Giáo dục

Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học ( Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân ). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

1. Đoạn trích “Chị em Truyện Kiều”:

– Những yếu tố tả người

+/ Tả vẻ đẹp chung của 2 chị em:

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

+/ Tả Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

+/ Tả Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

+/ Yếu tố cả cảnh: Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che)

– Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy là: Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: “trăng, hoa,mây, tuyết, ngọc” là thủ pháp nghệ thuật ước lệ khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ như mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Thúy Kiều thì có đôi mắt lóng lánh như “thu thủy” (nước mùa thu), “xuân Sơn” (núi mùa xuân), hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

2. Những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

– Mùa xuân có chân dung xa rộng, có chim én bay, hoa lệ nở và cỏ xanh trải rộng tận chân trời. Màu cỏ tràn ra trong một không gian rộng lớn. Một vài bông hoa lê nở trắng điểm xuyết trên cái nền xanh vô tận ấy, tạo nên một sự tương phản điểm tô thêm cho bức tranh xuân đặc sắc:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

– Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy: Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả. Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, … gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít.

Tham khảo: Phân tích nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều

Trả lời ngắn gọn

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh: Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

– Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

  • Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…
  • Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về.

=> Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều.

———–

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button