Tổng hợp

An tử là gì? Phân loại các hình thức an tử

An tử là gì?

Về mặt khái niệm, thuật ngữ “an tử” (trong tiếng Trung) hay “euthanasia” (trong tiếng Anh) hay “euthanasie” (trong tiếng Pháp) được cho là bắt nguồn từ thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp (trong đó: “eu” là “tốt” và “thanatos” là “chết”. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này.

Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa) theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (“a dependent human being”) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó”.

Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó.

An tử là gì?
An tử là gì?

Các yếu tố xác định an tử là gì?

Theo cách hiểu này, có bốn yếu tố để xác định “an tử” đó là:

– Tính chủ ý (chấm dứt cuộc sông);

– Đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa;

– Cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn; và

– Vì lợi ích của người được an tử.

Trong các yếu tố này, “tính chủ ý” được xem là quan trọng nhất mà thiếu nó (một hành động) sẽ không được coi là an tử; lợi ích của người được an tử thường là để chấm dứt những nỗi đau không thể chịu đựng được (mục đích nhân đạo) và để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và người thân.

Quyền an tử là gì?

Đi kèm với an tử là vấn đề “quyền an tử” (hay “quyền được chết” – “right to die”). Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt ra ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, theo đó “quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính thức. Đối với những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem là một quyền thực tế, nghĩa là, nó thể hiện mong muốn của một người muốn được phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp); hoặc cũng có thể nó được các nhà lập pháp và các nhà khoa học “ngầm thừa nhận” là một quyền nhân thân.

Phân loại các hình thức an tử

Về phân loại, có hai tiêu chí chủ yếu được sử dụng để phân biệt (các hình thức) an tử đó là:

Một là, theo tính chất ý chí của người được an tử, gồm có: an tử tự nguyện (“voluntary euthanasia”), an tử không tự nguyện (“non-voluntary euthanasia”), và an tử không chủ ý (“involuntary euthanasia”);

Hai là, theo cách thức thực hiện an tử, gồm có:

+ An tử chủ động (“active euthanasia/euthanasia by action”),

+ An tử thụ động (“passive euthanasia/euthanasia by omission”)

+ Trợ tử (hay trợ giúp tự sát – “assisted suicide”)

Phân loại các hình thức an tử
Phân loại các hình thức an tử

Lịch sử ghi nhận về an tử

Về lịch sử hình thành và phát triển, từ thời cổ đại (thế kỷ V đến thế kỷ I trước Công nguyên), những người La Mã và Hy Lạp đã có xu hướng ủng hộ an tử và không tuân theo “lời thề Hippocrates” một cách trung thành. Các bác sĩ có thể thực hiện việc giết người vì mục đích nhân đạo (“mercy killings”), cả tự nguyện và không chủ ý. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau đó cho đến gần cuối thế kỷ XIX, an tử bị phản đối bởi quan điểm của các tôn giáo lớn (Đạo Thiên chúa, Đạo Do Thái, Đạo Phật) và bị pháp luật của nhiều quốc gia cấm (đặc biệt là các quốc gia theo thông luật). Sang thế kỷ XX, với sự phát triển của ngành y khoa, an tử đã có được những bước tiến lớn. Về mặt pháp lý, năm 1976, California trở thành bang đầu tiên của Mỹ thông qua luật cho phép người bị bệnh nan y quyền quyết định hủy bỏ các điều trị y tế duy trì sự sống khi cái chết được tin rằng sắp xảy ra. Tính đến năm 1977, đã có 8 bang của Mỹ gồm California, Niu Mêhicô, Accansót, Nevada, Idaho, Oregon, Bắc California và Texas đã thông qua các điều luật về quyền an tử.

Bước sang đầu thế kỷ XXI, năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa an tử; tiếp sau đó là Bỉ (năm 2002), Lúcxămbua (năm 2008) và ba bang của Mỹ gồm Oasinhtơn (năm 2008), Montana (năm 2008), Vơmơn (năm 2013). Tháng 3-2014, Bỉ đã hợp pháp hóa an tử đối với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa. Tháng 2-2015, Tòa án Tối cao Canada đã bãi bỏ lệnh cấm tự sát có trợ giúp của bác sĩ. Tháng 4-2015, Tòa án Nam Phi đã cho phép tự sát có trợ giúp đối với những người bị bệnh nan y.

Thực tế nêu trên cho thấy, an tử đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài và là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, nó cũng đang dần được thừa nhận (dù còn hạn chế).

