Giáo dục

Bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 193 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bài

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tuỳ bút.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Người lái đò sông Đà lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 193 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Cảm nghĩ đoạn văn mà mình yêu thích, có thể chọn đoạn văn miêu tả về vẻ đẹp trữ tình của sống Đà: Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…”

– Nguyễn tuân đã tạo nên một bức tranh sông Đà nên thơ, nên họa trong những câu văn giàu nhạc điệu kết hợp các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa..

→ Sông Đà có thể sánh ngang với công trình tuyệt mĩ của tạo hóa.

– Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân đa sắc màu, có hồn, có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Sông Đà thơ mộng đến độ tuyệt mĩ, tuyệt vời.

Cách trả lời 2

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra mà đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. 

– Nội dung

+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.

+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.

– Nghệ thuật: Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.

+ Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.

Cách trả lời 3

Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình… mỗi độ thu về

Mở bài: giới thiệu khái quát tác phẩm, tác giả

Nêu được vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà thể hiện trong đoạn văn trên

Thân bài: Hình ảnh sông Đà trữ tình

+ Mày sắc độc đáo, hình sáng mềm mại, hiện lên trong sự diễm lệ của núi rừng Tây Bắc

+ Sông Đà được so sánh gợi cảm, ấn tượng

– Cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân

+ Chất nghệ sĩ, rung cảm trước cái đẹp đầy màu sắc, nhìn bằng con mắt của người họa sĩ

+ Cái tôi tài hoa, nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ

+ Đó là cái tôi uyên bác, tài hoa

Kết bài: Tác giả với sự tài hoa, giàu thẩm mĩ đã tìm ra được sự.

Cách trả lời 4

Đoạn văn tôi thích:

[…] Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ […]

Đoạn văn phân tích và cảm nhận:

Từ trên cao nhìn xuống sông Đà như một sinh thể xuất hiện trong bức tranh gấm vóc của non sông “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ánh tóc trữ tình, dầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân”. Sông Đà qua đoạn chợ Bờ đã không còn những thác đá, những hút nước, những trùng vây thạch trận mà là một con sông Đà trữ tình, mềm mại như dáng hình của người thiếu nữ. Với ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, sông Đà được ví như một áng tóc lại được đặt trong một câu văn rất giàu chất thơ khiến cho ta liên tưởng tới dáng hình của người con gái trẻ trung, duyên dáng với sức sống rạo rực, xuân thì trong mây trời, sương khói của Tây Bắc – một hình ảnh tinh tứ, quyến rũ như dáng chảy trôi mềm mại của con sông. Nhìn ngắm dòng sông Đà ở nhiều thời điểm, thời gian, không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông để rồi ông nhận ra dòng nước biến đổi theo mùa giống như người thiếu nữ thay áo. Đó là “mùa xuân nước sông Đà xanh màu xanh ngọc Bích chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô”. Đó là sắc trong trẻo, tươi sáng, lấp lánh đáng quý của Đà giang và dường như ngay trong cách miêu tả về đặc sắc của màu nước ấy còn mang cá tính của cả một con sông, một sinh thể. Mùa thu nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Đó là một so sánh đầy lí thú. Sông Đà trong thời tiết mùa thu lại được hình dung như tâm trạng của con người bất mãn, bực bội; màu sắc lại được ví như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa. Ấn tượng đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một dòng sông màu mỡ, màu đỏ của phù sa phì nhiêu, là sự giàu có của sức sống mà con sông đang trở nặng để vun đắp cho hai bờ, cho quê hương, cho đất nước này. Tác giả cũng khẳng định chưa bao giờ sông Đà có màu đen như thực dân Pháp đã đưa vào bản đồ của mình để thể hiện tình yêu say đắm với con sông xứ sở và cả sự tôn vinh quê hương, đất nước.

Tham khảo:

  • Phân tích một đoạn văn trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
  • Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 193 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Người lái đò sông Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngữ văn 12.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button