Giáo dục

Bài 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Tấm Cám chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 2 trang 72 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Tấm hóa thân bốn lần theo thứ tự: con chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → quả thị. Tấm sau mỗi lần hóa thân đều trở nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

– Quá trình biến hóa của Tấm thể hiện khao khát của nhân dân về công lý, về lẽ phải trong cuộc sống: người tốt, người lương thiện sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.

– Quá trình biến hóa này còn thể hiện quan niệm tâm linh của nhân dân ta về kiếp sau của con người.

Cách trình bày 2

– Tấm trải qua 4 lần hóa thân: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh => cây xoan đào => khung cửi => quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật.

– Bốn hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của Tấm trong sáng, bình dị đó cũng là sự chuyển biến trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

=>Quá trình biến hóa của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, của cái thiện và của công lí.

Cách trình bày 3

Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)

– Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

– Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.

– Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc.

Cách trình bày 4

– Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh: Tấm bị giết hoá thành chim vàng anh, vàng anh bị giết mọc lên cây xoan đào. Xoan đào bị chặt làm thành khung cửi. Khung cửi bị đốt mọc lên cây thị. Từ quả thị Tấm chui ra làm chuyện bất ngờ, trở lại làm người gặp lại nhà vua. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

– Những vật hoá thân cũng đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hắn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện, ở phần đầu của Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần khóc, ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt vối cái ác giành lại hạnh phúc.

– Mặt khác những vật hoá thân này có thể bị ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật. Song đó chỉ là mượn cái vẻ bề ngoài của thuyết luân hồi để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. Bởi theo thuyết luân hồi đạo Phật kiếp này chịu đau khổ vì tội lỗi tự kiếp trước, sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đòi này. Đây là thể hiện lòng yêu đòi và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.

Cách trình bày 5

Tấm sau khi chết đã lần lượt hóa thân thành: chim vàng anh ==> cây xoan đào  ==> khung cửi  ==> quả thị ==> Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa).

Tấm sau những lần hóa thân thành đồ vật, cây cối, loài vật thì cuối cùng Tấm đã hóa kiếp lại trở thành một cô gái xinh đẹp.Tác giả dân gian đã cho Tấm hóa kiếp 4 lần cách diều ấy nói lên quan niệm của người xưa khi chết đi không phải là hết là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.Ngoài ra còn minh chứng được rằng sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy hoại được nó. Những người lương thiện luôn được hưởng may mắn và hạnh phúc. Cuối cùng Tấm đã được sống hạnh phúc, đúng như mong muốn của người xưa luôn luôn muốn một kết thúc có hậu, không để bất công cho những con người lương thiện.

Trong sự hóa thân của Tấm ta thấy có sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả của đạo Phật. Vì Tấm là người tốt nên được tái sinh thành người và được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, mang tính thực tiễn hơn. Tấm đã tìm được hạnh phúc nay trong cuộc đời này chứ không phải ở một thế giới nào khác.

Tham khảo: Phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 72 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tấm Cám trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 2 trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tấm Cám

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button