Tổng hợp

Ả Trần là ai? Ả Trần trong dân gian là ai?

Ả Trần là ai? Ả Trần trong dân gian là ai?

Sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã tổ chức định công và xét tội các quân sĩ.  Với những kẻ đầu hàng nhà Nguyên từ kháng chiến lần hai, dù bản thân ở với giặc cũng bị kết án vắng mặt. Những người này hoặc xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính.

Tuy nhiên, với trường hợp Trần Ích Tắc, “vì là chỗ thân tình cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy”, sách Đại Việt sử ký ghi lại.

Ả Trần là ai? Ả Trần trong dân gian là ai?
Ả Trần là ai? Ả Trần trong dân gian là ai?

Chuyện về Ả Trần

Trong khi vua tôi nhà Trần đang đồng tâm hiệp lực cùng toàn dân chống quân Nguyên Mông thì một hoàng tử của vua Trần Thái Tông sang tận Trung Quốc làm quan cho Hốt Tất Liệt. Và trong niềm kiêu hãnh về hào khí Đông A thể hiện ở chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Nguyên Mông, vương triều Trần vẫn không quên được mối nhục đến từ một thành viên trong hoàng tộc, con trai của vua Trần Thái Tông. Đó là Trần Ích Tắc, một người cực kỳ thông minh, văn tài bậc nhất, tinh thông lục nghệ, thậm chí cả những nghề chơi vặt vãnh như đánh cờ, đá cầu… cũng đều xuất sắc.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Ích Tắc là con của vua Trần Thái Tông, em của vua Thánh Tông, chú của vua Nhân Tông nhà Trần nước Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Quốc vương.

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15-3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và mất ở Trung Quốc năm 1329, đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi.

Nhà Trần xuất thân từ nơi thôn dã, lập nên cơ đồ nhờ binh nghiệp và tài chính trị nhưng ít học. Đến thế hệ thứ hai sau khi nắm quyền, nhờ việc giáo dục bài bản cho xứng với địa vị hoàng gia, lập tức đã có ngay một loạt nhân vật học vấn uyên bác, sành về văn thơ như Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn… nhưng “nghề chính” của họ vẫn là võ chứ không phải văn. Các vị vương gia thế hệ này hầu hết đều là tướng giỏi hoặc là nhà quân sự xuất sắc, bên cạnh Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn còn có Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư… Nhưng riêng Trần Ích Tắc lại thuần là con người của văn chương, chữ nghĩa.

Cũng theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Chiêu Quốc vương nổi tiếng là người tài hoa, hào hoa phong nhã bậc nhất kinh kỳ, một người sành sỏi và tinh tế trong cả văn chương và các ngón chơi, kết giao với những bậc văn nhân học rộng tài cao nhất thời ấy. Phía bên phải phủ đệ của mình, ông mở học đường để chiêu tập văn sĩ khắp nơi về ăn học miễn phí. Trong số người từng qua lại phủ Chiêu Quốc có cả những người nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.

Ích Tắc lại là người có tham vọng lớn. Tự cho tài nghệ của mình chẳng kém ai, trong lòng ông ngầm bất phục khi hoàng huynh Trần Hoảng được vua cha trao ngôi báu (chính là Trần Thánh Tông). Là phận em nhưng Ích Tắc vẫn nghĩ ngai vàng phải thuộc về mình. Việc ông ta đầu hàng giặc Nguyên sau này vẫn được đánh giá là do hèn nhát nhưng chắc hẳn một phần cũng vì tham vọng. Chiêu Quốc vương tính toán rằng, nhờ thế lực của quân Nguyên, ông sẽ chiếm được ngai vàng. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, thực ra ngay từ trước đó, ông từng gửi thư cho nhà Nguyên qua tay thương nhân phương Bắc xúi giục quân Nguyên vào, ông ta sẽ làm tay trong giúp đỡ.

Khi quân Nguyên sang xâm lược, vua Trần mở hội nghị Bình Than để hỏi ý kiến các vương hầu, trong khi phần lớn tôn thất xin đánh, kể cả cậu thiếu niên “miệng còn hơi sữa” Trần Quốc Toản, thì Ích Tắc cầm đầu một nhóm nhỏ muốn hàng. Năm 1285, cả nước đang gồng lên chống lại 50 vạn quân Mông Nguyên thế mạnh như chẻ tre, nghiền nát bao nhiêu cánh quân Việt và khiến kinh thành Thăng Long thất thủ. Hai vua rời kinh đô, cùng toàn dân chống giặc, dù tình thế nguy nan nhưng tinh thần Sát Thát vẫn dâng ngút trời. Trong khi đó, Trần Ích Tắc mang cả gia quyến, cùng một số người khác trong hoàng tộc, dâng thư hàng giặc. Lập tức, chàng hoàng tử tài hoa của vua Trần trở thành con bài quý trong tay nhà Nguyên.

