Giáo dục

Bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Lặng lẽ SaPa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ.

Bạn đang xem: Bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Tuy không dùng cách kể của ngôi thứ nhất nhưng tác giả đã mượn cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ để nói về nghệ thuật và về con người, cảm xúc trước người thanh niên ở một mình trong trạm khí tượng.

Trước sự xuất hiện của một đối tượng nghệ thuật (mà ông đang tìm trong chuyến đi thực tế cuối cùng trước khi nghỉ hưu) đã làm nhà hoạ sĩ bối rối: chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác… nhưng làm thế nào đạt được chính tấm lòng của nhà học sĩ giữa bức tranh đó và làm thế nào người xem hiểu được anh ta, mà không hiểu như một ngôi sao xa?

Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ. Người con trai đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ…

Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về người thanh niên và những điều khác như sự bất lực của nghệ thuật trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời (…), như quan niệm về cái đất Sa Pa.

Các nhân vật khác

– Nhân vật cô kĩ sư: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những hình ảnh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.

– Nhân vật bác lái xe: Qua lời kể của nhân vật này, ông hoạ sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên – nhân vật chính của truyện mà theo lời của bác lái xe là “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm lạnh lẽo, chỉ có cây cỏ và mây mù.

Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩ.

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để lên bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước. Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng.

Trả lời ngắn gọn

Nhân vật ông họa sĩ :

– Người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế : Nhận ra Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu, vô cùng tinh tế.

– Say mê nghề : Xông xáo đi thực tế để tìm cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.

– Có trực giác nhạy bén : Tình cờ gặp anh thanh niên đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy. Thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên.

Tham khảo cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 189 SGK

Ông họa sĩ là nhân vật phụ của tác phẩm nhưng có ý nghĩa đặc biệt, nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm.

  • Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật
  • Là người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế: (căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ).
  • Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên
  • Là người có trực giác nhạy bén: Tình cờ gặp anh thanh niên, ngay lập tức người họa sĩ bắt tay vào sáng tác “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”.

Hoặc

Nhân vật người họa sĩ

– Vừa là nhân vật trong truyện với là điểm nhìn trần thuật của tác giả để thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả với anh thanh niên

– Là người luôn đi tìm đối tượng nghệ thuật ông đã xúc động, bối rối khi bắt gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại đôi nét tinh thần về anh thanh niên

– Anh thanh niên đã khơi gợi cho người họa sĩ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống, về những khó khăn nhọc nhằn của người nghệ sĩ.

– Sapa không lặng lẽ bởi có biết bao nhiêu con người đang âm thầm say mê làm việc cống hiến cho đất nước.

————

THPT Ngô Thì Nhậm vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 189 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Lặng lẽ SaPa trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ SaPa

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button