Dưới đây là một số tranh luận chủ yếu được sử dụng để ủng hộ cũng như phản đối an tử:

Những tranh luận ủng hộ an tử cho rằng đây là một cách thức để:

– Giải phóng nỗi đau khổ cùng cực của con người;

– Trợ giúp giải thoát khi chất lượng cuộc sống của con người quá thấp;

– Dành nguồn lực của các quỹ y tế để giúp những người khác;

– Tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

Ngược lại, những tranh luận phản đối an tử cho rằng việc này:

– Làm giảm giá trị cuộc sống của con người;

– Có thể trỏ thành một phương tiện dẫn đến hạn chế chi phí chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh nan y;

– Xung đột với quy tắc chỉ cứu người chứ không tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ và nhân viên y tế;

– Có thể xảy ra hệ quả/xu hướng “trượt dốc” (“slippery slope”) – tức an tử ban đầu chỉ được coi là hợp pháp cho người bị bệnh nan y, sau đó luật được thay đổi cho phép (an tử) cả trong những trường hợp khác, kể cả khi không có sự tự nguyện.

Nhìn chung, mỗi luồng quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý, và cũng như nhiều vấn đề nhân quyền khác, để đạt được sự đồng thuận (tuyệt đối) với vấn đề an tử gần như là điều không thể ở mọi xã hội.

Quyết định cấm hay hợp pháp hóa an tử là một quá trình cần nhiều thời gian và chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ nhận thức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, truyền thốhg văn hóa,… Tuy nhiên, xu hưóng đang diễn ra trên thế giới là an tử ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận hơn.

Vấn đề quyền an tử trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới

Hiện nay, số lượng các quốc gia đã hợp pháp hóa an tử và trợ tử còn rất ít. Tính đến thời điểm (tháng 5-2015), mới chỉ có 4 quốc gia hợp pháp hóa an tử gồm: Hà Lan, Bỉ, Anbani và Lúcxămbua; có 4 quốc gia đã hợp pháp hóa trợ tử gồm: Thụy Sỹ, Đức, Mỹ (ở 4 bang Ồrêgôn, Oasinhtơn, Montana và Vơmơn), và Canada (tỉnh Quêbếch). Dưới đây là một số khái quát về thực tiễn cũng như pháp luật về an tử và trợ tử ở một số quốc gia này.

Quyền an tử trong pháp luật của Hà Lan

Đạo luật (thủ tục xem xét) chấm dứt cuộc sống theo yêu cầu và trợ tử (“Termination of Life on Request and Assisted Suicide” [Review Procedures] Act) có hiệu lực vào ngày 01-4-2002. Đạo luật này hợp pháp hóa an tử và trợ tử trong những trường hợp và hoàn cảnh rất đặc biệt và phải thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) Nỗi đau của bệnh nhân là không thể chịu đựng được và không có triển vọng cải thiện;

(ii) Yêu cầu an tử của bệnh nhân phải tự nguyện (không chịu ảnh hưỏng của người khác, tâm lý bệnh tật hoặc của thuốc) và kiên trì theo thời gian;

(iii) Bệnh nhân phải nhận thức được đầy đủ về tình trạng của mình, triển vọng và các lựa chọn;

(iv) Phải có sự tham vấn với ít nhất một bác sĩ độc lập khác là người mà cần xác nhận các điều kiện nêu trên;

(v) Cái chết phải được thực hiện theo cách phù hợp về mặt y tế bỏi bác sĩ hoặc bệnh nhân và bác sĩ phải có mặt;

(vi) Bệnh nhân ít nhất 12 tuổi (bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi đòi hỏi có sự chấp thuận của cha mẹ).

Về số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan, theo nguồn số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 7 năm, con số đã tăng lên gấp gần 2,5 lần và dự đoán xu hướng sẽ tiếp tục tăng.

Quyền an tử trong pháp luật của Bỉ

Đạo luật về an tử của Bỉ (“The Belgian Act on Euthanasia”) được thông qua vào ngày 28-5-2002 và được sửa đổi bởi Luật ngày 13-02-2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau: bác sĩ thực hiện an tử không phạm tội hình sự khi họ bảo đảm rằng:

(i) Bệnh nhân là một người trưỗng thành có năng lực phấp lý, trẻ vị thành niên sống tự lập (“emancipated minof) có năng lực pháp lý, hoặc trẻ vị thành niên có năng lực về nhận thức và ý thức tại thời điểm đưa ra yêu cầu;

(ii) Yêu cầu là tự nguyện, được xem xét thận trọng và được lặp lại (nhiều lần) và không là kết quả của bất kỳ áp lực bên ngoài nào;

(iii) Bệnh nhân là người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên sống tự lập ỏ trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi, và đau khổ thể xác hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bỗi bệnh tật hoặc tai nạn;

(iv) Trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn.

Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; vởi trẻ vị thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm lý học và thông báo về lý do được tham Vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên sẽ cần sự đồng ý của người đại diện hợp pháp.

Về số lượng các trường hợp an tử đã thực hiện ở Bỉ, theo thống kê sau 10 năm luật có hiệu lực, con số luôn có chiều hướng tăng. Trong 2 năm tiếp theo (2012 và 2013), con số lần lượt là 1.432 và 1.816 trường hợp.

Vấn đề quyền an tử trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
Vấn đề quyền an tử trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới

Quyền an tử trong pháp luật của Mỹ

Ở Mỹ, Chính phủ Liên bang và tất cả 50 bang và Quận Colombia đều nghiêm cấm an tử theo luật về tội giết người nói chung. Chính phủ Liên bang không có luật về trợ tử mà những luật này thường chỉ được sử dụng ở cấp bang. Hiện tại, có 3 bang là Ôrêgôn, Vơmơn và Oasinhtơn thông qua luật hợp pháp hóa trợ tử; 1 bang là Montana hợp pháp hóa trợ tử qua phán quyết của Tòa án Tối cao (của bang). Điểm chung là bệnh nhân phải cư trú trên lãnh thổ của các bang và phải thỏa mãn các điều kiện:

(i) Độ tuổi tối thiểu của bệnh nhân là 18;

(ii) Bệnh nhân có khả năng thực hiện và truyền đạt các quyết định chăm sóc y tế cho mình;

(iii) Thời gian dự kiến cái chết sẽ xảy ra trong 6 tháng hoặc ít hơn;

(iv) Yêu cầu được thực hiện 2 lần bằng miệng (cách nhau ít nhất 15 ngày) và 1 lần bằng văn bản.

Qua các biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ số bệnh nhân thực hiện cái chết/được kê đơn ở Ôrêgôn (trong 17 năm) dao động trong khoảng từ 55 đến 70% và xu hướng thực hiện cái chết là tăng nhẹ. Ở Oasinhtơn, tỷ lệ này là cao hơn (từ 92 đến 99%) và xu hướng tăng cũng rõ hơn.

Quyền an tử trong pháp luật của Thụy Sỹ

Ở Thụy Sy, không có luật về an tử hay trợ tử. Mọi dạng an tử chủ động đều bị cấm, và luật chỉ cho phép trợ tử. Sự cho phép này được suy ra từ Điều 115 Bộ luật hình sự của Thụy Sỹ (có hiệu lực từ năm 1942), trong đó quy định rằng: “Xúi giục và hỗ trợ tự tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử mà sau đó người này thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tủ thì sẽ phải chịu án tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền”. Như vậy, trợ tử chỉ bị coi là tội phạm khi động cơ thực hiện là “ích kỷ” (ví dụ: thu lợi cá nhân).

Về số lượng các trường hợp thực hiện trợ tử ở Thụy Sỹ, số liệu thống kê cho thấy một xu hướng tăng mạnh. Và có một điểm đáng chú ý đó là do luật của Thụy Sỹ về trợ tử là không rõ ràng, do đó, ngày càng có nhiều du khách đến quốc gia này chỉ với mục đích là để kết thúc cuộc sống của mình (tự tử), chiếm từ 25 đến 30% số trường hợp được hỗ trợ tự tử mỗi năm (tính từ năm 2008 đến năm 2012).

Trên đây là một số khái quát về thực tiễn và pháp luật về an tử và trợ tử ở một số quốc gia điển hình mà có số lượng các trường hợp mỗi năm là tương đối lớn. Từ những nội dung đã trình bày cho thấy, một mặt, nó phản ánh nhu cầu hưỏng thụ quyền an tử trên thực tế ngày càng tăng; mặt khác, nó cũng cho thấy những mối lo ngại như những tranh luận phản đối an tử đã đưa ra. Dường như xu hướng “trượt dốc” (“slippery slope”) đang diễn ra khi số lượng các trường hợp an tử và trợ tử tăng rất nhanh (ở Hà Lan, Bỉ và Thụy Sỹ); đồng thời đối tượng được an tử và trợ tử đã dần được mở rộng (ở Thụy Sỹ). Một vấn đề nữa là sự không rõ ràng và chặt chẽ của pháp luật đã dẫn đến những hệ quả không được dự đoán trước. Đây là những thực tiễn có giá trị tham khảo đối với các nhà lập pháp Việt Nam khi xem xét vấn đề quyền an tử.