Cứ theo nội dung của giai thoại trên thì chỉ vì muốn ngồi lên ngai vàng mà Trần Ích Tắc đã tính sai nước cờ rằng, thế nước nguy nan đến thế, quân Nguyên mạnh đến vậy, vó ngựa của chúng đã làm cỏ khắp gầm trời, ngay cả nhà Tống ở “thiên triều” cũng bị chúng nuốt chửng thì sá gì nước Đại Việt nhỏ bé. Hơn nữa, vì mù quáng nên ông ta còn nghĩ rằng Đại Việt chắc chắn sẽ thua trận, khi ấy vua tôi nhà Trần đều thành tù binh cả thì lấy ai trị tội làm phản của ông ta. Và khi đó, ông ta sẽ là người duy nhất có thể ngồi lên ngôi báu. Ông lại càng tin hơn vào điều đó vì khi vừa hàng giặc, ông đã được hoàng đế nhà Nguyên cho làm An Nam quốc vương.

Là một công dân, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc phải luôn được đặt lên hàng đầu, huống hồ Trần Ích Tắc lại là dòng dõi vua chúa nên mọi hành vi của ông ta đều có sức ảnh hưởng đến muôn dân vô cùng lớn. Chính vì thế, khi quân Nguyên Mông thua, vì quá hổ thẹn, Trần Ích Tắc đã không dám trở về quê hương. Phần đời còn lại, ông ta phải sống và chết ở xứ người. Đây quả là vết nhơ khó rửa của một người được coi là “văn võ song toàn”. Và cái tên “Ả Trần” cũng chính là bản “án chung thân” đối với những người chỉ vì lợi ích riêng mà đang tâm bán rẻ Tổ quốc.

Trần Ích Tắc bị miệt thị gọi là Ả Trần
Trần Ích Tắc bị miệt thị gọi là Ả Trần

Tiếng nhục của Chiêu Quốc Vương và chuyện mỉa mai là Ả Trần

Trần Ích Tắc (1254 – 1329) là con của vua Trần Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của vua Trần Nhân Tông, tháng 5 năm 1269 được vua Trần ban tước hiệu là Chiêu Quốc Vương.

Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi lại: “Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v… gồm 20 người, đều được dùng cho đời… Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến 1285, người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua.”

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (ngày 15.3.1285), thế đang mạnh như chẻ tre, khiến kinh thành Thăng Long nhanh chóng bị thất thủ. Hai vua tạm rời kinh đô, cùng toàn dân chống giặc, dù tình thế nguy nan nhưng tinh thần Sát Thát dâng cao ngút trời. Trong khi đó, Ích Tắc hèn nhát đem cả gia đình dâng thư hàng giặc, sang Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên phong làm An Nam Quốc vương để chờ ngày quay về.

Sau khi quân Nguyên Mông bị đánh đại bại, thua ở Đại Việt, Trần Ích Tắc vì hổ thẹn, không về nước nữa mà ở lại, rồi chết ở bên đó. Tuy nhiên, sách “Nguyên sử” của Trung Quốc lại chép khá nhiều thông tin về nhân vật này của nước Việt với nội dung hoàn toàn khác. Theo đó, trong hơn 40 năm sống trên đất khách, Trần Ích Tắc làm quan cho nhà Nguyên. Ông ta ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc),  giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và chết ở Trung Quốc mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. Năm Chí Thuận thứ nhất (1330) nhà Nguyên còn truy tặng tước Trung Ý vương cho Trần Ích Tắc.

