Giáo dục

Bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Chị em Thúy Kiều chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da“, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da“, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Chỉ với hai câu thơ đã đủ để thấy được số phận của hai người đã được định sẵn:

Cũng như khi miêu tả Thuý Vân, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều còn gợi ra những dự cảm về số phận, chỉ khác là những nét riêng về tài sắc của Kiều lại gợi ra cái nghiệt ngã, éo le của số phận (theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của tư tưởng trung đại). Cho nên, nói: Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”,

Cách trình bày 2

Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng. Vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp hiền lành. Chính vì vậy mà mây thua,, tuyết nhường. Mà khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn. Mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông. Trái lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho nghiêng nước, nghiêng thành. Như thế là đã gây tai hoạ cho người ta. Không những thế, vẻ đẹp đó lại còn làm cho hoa ghen, liễu hờn. Khi hoa, liễu, những cỏ cây vô tri, vô giác còn hờn, còn ghen thì con người sẽ gây khó dễ cho nàng là lẽ tất nhiên. Đời nàng sẽ khó bề yên ổn, bình lặng.

Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thúy Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn Thúy Kiều thì thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Nàng không những phải bán mình, phải vào lầu xanh, phải làm đầy tớ, rồi lại bị hầu rượu Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan. Đến mức nàng phải tự tử ở sông Tiền Đường, về sau, tuy được sum họp với Kim Trọng, nhưng tình vợ chồng cũng chỉ là tình bạn bầy mà thôi.

Cách trình bày 3

Qua hai câu thơ miêu tả sắc đẹp của hai chị em đã đủ để nhận thấy số phận của hai người đã được định sẵn:

– Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ “nhường” “thua” trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.

– Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ ông miêu tả “sắc sảo mặn mà”, với sắc đẹp đó hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”, vẻ đẹp của nàng còn hơn cả thiên nhiên tạo vật. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh.

Ghi nhớ
Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

—————

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chị em Thúy Kiều trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button