Giáo dục

Bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 104 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Vì sao tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó “lại” “đáng thương” và… “tội nghiệp”?

Bạn đang xem: Bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Một thời đại trong thi ca tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Tác giả nói “cái tôi” vừa đáng thương và tội nghiệp bởi vì:

– Vì “cái tôi” đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.

– Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình “cái tôi” cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.

– Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.

Cách trả lời 2

“Cái tôi” đem đến cho tâm hồn thi sĩ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát nhưng không thoát được. Đó là những thi nhân đang sống trong cuộc đời tù túng, mong mỏi của thân phận mất nước

– Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn

– Thoát lên trên- đồng tiền đã khép

– Phiêu lưu trong trường tình, tình yêu không bền

– Điên cuồng – Điên cuồng rồi tỉnh

– Đắm say- Say đắm vẫn bơ vơ

Cách trả lời 3

Tác giả đã lí giải “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó” đến với thi đàn một cách bất ngờ, “Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!”. Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:

a) “Cái tôi” bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Cống Trứ. “Cái tôi” ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta”. “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”.

b) Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên: “Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàrig vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điểu cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ”.

Bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 104 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button