Những gợi mở với Việt Nam về quyền an tử

Ở Việt Nam, quyền an tử (hay quyền được chết) đã được đề cập từ khoảng 10 năm nay, vì thế không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Năm 2004, trong quá trình dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự năm 1995, Quốc hội đã có một buổi thảo luận vể những ý kiến đề xuất mới trong luật, trong đó có quyền an tử. Năm 2013, trong quá trình dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền an tử cũng được đề cập nhưng được cho là vấn đề mới nên cần được tiếp tục nghiên cứu. Trong quá trình dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005, vấn đề quyền an tử lại được bàn luận sôi nổi từ nhiều góc độ (luật học, y học, văn hóa,…) và từ nhiều phía (bác sĩ, bệnh nhân, luật sư,…), tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về chủ đề này ở Việt Nam vẫn còn ít.

Một câu hỏi đang được đặt ra đó là về khả năng luật hóa quyền an tử ở Việt Nam. Trong lĩnh vực pháp luật nói chung, pháp luật về nhân quyền (ở các quốc gia) nói riêng, việc hợp pháp hóa một quyền thường diễn ra theo con đường là nhận thức của công chúng về quyền dần thay đổi và bắt đầu tác động đến chính quyền để công nhận quyền đó. Theo người viết, hợp pháp hóa quyền an tử cũng như một số quyền mới xuất hiện ở Việt Nam (ví dụ: quyền kết hôn của người đồng giới) cũng sẽ diễn ra theo con đường này. Hiện nay, quyển an tử là một vấn để còn chưa được bàn luận nhiều ở Việt Nam, nhận thức của công chúng về vấn để này chưa phổ biến và đầy đủ; cùng với nhiều yếu tố xã hội khác tác động như truyền thống vãn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ lập pháp,… nên khả năng công nhận quyền an tử khó xảy ra.

Về vấn đề trên, trong nghiên cứu của mình, một tác giả đã nêu ra 5 điều kiện để một quốc gia có thể ban hành luật về an tử đó là: (i) Số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu chữa xin được chết lớn; giới bác sĩ tồn tại nhiều bức xúc về vấn đề này; (ii) Quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh; kỹ thuật lập pháp của quốc gia đó đủ để có thể xây dựng luật ít bị lạm dụng nhất; (iii) Nguời dân quốc gia đó có ý thức tuân thủ pháp luật cao; (iv) Tại thời điểm muốn ban hành luật về an tử không có quá nhiều người của quốc gia đó phản đối (thông qua thăm dò dư luận); (v) Quyền an tử cần được ghi nhận trong các đạo luật gốc với tư cách là quyền nhân thân, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng luật chuyên ngành (luật về an tử).

Đối chiếu với các điều kiện trên, Việt Nam có lẽ chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất về nhu cầu xã hội, tuy nhiên hiện vẫn chưa có những điều tra và số liệu thông kê cụ thể. Các điều kiện còn lại Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Nói cách khác, để luật hóa quyền an tử ỏ Việt Nam, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.

Như vậy, với cách tiếp cận khoa học và thận trọng thì thời điểm hiện nay chưa thực sự phù hợp, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có khả năng hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, xu hướng cho thấy an tử đang ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận hơn, trong khi cũng như ở các nước khác, nhu cầu về an tử ở Việt Nam là có thật. Bởi vậy, có thể trong một vài năm tới, an tử lại tiếp tục được đặt ra như một vấn đề xã hội bức xúc, từ đó dẫn tới việc luật hóa quyền an tử ở Việt Nam. Để chuẩn bị cho bối cảnh ấy, việc cần làm hiện nay là tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề an tử, cả trên phương diện luật học, xã hội học, tâm lý học và đạo đức. Thêm vào đó, cần phổ biến thông tin về vấn đề cho công chúng và nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đã và chuẩn bị hợp pháp hóa an tử.

Những tranh cãi về an tử
Những tranh cãi về an tử

Những tranh cãi về an tử

Quyền được chết vẫn còn là vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi ở nhiều quốc gia. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ tồn tại song song với những luồng phản đối trái chiều về quyết định chủ động lựa chọn cái chết.

Quan điểm ủng hộ an tử

Nhiều người đồng ý quyền được chết vì các lý do như:

• Sự lựa chọn tự do: Quyền được chết cũng nên được xem như các quyền cơ bản khác như quyền được sống, quyền tự do, quyền chính trị pháp lý… Quyền này sẽ được xem như một sự lựa chọn thể hiện quyền tự quyết định cuộc sống của một người.