Về thân thế của Ích Tắc, có một huyền thoại được chép trong “Đại Việt sử kí toàn thư” như sau: Khi Ích tắc sắp ra đời, Trần Thái Tông mộng thấy một vị thần ba mắt từ trời xuống, nói với nhà vua rằng ông ta bị Thượng đế quở trách bắt xuống trần, vậy xin làm con vua, sau sẽ lại về phương Bắc. Khi Ích Tắc ra đời, vua thấy trên trán con trai mình cái vết lờ mờ giống như con mắt thứ ba. Và mấy chục năm sau khi Trần Ích Tắc theo giặc sang Trung Quốc, người ta mới hiểu cái ý “sau lại về phương Bắc” mà vị thần kia đã nói. Người đời sau cho rằng, câu chuyện trên có lẽ chỉ được đặt ra để “chữa ngượng” phần nào cho hoàng thất mà thôi.

Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần. Việc này cũng được ghi lại trong Đại Việt Sử ký toàn thư: “[1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà”.

Vì thế, những ghi chép sách sử sau này đều gọi Trần Ích Tắc là Ả Trần, có ý chê là hèn nhát và tiếng nhục còn mãi đến muôn thu vì rắp tâm phản dân hại nước, vun vén lợi lộc, quyền lực cho cá nhân mình vậy!

Cuộc đời của Ả Trần vong quốc
Cuộc đời của Ả Trần vong quốc

Cuộc đời của Ả Trần vong quốc

Vị vua đầu tiên của triều Trần (Trần Thái Tông) trong “Đại Việt sử ký toàn thư” (ĐVSKTT) được ghi nhận là bậc “khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập dựng kỷ cương chế độ nhà Trần thực to lớn vậy”. Đa phần những người con của ông cũng đều là những danh nhân hiển hách, như Trần Hoảng (Trần Thánh Tông), Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật…

Ngay cả công chúa An Tư với thân phận “như hạt mưa sa” vì vận nước phải bỏ mình để lấy Thoát Hoan cũng được người đời sau thương cảm và ca tụng… Tuy nhiên, có một người con của Trần Thái Tông đã bị muôn đời tẩy chay và khinh khi dù rất tài hoa và thông minh. Đó là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc.

Đứa con đến tự giấc mơ

Tương truyền, trước khi Trần Ích Tắc ra đời, vua cha Trần Thái Tông đã nằm mộng thấy thần nhân ba mắt từ trên trời xuống, nói:

– Thần bị Thượng đế quở trách, xin thác sinh làm con vua, sau lại trở về phương Bắc.

Trần Ích Tắc sinh năm 1254, tức là sau khi Thuận Thiên hoàng hậu mất (tháng 6/1248). Trong số các con của Trần Thái Tông hình như chỉ có Chiêu đạo vương Trần Quang Xường là anh em cùng mẹ với Trần Ích Tắc. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật sinh sau Trần Ích Tắc một năm nhưng hai người không phải là anh em cùng mẹ với nhau, hay ít nhất là cũng không thấy ghi trong chính sử về việc hai người là anh em cùng cha cùng mẹ…

Cũng theo lời kể dân gian, vua Trần Thái Tông khi nhìn Trần Ích Tắc mới sinh ra giữa trán có vết lờ mờ như hình con mắt, vóc dáng  lại hao hao giống người trong mộng nên cũng lấy làm lạ. Tuy nhiên, có lẽ ông lúc còn sống cũng không hiểu hết ý của lời tâu trong mộng về việc  “sau lại trở về phương Bắc…”.

Những người con khác của Trần Thái Tông cũng thường được gắn với những giai thoại mang màu sắc huyền bí tương tự như trong trường hợp với Trần Ích Tắc. Thí dụ như việc sinh ra Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật năm 1255 cũng đã được ghi lại trong ĐVSKTT như sau:

“Đạo sĩ cung Thái Thanh tên là Thuận cầu tự cho vua. Đọc sớ xong, đạo sĩ tâu vua: “Thượng đế đã y lời sơ tấu, sắp sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh, ở trần thế bốn kỷ”. Thế rồi hậu cung có mang. Sau quả nhiên sinh con trai, hai cánh tay có chữ: “Chiêu Văn đồng tử”, nét chữ rất rõ… Lớn lên nét chữ mới mất đi…”.

