Giáo dục

Bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy nêu đặc trưng của kịch các kiểu loại kịch và yêu cầu về đọc kịch bản của văn học.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

* Đặc trưng của kịch:

– Tái hiện xung đột trong cuộc sống thông qua diến biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại, hành động nhân vật kịch

* Các kiểu loại kịch:

– Xét về mặt nội dung, ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch

– Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch nói, kịch thơ, ca kịch

* Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

– Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích

– Chú ý tới lời thoại của nhân vật (xác định được quan hệ, tính cách nhân vật

– Phân tích hành động kịch (nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện

– Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

Cách trả lời 2

* Tìm hiểu về thể loại kịch:

– Đặc trưng của kịch:

+ Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp.

+ Đối tượng mô tả của kịch là các xung đột đời sống. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bằng nhân vật kịch. Nhân vật kịch được khắc họa bằng lời thoại kịch (có đối thoại, bàng thoại, độc thoại).

– Các ba kiểu loại kịch:

+ Bi kịch: phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với thế lực đen tối, độc ác; sự thảm hại hay cái chết của các nhân vật tốt đẹp dấy lên nỗi thương cảm.

+ Hài kịch: khai thác tình huống khôi hài, đối lập giữa vẻ ngoài và bên trong làm bật lên tiếng cười.

+ Chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hàng ngày, vui buồn lẫn lộn.

– Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

+ Đọc kĩ phần giới thiệu để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

+ Tập trung vào lời thoại để xác định đặc điểm, mối quan hệ của các nhân vật.

+ Phân tích hành động kịch, xác định và phân tích các xung đột chủ yếu và thứ yếu.

Bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button