• Chất lượng cuộc sống: Chỉ có bệnh nhân mới thực sự biết bản thân mình cảm thấy như thế nào. Nỗi đau về thể xác và tinh thần có thể khiến cuộc sống chỉ còn là sự chịu đựng, do đó việc sớm kết thúc sẽ khiến họ đỡ dằn vặt hơn về cả thể xác lẫn tâm lý.

• Điều kiện thực tế: Đối với những người bệnh nan y đã không còn thuốc chữa thì việc duy trì cuộc sống với họ chỉ là vấn đề thời gian. Chi phí điều trị hay sự chăm sóc của người thân cũng chỉ còn mang ý nghĩa duy trì chứ không thể cứu vãn được tình hình.

• Chấm dứt cảm giác dằn vặt: Cảm giác đau đớn không chỉ người bệnh mới cảm nhận mà những người thân của họ cũng phải đi qua những cảm xúc bi lụy, buồn bã. Việc chứng kiến người thân đau đớn cũng sẽ khiến những người xung quanh dằn vặt.

Quan điểm phản đối quyền an tử

Dù cái chết có chủ đích được tạo ra nhằm giảm nhẹ sự chịu đựng cho người bệnh nhưng xung quanh câu chuyện này vẫn còn khá nhiều tranh luận về các mặt pháp lý, y tế và đạo đức.

Tranh cãi về y tế

Nhiều bệnh hiện tại được xem là “vô phương cứu chữa” nhưng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe thì việc điều trị vẫn rất hứa hẹn. Nếu nghĩ mình đã mất hết hy vọng và tìm cách kết thúc sự sống, người bệnh sẽ không còn cơ hội được chữa trị sau này.

Việc thi hành trợ tử hay an tử cũng sẽ khiến bệnh nhân không còn tinh thần chiến đấu chống lại bệnh tật. Khi ấy, nếu cơ hội cứu chữa vẫn còn thì nhiều người lại có ý định buông xuôi, chỉ muốn chấm dứt mọi sự đau đớn bằng một cái chết êm ái.

Tranh cãi về mặt pháp lý

Trong một số trường hợp, quyền được chết lại có thể bị biến tướng trở thành công cụ để ép buộc một người tìm “cái chết tự nguyện” để phục vụ lợi ích riêng. Vì muốn né tránh nghĩa vụ chăm sóc hay để phục vụ mục đích tranh giành tài sản, ai đó có thể dùng vũ lực để uy hiếp người thân ký vào giấy đề nghị an tử hay trợ tử.

Không những thế, nhiều người sẽ sử dụng quyền được chết để trốn tránh những khoản nợ ngân hàng hay lợi dụng những kẽ hở để gian lận quyền lợi bảo hiểm.

Tranh cãi về mặt đạo đức

Ở góc độ của một bác sĩ, đạo đức nghề nghiệp sẽ khiến họ ray rứt khi trợ giúp bệnh nhân tìm đến cái chết, thay vì nhiệm vụ là chữa bệnh cứu người. Nếu trực tiếp tiến hành an tử cho bệnh nhân, nhiều người còn phải gánh chịu những hậu quả tâm lý còn nặng nề hơn.

Mặt khác, việc để quyền được chết phổ biến còn khiến cho suy nghĩ về tự sát trở nên lan rộng hơn. Nhiều người sẽ lựa chọn kết thúc cuộc sống như một cách để giải quyết bế tắc cá nhân mà thiếu đi nghị lực sống.

Các tranh cãi xung quanh việc có nên quy định cái chết nhân đạo diễn ra tại rất nhiều quốc gia. Quyền được chết hiện chỉ được áp dụng hạn chế tại một số quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Luxembourg… Tại Việt Nam, quyền được chết vẫn chưa được thừa nhận do chưa phù hợp với sự phát triển của xã hội và điều kiện cơ sở vật chất của nước ta.

Khao khát được sống luôn là mong muốn mãnh liệt nhất đối với bất kỳ ai. Nhưng khi cảm giác sống dằn vặt, đau đớn nhiều hơn thì một số người sẽ nghĩ đến quyền được chết. Mỗi người đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những ý kiến khác nhau về quyết định liên quan trực tiếp đến mạng sống của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trông đợi vào những “phép màu” mang lại cuộc sống tươi đẹp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong tương lai không xa.

Thay vì nghĩ đến cái chết khi bế tắc, chúng ta có thể tìm đến bạn bè và người thân để tìm động lực sống tiếp. Tình cảm yêu thương sẽ trở thành sức mạnh giúp bạn đi qua giai đoạn khó khăn và tìm được quyết định đúng đắn nhất.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: An tử là gì? Phân loại các hình thức an tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button