Giáo dục

Bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Không vất vả, cực nhọc

– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.

– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Hòa hợp với thiên nhiên

Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

Gợi ý trả lời bài 5 trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh sự vất vả để tận hưởng sự nhàn rỗi, cũng không phải là thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là thái độ không đua chen trong vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao, nhàn là về với ruộng vườn để hòa hợp với thiên nhiên, vui thú cùng cây cỏ. Nhàn là làm một lão nông “Một mai, một cuốc, một cần câu” và “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, nuôi dưỡng tinh thần trong sự khoáng đạt của tự nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Nên hiểu, dẫu ẩn cư ở ruộng vườn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Một người bộc trực, thẳng tính, vì lo lắng cho xã tắc đã từng dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần không thể nào trở thành một người vô ưu trước những tình cảnh của dân của nước được. Đặt trong hoàn cảnh chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng, những giá trị đạo đức đang có biểu hiện suy vi, người hiền không có đất dụng thi quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một quan niệm sống tích cực.

Cách trình bày 2

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: không màng phú quý. Ông xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Đó là lối sống không vướng bận, không bon chen.

=> Quan niệm sống tích cực vì trong hoàn cảnh rối ren, nhiều bon chen, phụ bạc tác giả muốn giữ gìn nhân cách, sự thanh thản, tĩnh tại cho mình.

Cách trình bày 3

– Quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội.

– Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên; nhàn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Bản chất chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến “say” nhưng là để tỉnh: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

=> Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân” (tốt cho riêng mình).

Cách trình bày 4

Quan niệm sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” nhưng để “tỉnh” nhận ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng ( ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần)

→ Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân”.

Cách trình bày 5

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao ,hòa hợp với tự nhiên.

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy h thì đấy là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm , sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Tham khảo thêm

: Cảm nhận bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 5 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button