Giáo dục

Bài thơ Tôi yêu em

Bài thơ Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng lại là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Bài thơ Tôi yêu em
Bài thơ Tôi yêu em

Tác phẩm được THPT Ngô Thì Nhậm sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Pu-skin, cũng như nội dung của bài thơ Tôi yêu em, mời bạn đọc tham khảo.

Tôi yêu em

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Bạn đang xem: Bài thơ Tôi yêu em

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

I. Đôi nét về tác giả Pu-skin

– A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp)

– Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.

– Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.

– Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 – 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)…

II. Giới thiệu về bài thơ Tôi yêu em

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A. A. Ô-lê-nhi-a (con gái của A.N Ô-lê-nhin, Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) – người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.

– Nhan đề do người dịch đặt.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Bốn câu đầu: Lời giãi bày tình yêu đầy chân thành
  • Phần 2. Bốn câu sau: Những cung bậc trong tình yêu.

3. Nội dung

Bài thơ “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng lại là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

4. Nghệ thuật

Giọng điệu tha thiết, ngôn từ giản dị…

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button