Giáo dục

Bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 60 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ra-ma buộc tội chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Trong lời đáp của mính, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém?

– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác (“cái thân thiếp đây”) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây”) ?

Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn hỏa và những lời cấu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta?

Trả lời bài 3 trang 60 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Xi–ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được.

+ Nàng là con của thần Đất Mẹ.

+ Từ biệt cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng.

+ Cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương.

– Xi–ta phân biệt điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:

+ Nàng bị bắt cóc và ngất đi là những điều ngoài ý chí của nàng.

+ Trái tim, tình yêu của nàng chủ động thuộc về Ra – ma.

– Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Thần lửa A – nhi là vị thần linh thiêng tối quan trọng trong đời sống của người Ân Độ.

+ Trong hôn lễ cô dâu chú rể thường lượn vòng quanh ngọn lửa bảy lần và đọc bảy lời thề thủy chung.

+ Lời cầu khấn của Xi–ta chứng tỏ nàng tin tưởng vào sự che chở của thần Lửa.

Cách trình bày 2

Sự khác biệt giữa tư cách đức hạnh của Xi-ta với những loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

– Tùy thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác trong kiểm soát của nàng

+ Điều nằm trong tầm kiểm soát của Xi-ta: để thần lửa chứng minh cho tấm lòng thủy chung, sự dũng cảm, và tấm lòng trinh bạch của nàng.

+ Phụ thuộc vào kẻ khác: cái thân thiếp đây

– Vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiện sinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ

+ Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tin tưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng

+ Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tín ngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên

Cách trình bày 3

Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng.

Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế. Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.

Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Nàng cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình và bước vào lửa, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng. Qua đó khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

Cách trình bày 4

– Trong lời đáp của mình, Xi-ta đi từ sự đau đớn, mất tự chủ đến sự bình tĩnh, lấy lại được vị thế của mình (“Lấy tà áo lau nước mắt… nức nở, nàng nói), những lời nói của nàng dụ dàng màn đầy sức mạnh, thấu tình đạt lí:

+ Xi-ta khẳng định tư cách, phẩm hạnh của mình, đưa ra những lời trách khi Ra-ma không suy xét chính chắn mà so sánh nàng ngang hàng với hạng phụ nữ tầm thường: có thể những người phụ nữ kia sẽ thay lòng đổi dạ khi ở trong hoàn cảnh của nàng, nhưng nàng thì không. Xét cho cùng, một người phụ nữ đã từ bỏ cung điện sa hoa để theo chồng vào rừng chịu khổ, người con gái được sinh ra bởi Đất Mẹ không thể bị đánh đồng với hạng phụ nữ tầm thường kia được.

+ Xi-ta phân biệt giữa sự phụ thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Việc nàng bị bắt cóc và bị quỷ Ra-va-na động chạm xảy ra khi nàng bị ngất đi, đây là việc ngoài ý muốn của nàng. Còn trái tim cùng tình yêu, những thứ nàng chủ động vẫn luôn dành trọn cho Ra-ma. Nàng nhắc lại việc Ha-nu-man ngỏ ý muốn cõng nàng đến gặp chồng nhưng nàng từ chối như một minh chứng khẳng định thêm cho sự trong sạch của mình.

– A-nhi – thần Lửa là một vị thần rất quan trọng trong văn hóa của người Ấn Độ. Thần Lửa có mặt ở khắp mọi nơi nên có thể biết được mọi hành động tốt, xấu của con người đã làm. Nghi lễ thử lửa cũng vì thế mà được tin rằng có thể kiểm chứng đức hạnh của người phụ nữ. Việc Xi-ta chọn cách tự thiêu mình và lời cầu khấn của ngàng trước khi bước vào giàn lửa là một phép thử để chứng minh tiết hạnh của bản thân, hành động này vừa hào hùng vừa bi thương. Xi-ta đã nhờ đến thần Lửa để chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng đối với người chồng trước mặt tất cả mọi người, đem lại một cái kết đẹp hơn cho câu truyện.

Cách trình bày 5

Khi bị đẩy vào bước đường cùng, Xi-ta mặc dù vô cùng đau đớn nhưng nàng vẫn bình tĩnh đưa ra những lời thanh minh thấu tình, đạt lí.

– Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và chỉ với việc nàng có thể từ bỏ cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng mà chia sẻ bao gian nan thử thách cũng đủ để chứng minh cho phẩm hạnh của nàng rồi.

– Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Nàng bị bắt cóc và việc quỷ vương Ra-va-na động đến người nàng khi nàng đang bị ngất đi là những điều nằm ngoài lí trí của nàng. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương. Lí do mà Xi-ta đưa ra quả thật là vô cùng sắc sảo, đặc biệt khi những sự việc ấy lại được chứng kiến bởi Ha-nu-man.

– Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Hành động và lời cầu khấn của Xi-ta hướng tới đáng A-nhi cho thấy để chứng minh cho đức hạnh và phẩm tiết thủy chung, Xi-ta sẵn sàng bước qua cả mạng sống của chính mình.

Tham khảo: Phân tích nhân vật nàng Xi-ta trong Ra-ma buộc tội

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 60 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button