Giáo dục

30/4, 1/5 là ngày gì? 30/4 – 1/5 năm nay được nghỉ bao nhiêu ngày?

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu 30/4, 1/5 là ngày gì, có ý nghĩa như thế nào, mọi người được nghỉ bao nhiêu ngày trong dịp lễ 30/4, 1/5,…

Hằng năm cứ tới dịp 30/4 và 1/5 là người lao động, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên trong cả nước lại được nghỉ làm, nghỉ học. Vậy 30/4, 1/5 là ngày gì? Ngày 30 tháng 4 mùng 1 tháng 5 có ý nghĩa gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của THPT Ngô Thì Nhậm để có được câu trả lời nhé.

30/4, 1/5 là ngày gì?

30/4 là ngày gì?

Ngày 30 tháng 4 chính là Ngày Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước. Đây chính là một trong những ngày lễ trọng đại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhằm tưởng nhớ tới chiến thắng lịch sử của dân tộc vào mùa xuân năm 1975.

Vào ngày 30/4/1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành quyền kiểm soát Sài Gòn, chiến tranh Việt Nam kết thúc với việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Hiện nay, ngày 30 tháng 4 hằng năm là một ngày quốc lễ, tất cả người lao động đều được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ lễ này. Theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5, người lao động sẽ được nghỉ việc và hưởng nguyên lương.

1/5 là ngày gì?

Ngày 1 tháng 5 hằng năm chính là ngày Quốc tế Lao động. Đây là dịp kỷ niệm và là ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế cũng như của người lao động, là một trong những ngày lễ lớn của tháng 5.

30/4, 1/5 năm 2022 được nghỉ bao nhiêu ngày?

Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của Người lao động

Dịp nghỉ lễ 30/4/2022 và ngày Quốc tế Lao động 1/5/2022 sẽ trùng ngày Thứ 7 và Chủ nhật

  • Nếu người lao động đi làm từ thứ 2 đến thứ 6 thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào Thứ 2 (ngày 2/5/2022) và Thứ 3 (ngày 3/5/2022), tức có 4 ngày nghỉ liên tục từ ngày 30/4/2022 đến 3/5/2022.
  • Nếu người lao động làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, người lao động được nghỉ 03 ngày liên tục từ ngày 30/4/2022 đến hết ngày 02/5/2022.

Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 cho học sinh

Tương tự như lịch nghỉ lễ của người lao động, học sinh cũng sẽ được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như sau:

  • Học sinh và sinh viên nghỉ thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần: Nghỉ lễ từ 30/4 đến hết ngày 3/5/2022.
  • Học sinh, sinh viên các trường chỉ được nghỉ cố định Chủ Nhật hàng tuần: Nghỉ lễ từ ngày 30/4/2022 đến hết ngày 2/5/2022.

Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 các ngân hàng

Hiện tại các ngân hàng như Vietcombank, Sacombank, Đông Á,…dự kiến nghỉ  30/4 – 1/5 theo lịch Nhà nước, tức được nghỉ 4 ngày từ 30/4 đến hết ngày 3/5.

Vậy nên bạn có thể đến ngân hàng giao dịch bình thường vào ngày 4/5/2022.

Ý nghĩa ngày lễ 30/4 và 1/5

Ý nghĩa của ngày 30/4

30/4 là ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (ngày 30/4/1975). 1/5 là ngày quốc tế lao động (ngày 1/5 hàng năm). Đây là 2 ngày nghỉ lễ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành.

Ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính thức kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Hàng năm vào ngày này, người dân sẽ có dịp nhìn lại một hình ảnh hào hùng rất quen thuộc, đó là hình ảnh chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.

Đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó để ghi nhớ công ơn to lớn của vị cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh, Sài Gòn bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, chứng minh cho sức mạnh đoàn kết, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của ông cha ta.

Đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh của biết bao đồng bào dân tộc đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do và phát triển như ngày nay.

Không chỉ giải cứu đất nước khỏi ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, mà chiến thắng này còn cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên các quốc gia khác.

Ý nghĩa của ngày 1/5

Ngày 1/5 là ngày lễ quốc tế của tầng lớp nhân dân lao động, bắt nguồn từ những cuộc xung đột giữa chủ và công nhân trong thời kỳ lớn mạnh của các quốc gia tư bản chủ nghĩa (vào nửa cuối thế kỉ 19). Lúc bấy giờ, sản xuất công nghiệp tại các nước này tăng mạnh, kéo theo đó là sự bóc lột nặng nề lên công nhân lao động.

Để bảo vệ quyền lợi của mình và yêu cầu quyền làm việc tối đa 8 giờ/ngày, vào ngày 1/5/1886 phần lớn công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công. Hoạt động này đã liên tiếp bị đàn áp nặng nề bằng các hình thức như đuổi việc, tấn công vũ lực,…và gây nên sự kiện thảm sát Haymarket tại Chicago, Mỹ. Nhưng sau cùng, công cuộc đấu tranh của họ đã thành công và những yêu cầu của họ cũng được chấp thuận.

Sau này, ngày 1/5 chính thức được Quốc tế Cộng sản II lấy làm ngày kỷ niệm, biểu dương lực lượng và cuộc đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Ngoài ra, tại Việt Nam ngày 1/5 còn là ngày kỷ niệm phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, đánh dấu sự giành lại độc lập – tự do – dân chủ, cũng như những quyền lợi về kinh tế – xã hội.

Ngày 1/5 là ngày biểu dương những công lao đấu tranh quyết liệt của lực lượng lao động cho nền hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Lao động 1/5 còn mang ý nghĩa tạo động lực cho công nhân, nông dân cả nước, biểu dương tinh thần đoàn kết cách mạng với công dân quốc tế.

Trên đây là thông tin về ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế lao động mùng 1 tháng 5. Bạn hãy lưu lại số ngày nghỉ của dịp lễ này trong năm nay và lên kế hoạch nghỉ lễ ngay nhé.

Qua bài viết ở trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã giúp các em học sinh hiểu rõ hơn 30/4, 1/5 là ngày gì; được nghỉ bao nhiêu ngày trong dịp lễ 30/4, 1/5; ý nghĩa của ngày 30/4 – 1/5,… Các em học sinh có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu kiến thức hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button