Giáo dục

Bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn trực tiếp)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Cách dẫn trực tiếp, soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi.

Bạn đang xem: Bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn trực tiếp)

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”.

b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

Trả lời bài tập 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn trực tiếp)

Câu trả lời tham khảo

1. Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai châm và dấu ngoặc kép.

2. Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ nghĩ. Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

3. Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

– Phần in đậm trong ví dụ (a) là lời nói, vì có từ bảo. Phần này được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

– Phần in đậm trong ví dụ (b) là ý nghĩ, vì có từ nghĩ của người dẫn. Dấu hiệu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Hai ví dụ trên là lời dẫn trực tiếp.

Ghi nhớ

Có hai cách dẫn lời hoặc ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép (“…”).

– Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.

Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm rằng hoặc là để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.

————–

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Cách dẫn trực tiếp và Cách dẫn gián tiếp trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cách dẫn trực tiếp và Cách dẫn trực tiếp

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button