Giáo dục

Bài 3 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 160 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.

Đề bàiCó người cho rằng có thể rút gọn bài thơ thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu“. Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm“. Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời bài 3 trang 160 SGK văn 10 tập 1

Đối với câu hỏi này, các em hoàn toàn có thể chọn theo ý kiến mà mình cảm thấy phù hợp và ưng ý nhất kèm theo những lí giải bằng cách cảm nhận của riêng mình. Dưới đây là một số cách trình bày:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Nếu chọn ý kiến “Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ sầu đậu xuống, kết đọng trong tâm”, em có thể giải thích như sau:

– Chữ “sầu” đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người.

– Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui.

– Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu.

– Chữ “sầu” trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.

Tham khảo: Bàn luận bài thơ Lầu Hoàng Hạc dưới góc nhìn liên văn bản

Cách trả lời 2

Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả  và vương vấn muôn nơi.

Cách trả lời 3

Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

+ Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

+ Nó là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người

+ Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn

+ Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ xuất hiện chữ sầu

+ Chữ sầu trong câu thơ cuối không quá bất ngờ, điều đó là sự lắng đọng lại cảm xúc.

Xem thêm

Bài 1 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí…

Bài 2 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 160 SGK ngữ văn 10 tập 1 được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Lầu Hoàng Hạc tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 160 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lầu Hoàng Hạc ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button