Lớp 12

3 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Những đứa con trong gia đình

Tìm hiểu và phân tích 3 chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi.

Tiếng hò chú Năm; Cuốn sổ giai đình của chú Năm và Cảnh khiêng ban thờ má là 3 chi tiết nghệ thuật trong Những đứa con trong gia đình đặc sắc nhất.

Hãy cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu và phân tích về 3 chi tiết này…

Tham khảo tài liệu hướng dẫn soạn bài những đứa con trong gia đình.

Nội dung bài viết

1. Tiếng hò chú Năm

– Tiếng hò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Qua tiếng hò ấy, chú Năm gửi gắm tâm sự của một con người yêu nước, căm thù giặc… Nó là lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước với thế hệ sau: phải tiếp nối truyền thống cha anh, là nỗi lòng thiết tha của bậc cha chú truyền sức mạnh cho con cháu ngày ra trận (chú ý các từ: hiệu lệnh, lời thề…).

– Về nghệ thuật, chi tiết tiếng hò cho thấy khả năng khám phá tâm lí của Nguyễn Thi. Những cảm xúc tâm lí khó nắm bắt, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn người chú (đã lớn tuổi, là người giàu tình cảm nhưng ít và khó bộc lộ tình cảm trực tiếp) đã được bộc lộ qua tiếng hò. Hình tượng nhân vật hiện lên nhờ thể cũng tự nhiên, sinh động hơn, tính cách nhân vật cũng được khám phá dưới nhiều góc độ: vừa anh hùng, vừa chân chất, mộc mạc…

– Tiếng hò tạo màu sắc Nam Bộ cho tác phẩm: Ai đó đã nói thức ăn tinh thần chính của người Nam Bộ buổi đầu tiên là tiếng hò câu hát. Âm thanh tiếng hò vang lên giữa không gian sông nước, vườn cây trái mênh mông… rất giàu sức gợi về một không gian văn hóa đặc trưng Nam Bộ.

2. Cuốn sổ gia đình của chú Năm

Chú Năm viết chữ không đẹp vì mới thoát nạn mù chữ. Nhưng với cuốn sổ gia đình, chú không ghi qua loa mà rất cụ thể: “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, bà nội bị lính Tổng phòng bắt, vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt,…Cuốn sổ gia đình ấy đã ghi dấu lại truyền thống yêu nước của gia đình qua các thế hệ.

Nó là niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của một gia đình Nam Bộ. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là bản án ghi lại rành rành tội ác của kẻ thù. Để những thế hệ đi sau mỗi khi đọc lại vẫn còn cảm nhận được máu và nước mắt đang nóng hổi trên từng trang giấy mà khắc sâu lòng căm thù và quyết tâm trả thù.

Xem thêm một số bài văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm truyện Những đứa con trong gia đình

3. Cảnh khiêng ban thờ má

Chỉ trong gần nửa trang giấy nhưng đoạn văn trên đã gây xúc động sâu sắc cho người đọc. Xúc động bởi đoạn văn đã chạm tới một miền tâm tưởng thuộc thế giới tâm linh của người Việt. Trong đời sống tinh thần, người Việt tin rằng có một thế giới khác, thế giới mà con người sẽ trú ngụ sau khi rời khỏi chốn dương gian. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng người đã chết chỉ thác về thể xác còn linh hồn thì vẫn tinh anh. Linh hồn vẫn có thể đi về giữa hai thế giới ấy. Từ đó người Việt lập ra bàn thờ để cùng người đã khuất. Bàn thờ trở thành nơi gặp gỡ của Vong linh người đã khuất với những người thân trong gia đình.

Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc trong nhà riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thở má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Mà đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thở mà đem gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây. Hai chị em dường như đang nói cùng màu “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến, Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoáng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa mà đi và nay hai chị em đang bước qua. Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy!

Tham khảo thêm các bài phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình hay tại THPT Ngô Thì Nhậm

( ST: Fb Phạm Minh Nhật )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button