Giáo dục

Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 92 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao hài hước chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười từ trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?

Bạn đang xem: Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 1 trang 92 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh. Như trên đã phân tích, cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đối đáp nam nữ trong dân ca)

Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn, sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.

Cách trình bày 2

Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh.

– Cô gái không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo.

– Cô gái tỏ ra vui vẻ, thích thú.

– Cô gái vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời.

=> Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu và đáng trân trọng vì họ vô tư, hồn nhiên, lạc quan ngay trong cảnh nghèo.

Cách trình bày 3

– Thách cưới là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật. Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” có thể gợi cho em một nụ cười cảm thương, vừa hài hước vừa chua chát buồn thương cho sự nghèo khó của gia đình cô gái, nhưng cũng rất trân trọng vì sự thông minh, hóm hỉnh trong cách nói hài hước của cô.

– Tiếng cười tự trào của người lao động rất đáng yêu và đáng trân trọng, bởi nó thể hiện sự lạc quan, đồng thời biểu hiện sự thông minh, sắc xảo, hóm hỉnh của những tiếng cười.

– Tiếng cười cũng bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động. Đằng sau tiếng cười ấy là phê phán thách cưới nặng nề của người xưa.

Cách trình bày 4

Qua lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1 ta thấy được sự ý nhị, bằng lòng với tình yêu mà mình đã chọn:

Chàng dẫn thế em lấy làm sang

Cách trả lời của cô gái thật khéo léo, thông minh, không làm cho người mình yêu phải mất mặt. Yêu nhau chắc hẳn cô cũng đã rõ gia cảnh nhà chàng. Sự đồng tình ủng hộ với lời đùa vui của chàng trai khiến ta cảm thấy niềm vui ở cô gái. Dù chàng nghèo em vẫn một lòng một dạ yêu thương.

Sau đó cô gái đã đưa ra lời thách cưới:

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.

Vật thách cưới ấy thật giản dị và gần gũi với người dân lao động nghèo. Hôn nhân với mỗi người con gái là việc hệ trọng, cô gái có quyền đòi hỏi nhà trai những lễ vật cao sang. Nhưng ở đây, tình yêu thương đã lớn hơn tất cả, họ đến với nhau vì tình cảm chân thành, không coi trọng cuộc sống vật chất. Câu ca dao trên cũng gần với ý thơ trong câu:

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Qua lời khách cưới của cô gái, ta càng cảm thấy yêu thêm tâm hồn lạc quan, vui tươi, yêu đời của những người dân lao động. Dù cuộc sống có nghèo khó, thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm luôn chan chứa nghĩa tình. Tiếng cười trong bài ca dao là tiếng cười nhẹ nhàng, cảm thông của người dân lao động dành cho đôi lứa yêu nhau

Tham khảo thêm: Phân tích những bài ca dao hài hước

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 92 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao hài hước

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button