Giáo dục

Bài 2 luyện tập trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.

Đề bài: Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài “Phú sông Bạch Đằng”

với bài thơ “ Sông Bạch Đằng ” của Nguyễn Sưởng (bản dịch).

Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,

Bạn đang xem: Bài 2 luyện tập trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.

Sự nghiệp Trùng Hưng ai để biết,

Nửa do sông núi, nửa do người.

Trả lời bài 2 luyện tập trang 7 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với “Sông Bạch Đằng)

– Giống nhau:

+ Ca ngợi chiến thắng trên con sông huyền thoại Bạch Đằng thời Trùng Hưng

+ Cùng ngợi ca thiên nhiên, con người làm nên chiến thắng

+ Thơ viết bằng chữ Hán

– Khác nhau:

+ Thể loại: bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể Đường luật, còn “Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể.

Cách trả lời 2:

– Lời ca của khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng: ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “cốt mình đức cao”.

– So sánh:

+ Giống nhau: Cả hai bài đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công của dân tộc trong công cuộc chống xâm lược và đều khẳng định vị trí, vai trò quyết định của con người.

+ Khác nhau: mức độ vai trò của con người

  • Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”
  • Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.

Cách trả lời 3:

Lời “khách” ca kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng:

Anh minh hai vị thánh quân

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Bài thơ Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang) của Nguyễn Sưởng:

Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.

Sự nghiệp trùng hưng ai dễ biết,

Nửa do sông núi, nửa do người.

Cả hai bài thơ đều cùng đề tài “Bạch Đằng giang” – dòng sông lịch sử anh hùng, cùng gợi lên trong lòng người đọc cảm hứng hào hùng về những chiến công hiển hách của người xưa trên dòng sông này, nhưng đặc biệt hơn là cả hai bài thơ đều khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của con người.

Tham khảo thêm: Phân tích bài Bạch đằng giang phú

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button