Giáo dục

Bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 120 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái điã cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)

– Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

– Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.

– Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận?

Trả lời bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

* Chủ đề của đoạn văn là phê phán và chỉ ra tác hại của căn bệnh tự kiêu tự đại

* Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

– Thao tác Phân tích:

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

– Thao tác so sánh:

+ “mình hay” đối lập với “nhiều ngươi hay hơn mình

+ “sông to, bể rộng” đối lập với “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” đối lập với “độ lượng của nó hẹp và nhỏ

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn

=> So sánh tương đồng.

Thao tác lập luận chính được sử dụng là so sánh có sự kết hợp với thao tác phân tích.

* Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

=>Trong làm văn nghị luận, chúng ta nên vận dụng hai thao tác lập luận chính là phân tích và so sánh để đạt hiểu quả giao tiếp cao honq. Trung từng văn bản bao giờ cũng có 1 thao tác chủ yếu, các thao tác khác còn lại mang tính chất bổ trợ.

Cách trình bày 2

a,

– Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích

+ Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình

+ Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ)

– Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh

+ Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn

+ Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu

b, Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt

+ Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo

c, Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận

+ Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo

+ Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp

Cách trình bày 3

a. Thao tác lập luận

– Thao lập luận phân tích, đế làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác lìay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình) và “Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào? (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ).

– Thao tác so sánh (Người má tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo.

b. Mục đích, tác dụng

– Giúp người đọc, người nge hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

– Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

c. Kết luận

Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.

Cách trình bày 4

Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào? ở đoạn trích này nổi bật lên là hai thao tác lập luận phân tích và so sánh, hay nói cách khác thì đây là một mẫu mực cho sự kết hợp giữa hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. Thao tác lập luận phân tích được thể hiện ở ở chỗ tác giả chỉ ra rằng chớ tự kiêu tự đại, tự kiêu tự đại là dại khờ. Tự kiêu tự đại chính là sự thoái bộ. Thao tác lập luận so sánh thể hiện ở chỗ tác giả cho rằng ” Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình” rồi “Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa”.

Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp của các thao tác lập luận trong đoạn trích? Việc vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh trong đoạn trích này, giúp cho người đọc có được những hình dung, những hiểu biết về tính tự kiêu tự đại trong mỗi con người. Giúp người đọc nhận ra rằng bản thân sự hiểu biết của con người bao giờ cũng hạn hẹp và có giới hạn nhất định “biển học vô bờ” những kiến thức ta biết đươc chỉ như những hạt cát giữa đại dương.

Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một bài nghị luận? Việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài văn nghị là một điều tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào mà chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất, cần có sự kết hợp để bài văn linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong mỗi bài văn đoạn văn thì thường chỉ có một thao tác chủ đạo còn các thao tác khác chỉ là bổ trợ cho thao tác chủ đạo. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo còn thao tác so sánh chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi.

Bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button