Cũng phải nói rằng, ở thời điểm năm 1254, Trần Thái Tông là ông vua rất tin vào các điềm được báo trong mộng. ĐVSKTT đã chép lại chuyện ông tìm ra người làm hành khiển (giúp vua cai quản việc nước, quyền như tể tướng) cũng qua một giấc mộng trong năm 1254:

“Trước đó, vua nằm mơ đi chơi, thấy thần nhân chỉ cho một người, bảo: Người này có thể làm  hành khiển… Tỉnh dậy, không biết đấy là người nào. Một hôm tan buổi chầu, vua ngự giá ra ngoài thành, thấy người con trai theo học ở cửa nam thành, hình dáng giống hệt người trong mộng. Vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối chẳng khác gì những lời trong mộng. Vua muốn trao cho chức hành khiển nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban cho tên Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức hành khiển”…

Có tài nhưng thiếu tầm

Tháng 5/1267, khi Trần Ích Tắc đã ở tuổi 13, thì được anh trai, lúc này đã lên ngôi vua (Trần Thánh Tông) phong cho làm Chiêu Quốc vương. Là một ông vua trọng chữ, Trần Thánh Tông rất muốn tôn vinh những người hay chữ như hoàng đệ Trần Ích Tắc. Ông cũng là người bắt đầu đưa các nho sĩ văn học vào các chức vụ quan trọng có thực quyền trong triều đình.

Dưới trướng một ông vua như thế, Trần Ích Tắc đã được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để rèn giũa tài năng trên “mặt trận tinh thần”. Chính vì thế khi mới 15 tuổi, Trần Ích Tắc được ghi nhận là “thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật…”. Phủ đệ của Chiêu Quốc vương được người đương thời đánh giá là nơi hào hoa phong nhã bậc nhất kinh thành, dù không hẳn đã là  rộng nhất…

Sách sử ghi lại rằng, Trần Ích Tắc  “thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời.  Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, v.v… không nghề gì không tinh thạo; từng mở học đường bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài…”.

Trong số những học trò từng thụ giáo ở phủ Chiêu Quốc vương có lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ siêu phàm. Có tư liệu nói rằng, ngay cả Trương Hán Siêu, tác giả của Bạch Đằng Giang phú lừng danh, cũng từng theo học ở trường đào tạo nhân tài cho triều đình mà Trần Ích Tắc là người được giao trách nhiệm phụ trách.

Và ông đã là môn sinh giỏi nhất, đến mức đã có lúc Trần Ích Tắc giao cho Trương Hán Siêu thay mình dạy dỗ các bạn học trong trường. Khi còn ở gần Trần Ích Tắc, Trương Hán Siêu đã không quá say mê đạo Phật vì ông thấy rằng, Trần Ích Tắc sùng đạo Phật đến như thế nhưng tư duy không hẳn lúc nào cũng sáng suốt. Mãi sau này, trưởng thành rồi, Trương Hán Siêu mới tìm thấy trong đạo Phật những ý niệm thích hợp nhất với mình.

Tuy nhiên, cũng ngay từ thời hoa niên, những tật xấu có lẽ là thiên bẩm cũng bắt đầu bộc lộ ở Chiêu Quốc vương: đó là thói kiêu căng và ham muốn giành cho mình quyền lực tuyệt đối, tranh đoạt ngôi trưởng đích.

Trong thâm tâm, Trần Ích Tắc không mấy phục người anh cùng cha khác mẹ đang làm vua vì ông ta cho rằng, chính ông ta mới là tài năng xuất chúng trong số những người con của Trần Thái Tông. Cộng thêm vào đó là những đam mê mọi sự phù hoa cám dỗ, dễ khiến lòng nam nhi trở nên hèn yếu.  Chính những ham muốn đen tối đó về sau đã đẩy Trần Ích Tắc vào con đường phản quốc.

Tiếng nhục và chuyện mỉa mai là “Ả Trần“
Tiếng nhục và chuyện mỉa mai là “Ả Trần“

Dã tâm không thỏa

Cuối năm 1284, quân Nguyên Mông tràn vào xâm lược nước ta lần thứ hai. Khi đó, vua Trần Nhân Tông đã ở ngôi được 6 năm (ông được vua cha Trần Thánh Tông nhường ngôi cuối năm 1278; từ đó, Trần Thánh Tông ngồi ở ghế Thượng hoàng).

Thế giặc như chẻ tre, kinh thành Thăng Long thất thủ, quan quân ta vỡ chạy…  Vô số chiến binh của ta bị giặc bắt, và chém chết vì chúng thấy trên tay của các anh hùng này ai cũng khắc dòng chữ “Sát Thát” đầy phấn khích. Tới đầu năm 1285, tình hình càng thêm nguy ngập. Công chúa An Tư cũng buộc phải ra đi làm vợ tướng giặc Thoát Hoan để giúp “thư giãn nạn nước” như chữ của ĐVSKTT đã dùng.

Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng trong một trận giao tranh quyết sống mái đã bị giặc bắt và dụ hàng nhưng ông khảng khái tuyên bố: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!”. Và ông đã bị giặc giết. Nhà sử học Trần Trọng Kim sau này đã viết những dòng đầy cảm khái về giai đoạn lịch sử đó:

“Bấy giờ quân Nguyên thế to lắm đóng khắp các nơi, từ vùng Bắc Ninh, Thăng Long, Thiên Trường, chỗ nào cũng có quân đóng. Ở vùng Nghệ An lại có Toa Đô, Đường Ngột Ngải, Ô Mã Nhi đánh ra. Nhân Tông kinh hãi, Thượng hoàng đêm ngày lo sợ. Nhà nước ngất ngưởng nguy như trứng chồng…”.

Chính ở thời điểm cực kỳ khó khăn đó, những dũng tướng như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sáng ngời phẩm hạnh vĩ nhân, lại dùng cách nói của nhà sử học Trần Trọng Kim, “phụng xa giá đi,  trèo non vượt bể, trải gió dầm mưa, thế lực tuy cùng nhưng vẫn bền vững một lòng, tìm kế đánh giặc, lo liệu việc nước, không rối sợ lúc nào…”.

Tuy nhiên, cũng có một số tôn thất nhà Trần, bình thường được thu hưởng vô số lộc vua, nhưng do tâm địa hèn kém đã  đánh mất hào khí Đông A và phản bội lại triều đình. Trong số này có Trần Ích Tắc. Ngày 15/3/1285, ông ta đã mang gia quyến theo ra hàng giặc Nguyên với hy vọng sẽ được kẻ thù phương Bắc phong lên làm vua xứ An Nam.

Thế nhưng, hào khí Đông A rốt cuộc cũng đã bùng lên đốt cháy thành tro tham vọng xâm lăng của quân Nguyên. Tới giữa năm 1285,  50 vạn quân Nguyên Mông đã bị đuổi ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Trần Ích Tắc đã buộc phải theo chân quan thầy Thoát Hoan tháo chạy tới Yên Kinh.

Cay cú vì thất bại ê chề, nhà Nguyên lại dấy binh một lần nữa xuống phương nam. Tháng 3/1286, quân Nguyên lấy cớ đưa Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương đã chia đường vào cướp nước ta. Và thêm một lần, chúng bị thất bại nặng nề. Trần Ích Tắc lại phải bỏ của chạy lấy người theo gót tàn quân Nguyên về đất Bắc…

Tới tháng 3/1288,  sau mấy năm ròng “xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã” (thơ Trần Nhân Tông), nhà vua và Thượng hoàng đã hồi kinh sư.

Tháng 4/1289, Trần Nhân Tông định công dẹp giặc Nguyên và ban thưởng cho những anh hùng. Và tháng 5, nhà vua đã ban bố các hình phạt đối với những kẻ hàng giặc, “tùy tội nặng nhẹ mà xét xử” (ĐVSKTT). Vì Trần Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục nên nhà vua “không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy” (ĐVSTTT)…

Chạy tháo thân theo đoàn quân thất trận về nơi đất khách quê người, Trần Ích Tắc vẫn còn là một con bài dự trữ của nhà Nguyên, vốn vẫn rất cay cú vì những thất bại to lớn trên chiến trường Đại Việt. Chính vì thế nên cuối năm 1293, khi chuẩn bị cho một cuộc xâm lược mới xuống phía nam, giặc Nguyên đã định kéo cả Trần Ích Tắc đi theo. Tuy nhiên, do Nguyên Thành Tổ Hốt Tất Liệt  chết vào tháng 2/1294 nên cuộc xâm lăng Đại Việt đã bị bãi bỏ.

Trần Ích Tắc đã phải sống những tháng ngày tha hương dằng dặc ở  đất Ngạc Châu (nay là tỉnh Hồ Bắc), dù cũng được nhà Nguyên cho làm chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu, rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư. Ông ta chết tháng 4/1329.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Phan Bội Châu trong Thiên vấn phú đã đặt ra câu hỏi:

“Một nhà Trần, ông cháu cha con, hùn sức lùa beo cọp trăm bầy, há để giống nào lai, sao cắc cớ sinh thằng Trần Ích Tắc ?”

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button