Giáo dục

Bài luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Cảnh ngày xuân chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liên với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du

Bạn đang xem: Bài luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong thơ cổ Trung Quốc và thơ Nguyễn Du:

Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát:

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vùi bông hoa

Trong văn học trung đại, các tác giả thường sử dụng những điển tích điển cố hoặc hình ảnh ước lệ tương trưng để miêu tả thiên nhiên. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du không chỉ là sự mô phỏng, đó còn là sáng tạo nghệ thuật

  • Câu thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
  • Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.

Trả lời ngắn gọn

Phân tích, so sánh hai câu thơ tả cảnh mùa xuân của thơ cổ Trung Quốc và thơ Nguyễn Du:

Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. – Thơ cổ Trung Quốc chú ý đốn hương vị cỏ (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí. Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đến cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.

Tham khảo một số cách trình bày khác

1. Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau:

  • Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh – cỏ non xanh tận chân trời).
  • Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.

– Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.

  • Ở câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.
  • Câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” của Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ “điểm” lên trước cụm danh từ “một vài bông hoa”.

2. So sánh thơ cổ Trung Quốc và thơ Nguyễn Du qua hai câu thơ cả cảnh mùa xuân

– Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

  • Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)
  • Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

– Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

  • Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên
  • Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”

—————

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài luyện tập trang 87 SGK ngữ văn 9 tập 1 được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cảnh ngày xuân tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 87 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thuật ngữ

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button