Giáo dục

Bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Văn bản (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thàng gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.

(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)

a) Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn (Chú ý tới ý khái quát nêu ở câu 1).

b) Phân tích sự phát triển chủ đề trong đoạn văn (Từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ).

c) Đặt nhan đề cho đoạn văn.

Trả lời bài 1 trang 37 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất với ý khái quát là: giữa cơ thể và môi trư­ờng có ảnh hư­ởng, tác động qua lại với nhau.

b. Câu chủ đề được đặt đầu đoạn văn. Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu triển khai ý của chủ đề bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trư­ờng trong việc duy trì sức sống của cây…

c. Nhan đề cho văn bản là: Cơ thể và môi trư­ờng hoặc Sự ảnh hư­ởng của môi trư­ờng đến cơ thể sống, Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.

Cách trình bày 2

a) Có thể coi đoạn văn như một văn bản nhỏ bởi:

– Nó có một chủ đề thống nhất. Chủ đề ấy tập trung ở câu văn mở đầu: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.”

– Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu khai triển, làm rõ ý của chủ đề. Các câu này đã ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây.

b) Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

– Câu 1: Câu chủ đề

– Câu 2: Câu phát triển ý cho câu 1

– Câu 3: Câu chuyển tiếp, vừa giải thích cho câu 2 và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các câu (4), (5)

– Câu 4: Nêu dẫn chứng 1 (cây đậu Hà Lan và cây mây)

– Câu 5: Nêu dẫn chứng 2 (Cây xương rồng và cây lá bỏng)

c) Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống,…

Cách trình bày 3

a. Tính thống nhất tập trung ở câu văn mở đầu: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.

b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

Các câu này trình bày những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây. Cụ thể: câu thứ 2 giải thích câu 1; câu 3, 4, 5 giải thích và chứng minh câu 2.

c. Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn;

Cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống,…

Cách trình bày 4

a. Đoạn văn gồm 5 câu, có một chủ đề thống nhất, câu chủ đề đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau)

– Môi trường có ảnh hưởng tối mọi đặc tính của cơ thể.

– So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau.

(Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng)

b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

–  Câu 1: Câu chủ đề nêu luận điểm: Giữa cơ thể và môi trường có mối ảnh hưởng qua lại với nhau.

–  Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng.

–  Các câu 4, 5: Chứng minh cho chủ đề thể hiện trong câu 1 (ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể).

c. Đặt nhan đề cho đoạn văn: Cơ thể với môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.

Cách trình bày 5

a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:

+ Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.

+ Các câu văn còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.

b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:

+ Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn

+ Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.

+ Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.

c) Có thể đặt các nhan đề khác cho văn bản như: Cơ thể và môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 37 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Văn bản (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn bản (tiếp theo)

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button