Giáo dục

Bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 135 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Một phần thực hành phép ẩn dụ, soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiĐọc các bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

(1)

Bạn đang xem: Bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(2)

Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

a) Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,… không chỉ là thuyền, bến,… mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b) Thuyền bến (câu 1) và cây đa, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Trả lời bài 1 trang 135 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1:

a) Các hình ảnh thuyền (con đò) – bến (cây đa) lần lượt tạo nên ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại. Do đó:

– Câu (1) trở thành lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung.

– Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”.

b)

– Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật).

– Xét về ý nghĩa biểu trưng, chúng là những liên tưởng giống nhau (đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi – kẻ ở). Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền – bến – cây đa, bến cũ – con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ “tình cảm gắn bó keo sơn” của con người. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi. Có nắm được quy luật liên tưởng như vậy, chúng ta mới hiểu đúng ý nghĩa của các câu ca dao trên.

Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người với các sự vật.

Cách trình bày 2:

a) Trong hai câu ca dao trên, những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,… không chỉ là thuyền, bến,… mà còn mang một nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác:

– Thuyền: vật di chuyển – ẩn dụ chỉ người ra đi – người con trai

– Bến: vật cố định, đứng một chỗ – ẩn dụ chỉ người ở lại – người con gái

– Bài ca dao (1) là một lời khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của người con gái

+ Cây đa bến cũ: kỉ niệm cũ

+ Con đò: di chuyển → ẩn dụ chỉ người ra đi

=> Tình cảm giữa hai người bị chia cắt, xa nhau, bài ca dao (2) là lời than tiếc vì lỗi hẹn.

b) Thuyền, bến (câu 1) là chỉ về hai đối tượng yêu nhau, gắn bó thủy chung, son sắt. Còn cây đa, bến cũ, con đò (câu 2) là chỉ về con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau, vì thế câu ca dao (2) thể hiện tâm trạng nuối tiếc.

Để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai ca dao trên, cần phải so sánh ngầm để liên tưởng tìm ra những nét tương đồng giữa sự việc với nhau, từ đó cắt nghĩa và hiểu ý nghĩa mà câu ca dao muốn nói đến.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 135 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button