Giáo dụcLớp 11

Bài tập luyện tập Axit, Bazơ, Muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li – Hóa 11 bài 5

Ở các bài học trước các em đã tìm hiểu về axit, bazơ, muối, chất điện li mạnh, chất điện li yếu và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.


Bài này sẽ củng cố các kiến thức về axit, bazơ, muối và rèn luyện kỹ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

I. Kiến thức cần nắm vững về axit, bazơ, muối

Bạn đang xem: Bài tập luyện tập Axit, Bazơ, Muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li – Hóa 11 bài 5

1. Thuyết axit – bazơ của A-rê-ni-út

Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+.

– Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH.

– Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

– Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Nếu gốc axit còn chứa hiđro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit.

2. Tích số ion của nước

– Tích số của ion nước là (ở 250C) là:

  

Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

3. Giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường

– Môi trường trung tính: [H+] = [OH] = 10-7M hoặc pH = 7,00

– Môi trường axit: [H+] > [OH] →  [H+] > 10-7M hoặc pH < 7,00

– Môi trường kiềm: [H+] < [OH] →  [H+] < 10-7M hoặc pH > 7,00

Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau sẽ bị đổi màu.

hayhochoi

4. Điều kiện xảy ra Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

– Chất kết tủa.

– Chất điện li yếu.

– Chất khí.

5. Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. 

Trong phương trình ion rút gọn, người ta loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

II. Bài tập luyện tập axit, bazo, muối và phản ứng trao đổi ion

* Bài 1 trang 22 SGK Hóa 11: Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4.

* Lời giải:

– Ta có các phương trình điện li sau:

• K2S → 2K+ + S2-

• Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

 HPO42- ⇆ H+ + PO43-

• NaH2PO4 → Na+ + H2PO4

 H2PO4 ⇆ H+ + HPO42-

• HPO42- ⇆ H+ + PO43-

• Pb(OH)2 ⇆ Pb2+ + 2OH

Hoặc H2PbO2 ⇆ 2H+ + PbO22-

• HBrO ⇆ H+ + BrO

• HF ⇆ H+ + F

• HClO4 ⇆ H+ + ClO4

* Bài 2 trang 22 SGK Hóa 11: Một dung dịch có [H+] = 0,010M. Tính [OH] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ trong dung dịch này?

* Lời giải:

– Bài ra, ta có: [H+] = 0,010M = 10-2M

Mà ta có: [H+].[OH] = 1,0.10-14 

⇒ [OH] = 1,0.10-14/[H+] = 1,0.10-14/(1,0.10-2) = 1,0.10-12M

⇒ pH = -log [H+] = -log(1,0.10-2) = 2

Vậy dung dịch này là axit vì có pH < 7. Cho quỳ tím vào dung dịch này quỳ sẽ chuyển màu đỏ.

* Bài 3 trang 22 SGK Hóa 11: Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của H+ và OH trong dung dịch? Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này?

* Lời giải:

– Bài ra, ta có: pH = 9,0

Vì  pH = -log [H+] ⇒ log [H+] = -pH = -9,0 ⇒ [H+] = 10-9

Mà [H+].[OH] = 1,0.10-14 

⇒ [OH]  = 1,0.10-14/[H+] = 1,0.10-14/10-9 = 10-5

Vi pH = 9,0 > 7,0 nên dung dịch có môi trường kiềm, do đó khi cho phenolphtalein vào dung dịch này sẽ thấy phenolphtalein chuyển thành màu hồng (khi pH ≥ 8,3 phenolphtalein đổi màu).

* Bài 4 trang 22 SGK Hóa 11: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau:

a) Na2CO3 + Ca(NO3)2

b) FeSO4 + NaOH (loãng)

c) NaHCO3 + HCl

d) NaHCO3+ NaOH

e) K2CO3 + NaCl

g) Pb(OH)2(r) + HNO3

h) Pb(OH)2(r) + NaOH

i) CuSO4 + Na2S

* Lời giải:

• Cách chuyển phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn:

– Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. 

– Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, ta thu được phương trình ion rút gọn.

a) Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3

– PT ion thu gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3

b( FeSO4 + 2NaOH (loãng) → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

– PT ion thu gọn:Fe2+ + 2OH → Fe(OH)2

c) NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

– PT ion thu gọn: H+ + HCO3 → H2O + CO2

d) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

 HCO3 + OH → CO32- + H2O

e) K2CO3 + NaCl Không có phản ứng

g) Pb(OH)2 (r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

 Pb(OH)2 (r) + 2H+ →  Pb2+ + 2H2O

h) Pb(OH)2 (r) + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

 Pb(OH)2 (r) + 2OH → PbO22- + 2H2O

i) CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

 Cu2+ + S2- → CuS↓

* Bài 5 trang 23 SGK Hóa 11: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi:

A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.

C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

* Lời giải:

– Chọn đáp án: C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. (do có chất kết tủa, bay hơi hoặc điện li yếu nên nồng độ ion giảm).

* Bài 6 trang 23 SGK Hóa 11: Kết tủa CdS được tạo thành bằng dung dịch các cặp chất nào dưới đây:

A. CdCl2 + NaOH

B. Cd(NO3)2 + H2S

C. Cd(NO3)2 + HCl

D. CdCl2 + Na2SO4

* Lời giải:

– Chọn đáp án: B. Cd(NO3)2 + H2S

Ta có: Cd(NO3)2 + H2S → CdS↓ + 2HNO3


* Bài 6 trang 23 SGK Hóa 11: Viết phương trình hoá học (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng chất kết tủa sau:Cr(OH)3 ; Al(OH)3; Ni(OH)2

* Lời giải:

– Ta có các PTHH:

• CrCl3 + 3NaOH(đủ) → Cr(OH)3↓ + 3 NaCl

Cr3+ + 3OH → Cr(OH)3

• AlCl3 + 3NaOH (đủ) Al(OH)3↓ + 3 NaCl

Al3+ + 3OH → Al(OH)3

Hoặc AlCl3 + 3NH3 (dư) + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 (dư) + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

• Ni(NO3)2 + 2NaOH → Ni(OH)2↓ + 2NaNO3

Ni2+ + 2OH → Ni(OH)2

Hy vọng với bài viết luyện tập về Axit, Bazơ, Muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li ở trên giúp các em củng cố chắc khối kiến thức này. THPT Ngô Thì Nhậmchúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần bình luận nhé.

¤ Các bài viết cùng chương 1:

» Bài 1: Sự Điện Li

» Bài 2: Axit, Bazơ Và Muối

» Bài 3: Sự Điện Li Của Nước – pH Và Chất Chỉ Thị Axit – Bazơ

» Bài 4: Phản Ứng Trao Đổi Ion Trong Dung Dịch Các Chất Điện Li

» Bài 6: Bài Thực Hành 1: Tính Axit-Bazơ. Phản Ứng Trao Đổi Ion Trong Dung Dịch Các Chất Điện Li

¤ Có thể bạn muốn xem:

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button