Giáo dục

Bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 mục I Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận chi tiết nhất.

Đề bài:

Tìm hiểu những đoạn văn sau và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì.

Bạn đang xem: Bài 1 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 1

a) Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu cua Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo… Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi gậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy.

b)

 “Nam nhi bị liễu công danh trái,

      Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ”

Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh, mang khao khát “vinh quy bái tổ”, chức cao vọng trọng” để làm rạng danh tổ tiên, để mở mày mở mặt với thiên hạ… Phạm Ngũ Lão cũng mang theo bên mình món nợ công danh, nhưng qua hai câu thơ của ông có thể thấy cách nhìn, hoài bão và khao khát của ông cao hơn, xa hơn hẳn kẻ tầm thường. Theo ông, người làm trai phải trả món nợ công danh để không hổ thẹn với những người đi trước mình, những người xung quanh mình và quan trọng hơn là không hổ thẹn nới chính bản thân mình.

c) Văn học dân gian ra đời từ thời xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nhắc đến nó, người ta hình dung ngay ra một cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Tiếp nhận văn học dân gian là tiếp nhận tri thức hữu ích từ cuộc sống. Không cần lí lẽ, hình ảnh quá trừu tượng mà chính là kinh nghiệm từ đời sống phong phú sinh động đã khiến văn học dân gian có sức hấp dẫn. Ví như câu tục ngữ: “Cơn đằng đông đùa trông vừa chạy – Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ đã đúc kết được kinh nghiệm từ thực tế: Cơn mưa từ đông kéo tới thì mưa rất nhanh. Trái lại, cơn mưa đằng nam kéo đến thì rất lâu mới có mưa. Câu tục ngữ này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân.

Trả lời bài 1 mục I Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 mục I trang 194 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a. Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý (“Cảnh vật.. vắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm”, “cảnh sắc im ắng”).

b. Không nêu được luân điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn không diễn tả được đúng bản chất, cốt lõi vấn đề.

c. Ở đoạn văn c, giữa luận điểm: “Văn học dân gian ra đời từ phát triển”, với luận cứ tiếp theo: “nhắc đến nó… cuộc sống” rời rạc và không có sự 1 liên kết về nội dung. Vấn đề trình bày nghèo nàn, sơ lược.

Cách trả lời 2

a, Luận điểm trong bài chưa rõ ràng, nội dung bị trùng lặp thiếu sự nhấn mạnh, phát triển ý.

b, Không nêu được luận điểm chính có ý nghĩa khái quát, diễn đạt không mạch lạc, logic, không làm nổi bật được cốt lõi vấn đề.

c, Không có sự thống nhất về chủ đề, cách diễn đạt sơ sài.

Cách trả lời 3

a.  Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo… Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy

=> Luận điểm chưa khái quát chủ đề của cả đoạn văn. Vì câu nào cũng có những từ nghĩa tương đương nhau “vắng vẻ”, “ngưng đọng, im lìm”, “im ắng”. Nội dung ở cả ba câu văn trong đoạn đều trùng lặp, chưa có sự phát triển ý

b.

“Nam nhi vị liễu công danh trái,

     Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.

Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh, mang khao khát “vinh quy bái tổ”, “chức cao vọng trọng” để làm rạng danh tổ tiên, để mở mày mở mặt với thiên hạ… Phạm Ngũ Lão cũng mang theo bên mình món nợ công danh, nhưng qua hai câu thơ của ông có thể cách nhìn, hoài bão và khát khao của ông cao hơn, xa hơn hẳn kẻ tầm thường. Theo ông, người làm trai phải trả món nợ công danh để không hổ thẹn với những người đi trước mình, những người xung quanh mình và quan trọng hơn là không hổ thẹn với chính bản thân mình.

=> Dù là câu mở đầu (đối với đoạn diễn dịch) hay câu kết đoạn (đối với đoạn quy nạp) đều chưa nêu được chủ đề, nội dung chính mà đoạn văn đề cập đến

c. Văn học dân gian ra đời từ thời xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nhắc đến nó, người ta hình dung ra một cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Tiếp nhận văn học dân gian là tiếp nhận tri thức hữu ích từ cuộc sống. Không cần lí lẽ, hình ảnh quá trừu tượng mà chính là kinh nghiệm từ đời sống phong phú sinh động đã khiến văn học dân gian có sức hấp dẫn. Ví như câu tục ngữ: “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ đã đúc kết kinh nghiệm từ thực tế: Cơn mưa từ đông kéo tới thì mưa rất nhanh. Trái lại, cơn mưa đằng nam kéo đến thì rất lâu mới có mưa. Câu tục ngữ này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân.

=> Nội dung trong đoạn chưa làm sáng tỏ được chủ đề: văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển từ xa xưa cho tới ngày nay.

***

Bài 1 mục I Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm trang 194 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận nhé.


Trả lời câu hỏi bài 1 mục I Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm trang 194 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button