Giáo dục

Bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 104 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?

Bạn đang xem: Bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Một thời đại trong thi ca tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Các nhà thơ bấy giờ giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:

– Gửi bi kịch ấy vào trong tiếng Việt

– Dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần

– Giọng điệu thiết tha, hi vọng thoát khỏi bi kịch của thu sĩ lãng mạn

Cách trả lời 2

– Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách

+ Gửi tình yêu vào tiếng Việt

+ Tìm vào dĩ vãng, vin vào những thứ bất diệt

– Đó là cách mà những con người ấy thể hiện tình yêu nước một cách thầm kín trước một thời đại xã hội rối ren, hiện thực thì tăm tối, phũ phàng, vùi dập cuộc sống và khát vọng của con người.

Cách trả lời 3

– Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông.

– Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Vì họ nghĩ: “Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua” và vì họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải “tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”.

– Giọng điệu thiết tha, hi vọng thoát khỏi bi kịch của thu sĩ lãng mạn.

Cách trả lời 4

Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Vì họ nghĩ: “Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua” và vì họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải “tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”.

Bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


Trả lời câu hỏi bài 4 trang 104 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button