Giáo dục

Bài 2 trang 203 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Chiếc lược ngà)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 203 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ngắn gọn nhất giúp các em luyện tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).

Bạn đang xem: Bài 2 trang 203 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Chiếc lược ngà)

Trả lời bài 1 trang 203 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Gợi ý

– Xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất; người kể chuyện là bé Thu (xưng “tôi”)

– Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và người cha (ông Sáu)

– Chú ý thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với ngôi kể thứ nhất với người kể chuyện là bé Thu (thay tâm trạng của nhân vật bác Ba bằng diễn biến tâm trạng, suy nghĩ của bé Thu)

Cách trình bày 1

Tối qua nghe lời bà giảng giải tôi đã hiểu ra tất cả mọi chuyện. Thì ra người tôi vẫn ruồng bỏ mấy ngày nay chính là ba tôi. Chỉ tại chiến tranh mà tôi đã cứng đầu không nhận ra ba. Sáng cuối cùng ba tôi còn ở nhà, tôi theo ngoại về, lòng đầy day dứt, ân hận. Nhà tôi sáng hôm ấy rất đông họ hàng nội ngoại. Ba tôi bận bịu tiếp khách, tôi đứng nép vào góc nhà, tựa cửa và nhìn mọi người đang vây quanh ba tôi. Tôi muốn chạy lại phía ba, gọi ba nhưng chỉ có thể đứng trân trân ở đấy. Đến lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ba tôi đưa mắt nhìn tôi đứng trong góc nhà. Ba nói khe khẽ “Thôi! Ba đi nghe con!”. Tôi như vỡ òa, nỗi nhớ ba không thể kìm nén được nữa, thét lên “Ba…a…a…ba!”. Tôi ôm cổ ba, vừa khóc vừa nói không muốn cho ba đi. Hai ba con ôm hôn nhau, tôi hôn cả vết thẹo dài bên má ba tôi. Ba tôi một tay ôm tôi, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên tóc tôi và bảo “Ba đi rồi ba về với con”. Tôi vẫn không thể chấp nhận được sự thật rằng mình phải xa ba ngay lúc này, lỗi của tôi đã phung phí thời gian ở cạnh ba những ngày vừa rồi. Nhưng biết ba phải đi kháng chiến, chẳng đành nhưng tôi với ba cũng phải chia tay nhau. Trước khi ba đi, tôi mếu máo bảo ông: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba” rồi từ từ tuột xuống khỏi tay ba. Đó là lần cuối cùng tôi còn được gặp ba mình.

Cách trình bày 2

Cha tôi xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi tôi lên tám tuổi, cha mới có dịp về thăm nhà, thăm tôi. Tôi không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho tôi thấy không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Tôi đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc tôi nhận ra cha, thì cũng là lúc cha phải ra đi. Tại khu căn cứ, cha tôi dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng tôi. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho tôi.

Cách trình bày 3

Tôi còn nhớ như in, những ngày đầu khi ba về, nhìn vết thẹo dài trên má của ba, tôi vừa sợ, vừa không tin đó là ba. Những ngày ba ở nhà, tôi bướng bỉnh không nhận ba. Cho tới khi được bà ngoại giải thích, lúc tôi nhận ra ba cũng là lúc ba phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay ba, tôi sợ ba đi mất, tôi hét lên “ba ở nhà với con” trong tiếng nức nở, rồi tôi quắp hai chân chặt lấy người ba, tôi hôn ba cùng khắp, rồi còn đòi ba hứa tặng tôi cây lược ngà.

—————

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 203 SGK ngữ văn 9 tập 1 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 2 trang 203 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button