Giáo dục

Bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác.

Bạn đang xem: Bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 146 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

Những kỉ niệm hiện lên thật rõ nét: những kỉ niệm chứa chan tình yêu thương của bà. Làm sao có thể quên được? Bên “bếp lửa” bà đã dạy bảo, chăm sóc… Bà và bếp lửa đã tác động đến sự trưởng thành về thể chất cũng như tâm hồn nhà thơ.

Qua bài thơ, ta cảm nhận người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin về tương lai, lòng lạc quan, nghị lực và sức mạnh kiên trì vượt qua gian lao để lớn mạnh chiến thắng nghịch cảnh và trưởng thành.

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Chính tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng kì diệu đã nhen nhóm trong lòng Bằng Việt niềm tin yêu đối với cuộc sống con người trên quê hương, đất nước.

Ta cảm nhận được ở đây tấm lòng biết ơn sâu nặng, nhớ nhung da diết, tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà yêu dấu! Đọc lại bài thơ một lần nữa, chúng ta cảm thấy lòng trào dâng cảm xúc, một tình cảm cao đẹp đối với gia đình quê hương, đất nước.

Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức để tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình của cuộc đời mình. Ở đây qua hồi tưởng và suy nghĩ của người cháu giờ đã trưởng thành, tình cảm của người cháu là cả một tình yêu thương, trân trọng và biết ơn người bà. Đó cũng biết chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương gắn bó với gia đình, quê hương khởi đầu tình người, bài thơ đã khơi dậy trong ta tình yêu đất nước.

Trả lời ngắn gọn

Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn người cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, quê hương, đất nước.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Tình cảm bà cháu trong bài cảm thiêng liêng, cảm động:

– Người bà dành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc cho người cháu

– Tuổi thơ của cháu gắn liền với bếp lửa và đặc biệt được bà nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ

– Càng lớn, cháu càng thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của bà

Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, đất nước

Hoặc 

Tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không gian thời gian để vẫn tồn tại, nhen nhóm trong trái tim người cháu. Tình cảm bà cháu còn được gắn liền với tình cảm của những người dân lao động với nhau, tình cảm của những người ở địa phương hướng đến tiền tuyến.

—————

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 146 SGK ngữ văn 9 tập 1 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Bếp lửa trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 5 trang 146 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button