Giáo dục

Bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 5: Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp đọc đáo của hình ảnh nghệ thuật này (có thể so sánh với những hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu).

Bạn đang xem: Bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 4 trang 84 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Chiếc cầu – dải yếm là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cầu nối tình cảm giữa con người với con người.

– Đây là một hình ảnh độc đáo, mang nét đặc trưng văn hóa dân gian nhân dân ta xưa, chiếc yếm như là tín vật tình yêu, là biểu hiện cho tình yêu nồng đượm của tuổi trẻ. Trong câu ca dao này, nó được chuyển hóa thành “cầu dải yếm”, một hình ảnh vô cùng mới mẻ và ý nghĩa.

Cách trình bày 2

– Mô-tip là gì? Là khuôn, dạng, kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những tổ hợp, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian.

– “Chiếc cầu” có ý nghĩa tượng trưng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người. “Chiếc cầu – dải yếm” là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các trang nam nữ thanh niên.

– Xưa nay, ước mong được ở gần nhau là ước mơ chính đáng của các đôi lứa yêu nhau. Ca dao đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Cô gái ước mong “sông rộng một gang” để “bắc cầu dải yếm” cho chàng sang chơi. Hình ảnh chiếc cầu giải yếm mãnh liệt và cũng là một ý tưởng táo bạo của cô gái.

– Những câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu:

   Ước gì sông rộng một gang

Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Cách trình bày 3

Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ

+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:

   Ước gì sông rộng một gang

Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Cách trình bày 4

Uớc mong của đôi lứa được ở gần nhau là ước mơ chính đáng. Ca dao đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Cô gái ước mong “sông rộng một gang” để “bắc cầu dải yếm” cho chàng sang chơi.

Chiếc cầu – dải yếm đích thực là cái cầu tình yêu trong ca dao. Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình trong sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến thời xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt nhưng đằm thắm, đầy nữ tính bởi nó là cái dải yếm, cái vật cụ thể mềm mại luôn luôn quấn quýt bên thân hình người con gái: nó chính là người con gái!. Dải yếm nhỏ và mềm làm sao bắc thành cầu được, nhưng chính tình yêu của người con gái đã khiến nó trở nên bền vững để có thể bắc thành cái cầu tình cho “chàng sang chơi”.

Trong nhiều câu ca dao, đôi lứa cũng thể hiện mong muốn gắn bó một cách tế nhị, sâu sắc như thế.  Đó là những cây cầu tình yêu độc đáo và đẹp nhất, và chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian thì mới sáng tạo ra được một cái cầu như thế.

Cách nhau có một con đầm

Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.

Cành trầm lá dọc lá ngang 

Đố người bèn ấy bước sang cành trầm.

Gần đây mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 4 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button