc là Xăng-ti-mét.

2. Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ: Khoảng cách từ nhà đến trường dài 1km

3. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo  khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến bưu điện huyện dài 5km. Vậy 5 là độ dài, còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến bưu điện huyện.

II. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

1. Cách đọc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé

Đơn vị lớn nhất là Ki-lô-mét(km) và đơn vị bé nhất là mi-li-mét(mm).

Ta đọc như sau:

  • Ki-lô-mét ( viết tắt là km): 1km = 10hm = 1000m
  • Héc-tô-mét (Viết tắt là hm): 1hm = 10dam = 100m
  • Đề-ca-mét (viết tắt là dam) : 1dam = 10m
  • Mét (viết tắt là m): 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
  • Đề-xi-mét (viết tắt là dm): 1dm = 10cm = 100mm
  • Xen-ti-mét (viết tắt là cm): 1cm = 10mm
  • Mi-li-mét (viết tắt là mm)

2. Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Muốn nhanh chóng ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài học sinh cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Khi đã ghi nhớ được rồi phải thường xuyên đọc lại, ôn tập lại. Hoặc các bạn cũng có thể phổ thành một vài câu nhạc để “nghêu ngoao” hằng ngày sẽ dễ nhớ hơn.

3. Cách quy đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Vậy có thể áp dụng những quy tắc sau để chuyển đổi:

Quy tắc 1:  Khi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, thì ta thêm vào số đó 1 chữ số 0 (nhân số đó với 10). Nếu cách một đơn vị ở giữa ta thêm 2 số 0 và cách 2 đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự ….

Ví dụ:

  • 1m = 10dm
  • 1dm = 100mm
  • 70km = 70 000m

Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (hay bớt số đó đi 1 chữ số 0)

Ví dụ:

  • 100cm = 10dm = 1m
  • 23000km = 2300hm = 230dam= 23m

III. CÁC DẠNG TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

DẠNG 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Phương pháp giải: Ở dạng này, học sinh chỉ cần học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, áp dụng cách quy đổi thành thạo sẽ dẽ dàng làm được thôi.

Ví dụ: Điền số vào chỗ trống

  1. 1000 m = … km
  2. 100 dm = … m
  3. 100 cm = … m
  4. 100 m = … hm
  5. 10 mm = … cm
  6. 4m 3cm = ………. cm
  7. 5m 8dm = ………. dm
  8. 5m 8cm = ………. cm

 Hướng dẫn:

  1. 1000 m = 1 km
  2. 20 km = 200hm
  3. 100 dm = 10 m
  4. 100 cm = 1 m
  5. 100 hm = 10000m
  6. 10 mm = 1 cm
  7. 4m 3cm = 400cm+3cm=403cm
  8. 15m 8dm = 150dm+8dm=158dm
  9. 5m 82cm = 500cm+82cm=582cm

Dạng 2: So sánh các đơn vị đo

Phương pháp giải: Học sinh cần học thuộc thứ tự bảng đơn vị đo, hiểu về cách quy đổi để đổi các đơn vị khác nhau ra cùng một đơn vị đo để so sánh.

Ví dụ: Điền các dấu “>” “<” hoặc “=” vào chỗ thích hợp

  1. 4m5cm … 500cm
  2. 5000m … 5km
  3. 3dm4cm … 15cm
  4. 500mm … 50cm
  5. 100m … 20dam
  6. 30dam5m …35hm

Hướng dẫn:

Áp dụng bảng đơn vị đo ta có các đáp án như sau:

  1. 4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm. => 4m5cm < 500cm
  2. 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km
  3. 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm
  4. 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm
  5. 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m < 20dam
  6. Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.

Dạng 3: Bài toán thực hiện phép tính

Phương pháp giải: Ở dạng thứ 3 này, nếu học sinh muốn giải được bài toán trước hết phải học thuộc thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, cách quy đổi để đổi các đơn vị không giống nhau ra cùng đơn vị sau đó mới thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

  • 2m.4m = 8m
  • 130cm.2dm=13dm.2dm=26dm

IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

Bài 1:

9 dam + 6 dam = ……

57 hm – 25 hm = ……

12 km  × 4 = ……

8 dam + 5 dam = ……

27 mm : 3 = ……

Bài 2. 

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

8 hm = ….m                              8 m = ….dm

9 hm = ….m                              6 m = ….cm

7 dam = ….m                              8 cm = ….mm

3 dam = ….m                              4 dm = ….mm.

Bài 3.

Tính (theo mẫu) :

32 dam x 3 =   96dam                    96 cam : 3 = 32 cm.

25 m x 2 =                                     36 hm : 3 =

15 km x 4 =                                   70 km : 7 =

34 cm x 6 =                                   55 dm : 5 =

Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời Sai

a) 9km 7hm = ……………

A. 97hm                B. 970dam                  C. 907dam                    D. 9700m

a) 5m 8dm = ……………

A. 58dm                 B.580cm                    C. 5800mm                    D. 580mm

Bài 2: Số?

11km 37m = …………. m                     2045m = ………… km ……….. m

40m 5dm = ………….. dm                   809dm = ……………. m ………….dm

3m 25cm = ……………cm                  4205mm = …………..m………….mm

Bài 5: Tính

7m 23dm : 2= …… cm              9m 8dm 7cm : 3 = ……cm               9dm 30cm : 10 = …….cm

Bài 6: Dấu >; <; =

73m 8dm □ 7dam 83dm                   23km 37m □ 23037m                        602mm □ 3/5 m

Bài 7: Một ôtô chạy 100km hết 13 lít xăng. Hỏi cần bao nhiêu xăng khi ôtô chạy quãng đường 300000m.

Bài 8: Có hai sợi dây, sợi thứ nhất dài hơn sợi thứ hai 54m. Nếu cắt đi 1200cm ở mỗi sợi thì phần còn lại của sợi thứ nhất gấp 4 lần phần còn lại của sợi thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi sợi dây dài bao nhiêu m?

Bài 9: Sợi dây màu xanh dài 200m, sợi dây màu đỏ ngắn hơn sợi dây màu xanh 2dm. Hỏi cả hai sợi dây dài mấy đề-xi-mét?

Bài 10: Cuộn dây điện màu đen dài 2m35cm. Cuộn dây điện màu vàng dài hơn cuộc dậy điện màu đen 5dm. Hỏi cả hai cuộc dây điện dài mấy xen-ti-met?

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về bảng đơn vị đo độ dài: thứ tự, cách quy đổi cũng như các dạng toán thường gặp. Hi vọng, bài viết hữu ích với bạn. Cố gắng nắm vững kiến thức này để bước sang những lớp học cao hơn nhanh chóng vận dụng bạn nhé ! Xem thêm phương pháp tính giá trị biểu thức nữa bạn nhé !

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button