Giáo dục

Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.

Đề bài: Tìm hiểu đoạn mở đầu (Từ Từng nghe… đến… chứng cớ còn ghi

):

a) Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2

b) Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

c) Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc?

(Lưu ý cách dùng từ, sử dụng nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ thực tiễn,…)

Trả lời bài 2 trang 22 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

a) Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính được nêu ra, đó là:

– Tư tưởng nhân nghĩa.

– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b) Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

– Tác giả không chỉ đưa ra chân lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

– Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng.

c) Cách viết để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc:

– Dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định: vốn có, từ lâu, đã chia, cũng khác.

– Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều)

– Nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiết,…)

Cách trả lời 2:

a) Những chân lí được khẳng định làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ bài cáo : Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt.

b) Đoạn mở đầu như lời tuyên ngôn độc lập vì tác giả đưa ra luận đề chính nghĩa với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước như một chân lí hiển nhiên.

c) Cách viết của tác giả : từ ngữ có tính hiển nhiên, xác thực, câu văn biền ngẫu, đối xứng (các triều đại), đưa tra 5 nhân tố quan trọng và thực tiễn.

Cách trả lời 3:

a) Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa:

– Tư tưởng nhân nghĩa

– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b) Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc:

– Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

– Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt.

c) Khẳng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:

– Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

– Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

– Nêu dẫn chứng thực tiễn (Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

– Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn.

Tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Trên đây là một số cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 22 SGK ngữ văn 10 tập 2 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu bài và soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button